Các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục kỷ luật tích cực ở các trường trung học phổ thông vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Trang 66 - 70)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỶ LUẬT TÍCH CỰC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục kỷ luật tích cực ở trường

1.5.2. Các yếu tố chủ quan

Nhận thức, năng lực giáo dục của CBQL, GV đóng vai trò quan trọng trong giáo dục KLTC đôi với HS giúp nhà quản lý lập các kế hoạch, chỉ đạo và tổ chức thực hiện đúng, sát với thực tế. Do đó CBQL và các lực lượng tham gia giáo dục phải nhận thức rõ mục tiêu, ý nghĩa, nội dung, phương pháp, hình thức của giáo dục KLTC ở trường THPT. GVCN hướng dẫn để HS tham gia xây dựng nội quy, nghiêm túc, chấp hành các nội quy, quy chế đề ra. Năng lực thực hiện nghiệp vụ giáo dục KLTC của GV, đặc biệt là GVCN tham gia công tác giáo dục của GV góp phần ảnh hưởng đến nhân cách HS. Nếu năng lực thực hiện nghiệp vụ của GVCN, GV dạy lớp tham giáo dục thực hiện tốt các khâu xây dựng kế hoạch và quản lý tốt mục tiêu, nội dung phương pháp,… Kỹ năng của GV trong hoạt động đánh giá kết

quả học tập của HS sẽ quyết định chất lượng kết quả đánh giá có chính xác, khách quan khoa học.

Trong các lực lượng giáo dục của nhà trường THPT thì hiệu trưởng có vai trò quan trọng nhất trong giáo dục KLTC. Trong quản lý giáo dục KLTC hiệu trưởng phải am hiểu mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục KLTC; có năng lực lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá việc các lực lượng thực hiện giáo dục KLTC trong công tác giáo dục HS.

1.5.2.2. Mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh trong nhà trường trung học phổ thông

Viết về xây dựng mối quan hệ thầy trò, nhà nghiên cứu Babu, R. nêu rằng:

GV sử dụng KLTC tôn trọng, nuôi dưỡng và hỗ trợ HS của họ. Họ hiểu tại sao một

đứa trẻ cư xử - hoặc cư xử không đúng mực - như thế nào, cũng như cách đứa trẻ nhìn nhận bản thân mình, điều có thể gây ra hành vi sai trái. Họ cũng đồng cảm với khả năng của đứa trẻ và hoàn cảnh của chúng trong cuộc sống. Những kỳ vọng của GV đối với đứa trẻ là thực tế, coi đứa trẻ là con người của nó chứ không phải những gì nó nên trở thành” [61].

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại nhiều lợi ích, giúp cả GV và HS dễ dàng tiếp cận tri thức khoa học, giao tiếp với công nghệ. HS có nhiều cơ hội tiếp cận thế giới, tăng cường sự hiểu biết, tự tìm kiếm kiến thức để phục vụ nhu cầu học tập và phát triển bản thân. HS biết kính trọng, yêu quý, biết ơn thầy cô; tích cực, tự giác, chủ động, có trách nhiệm trong việc thực hiện các yêu cầu, các nhiệm vụ học tập; lịch sự, lễ phép trong giao tiếp, ứng xử với thầy cô; quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ thầy cô giáo.

GV cần chấp nhận sự trưởng thành, thậm chí là khác biệt trong giao tiếp ngày nay của HS. Mối quan hệ giữa GV và HS cần đảm bảo tính nguyên tắc là các quy tắc trong giao tiếp ứng xử được đặt ra cho HS bàn bạc, thống nhất trong và ngoài lớp học, hành vi nào HS phải tuân thủ thực hiện để đảm bảo văn hóa học đường trong trường THPT. Tuy nhiên, GV cần linh hoạt trong xử lý các tình huống giao tiếp, nhất là với HS có các hành vi không mong đợi của HS. Để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp này, GV cần có quan hệ liên nhân cách sâu sắc, quan tâm, thương yêu, bao dung, độ lượng với HS; giúp HS phát triển năng lực cá nhân, giải phóng và phát huy mọi khả năng; đối xử công bằng, không phân biệt, không trù dập, không thành kiến, luôn gương mẫu, có trách nhiệm và giữ chữ tín với HS.

1.5.2.3. Khả năng tự nhận thức, tự giáo dục của học sinh trung học phổ thông

Tự nhận thức là một đặc điểm tâm lý nổi trội, phổ biến và có ý nghĩa lớn trong phát triển nhân cách của học sinh THPT. Tự nhận thức giúp học sinh THPT hiểu rõ hơn về chính bản thân; chấp nhận và tôn trọng bản thân; tự tin cởi mở để phát triển những điều tốt đẹp, khắc phục những khuyết điểm; ngoài ra tự nhận thức còn giúp HS tự khám phá ra những khả năng tiềm ẩn của bản thân các em. Sự tự nhận thức ở học sinh THPT là nhu cầu tự tìm hiểu và tự nhận thức những đặc điểm tâm sinh lý của mình theo chuẩn mực đạo đức của xã hội, theo quan điểm về mục đích cuộc sống. Ở học sinh THPT, khả năng tự nhận thức thể hiện ở sự hình thành thế giới quan, HS quan tâm đến nhiều vấn đề như thói quen đạo đức, tư duy so sánh, phản biện giữa xấu đẹp, giữa thiện ác, quan hệ giữa cá nhân với tập thể, giữa cống hiến với hưởng thụ, giữa quyền lợi và nghĩa vụ trách nhiệm.

Tự giáo dục là quá trình biến HS từ đối tượng giáo dục trở thành chủ thể giáo dục, đây là xu thế tất yếu trong giáo dục hiện đại ngày nay. Thái độ tự học của HS là nền tảng quan trọng nhất hình thành, phát triển nhân cách HS và nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Kỹ năng tự giáo dục là khả năng hình thành ở học sinh THPT hệ thống các thao tác niềm tin, đam mê, tự giác, tự tổ chức, tự điều khiển giáo dục. GV góp phần quan trọng vào kỹ năng tự giáo dục của HS bao gồm kỹ năng định hướng như mục đích, tinh thần, thái độ, phương pháp tự giáo dục; Kỹ năng lập kế hoạch cần xác định mục tiêu, thời gian, điều kiện, dự đoán khó khăn, kết quả; Kỹ năng thực hiện kế hoạch như cách tiếp cận, xử lý linh hoạt, vận dụng tri thức, trao đổi, phổ biến thông tin về các vấn đề tự giáo dục và kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm giúp HS tự nhận thức được kết quả về năng lực bản thân, cái gì làm được, cái gì chưa làm được để từ đó có hướng phát huy hoặc khắc phục trong quá trình tự giáo dục của mình.

Vì vậy, khả năng tự nhận thức, tự giáo dục của học sinh lứa tuổi THPT có vai trò rất quan trọng trong giáo dục KLTC, là yếu tố có ảnh hưởng không chỉ đến hiệu quả giáo dục mà còn đến quản lý giáo dục KLTC ở trường THPT.

Kết luận chương 1

1. Vấn đề giáo dục KLTC đã được nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm. Tuy nhiên, đa số nghiên cứu giáo dục KLTC trên trẻ mầm non, tiểu học và từng bước nghiên cứu thực hiện trên HS trung học cơ sở, ít nghiên cứu đề cập đến giáo dục KLTC trên đối tượng HS ở trường THPT. Quản lý giáo dục KLTC ở trường THPT chưa được nghiên cứu một cách cụ thể và rõ ràng. Do vậy, quản lý giáo dục KLTC ở trường THPT cần được nghiên cứu sâu rộng hơn để thực hiện hiệu quả mục tiêu giáo dục, đáp ứng Chương trình GDPT 2018 và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở trường THPT.

2. Giáo dục KLTC ở trường THPT là cách giáo dục dựa trên nguyên tắc vì lợi ích tốt nhất của HS ở trường THPT, là sự thể hiện quan điểm giáo dục tiến bộ, tích cực hiện nay; có vai trò quan trọng trong việc hình thành con người phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu của xã hội và hội nhập quốc tế. Giáo dục KLTC ở trường THPT cần dựa trên các mục tiêu, nguyên tắc, nội dung, phương pháp, hình thức nhất định.

3. Quản lý giáo dục KLTC ở trường THPT là nội dung quan trọng trong công tác quản lý nhà trường. Quản lý giáo dục KLTC ở trường THPT cần dựa trên các chức năng quản lý từ việc lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện giáo dục KLTC; kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục KLTC; quản lý các điều kiện đảm bảo cho giáo dục KLTC. Tham gia quản lý giáo dục KLTC ở trường THPT có nhiều chủ thể với vai trò, trách nhiệm khác nhau. Giáo dục KLTC và quản lý giáo dục KLTC ở trường THPT chịu ảnh hưởng của các yếu tố khách quan và chủ quan. Các yếu tố này chi phối đến hiệu quả giáo dục KLTC, vì vậy cần quan tâm đến các yếu tố này trong quá trình quản lý giáo dục KLTC HS ở trường THPT.

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục kỷ luật tích cực ở các trường trung học phổ thông vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(229 trang)
w