Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỶ LUẬT TÍCH CỰC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
2.3. Thực trạng giáo dục kỷ luật tích cực ở các trường trung học phổ thông vùng Đồng bằng sông Cửu Long
2.3.7. Thực trạng kết quả giáo dục kỷ luật tích cực ở các trường trung học phổ thông
Kết quả giáo dục KLTC thể hiện rõ nhất ở việc HS tham gia xây dựng nội quy, quy tắc ứng xử và giải quyết công việc nội bộ trong nhà trường/lớp học. Vì vậy, chúng tôi tiến hành khảo sát kết quả giáo dục KLTC ở các trường THPT ở góc độ này. Kết quả khảo sát thể hiện qua bảng 2.12:
Bảng 2.12. Thực trạng học sinh tham gia xây dựng nội quy, quy tắc ứng xử và giải
quyết công việc nội bộ trong nhà trường/lớp học
Nội dung
Kém (%) Yếu (%) Trung bình
(%) Khá (%) Tốt (%) Điểm trung
bình Độ lệch chuẩn
CB QL GV HS CB
QL GV HS CB
QL GV HS CB
QL GV HS CB
QL GV HS CB
QL GV HS CB
QL GV HS
HS tham gia xây dựng nội quy trường, lớp. 6,1 4,4 3,9 2,5 1,8 1,9 17,2 22,6 20,5 50,5 45,5 44,5 23,7 25,7 29,2 3,83 3,86 3,93 1,02 0,97 0,96 HS tham gia xây dựng các
quy tắc ứng xử. 6,6 4,2 4,0 2,0 1,6 1,4 17,2 22,6 20,3 51,0 46,0 45,6 23,2 25,7 28,7 3,82 3,88 3,94 1,03 0,95 0,95 HS tham gia xây dựng và
thực hiện kế hoạch học tập. 6,6 4,2 3,4 1,0 1,0 1,3 17,7 21,6 19,4 49,5 45,7 46,0 25,3 27,5 29,9 3,86 3,91 3,98 1,02 0,95 0,92 HS tham gia xây dựng và
thực hiện các hoạt động trong trường, ngoài giờ lên lớp, trải nghiệm …
7,1 4,2 3,1 1,5 1,3 1,2 16,2 21,0 20,3 50,5 45,7 45,4 24,7 27,8 30,0 3,84 3,92 3,98 1,04 0,95 0,91
HS tham gia giải quyết những vấn đề vi phạm nội quy, quy tắc ứng xử,… của các bạn.
8,1 5,7 4,4 5,1 4,2 4,0 21,7 28,8 26,6 43,4 37,9 40,0 21,7 23,4 25,0 3,66 3,69 3,77 1,12 1,05 1,01 Nội quy, quy tắc ứng xử,… 7,1 4,2 3,2 1,5 1,0 1,1 17,2 22,3 21,5 48,5 44,7 44,8 25,8 27,8 29,4 3,84 3,91 3,96 1,05 0,95 0,92
Nội dung
Kém (%) Yếu (%) Trung bình
(%) Khá (%) Tốt (%) Điểm trung
bình Độ lệch chuẩn
CB QL GV HS CB
QL GV HS CB
QL GV HS CB
QL GV HS CB
QL GV HS CB
QL GV HS CB
QL GV HS
trong nhà trường được xây dựng và thực hiện có mục đích vì sự phát triển HS.
Nội quy, quy tắc ứng xử được áp dụng chung cho mọi HS công bằng không có sự phân biệt đối tượng nào.
7,1 4,2 3,2 2,0 1,3 1,7 15,7 22,1 2,6 49,0 43,6 42,5 26,3 28,8 32,0 3,85 3,92 3,98 1,06 0,97 0,94
HS trực tiếp ứng cử, bầu cử ban cán sự lớp mà không có sự chỉ định của GV.
11,1 7,5 6,0 6,1 6,0 7,0 20,2 27,0 25,7 40,9 35,8 37,5 21,7 23,6 23,8 3,56 3,62 3,66 1,22 1,13 1,10
Góp ý kiến với thầy cô về các vấn đề liên quan học tập và rèn luyện hoặc sự phát triển nhà trường.
6,1 3,6 3,1 2,0 1,8 2,1 19,2 25,5 23,6 46,0 41,3 42,5 26,8 27,8 28,7 3,85 3,88 3,92 1,03 0,96 0,94
Kết quả chung 7,3 4,7 3,8 2,6 2,2 2,4 18,0 23,7 20,1 47,7 42,9 43,2 24,4 26,5 28,5 3,79 3,84 3,90 1,07 0,99 0,96
Khảo sát ở CBQL cho thấy thực trạng kết quả giáo dục KLTC ở các trường THPT qua việc cho HS tham gia xây dựng nội quy, quy tắc ứng xử và giải quyết công việc nội bộ được đánh giá mức “Tốt” chỉ đạt từ 21,7% đến 26,8%. Trong đó, nội dung HS “Góp ý kiến với thầy cô về các vấn đề liên quan học tập và rèn luyện
hoặc sự phát triển nhà trường” có mức độ “Tốt” cao nhất đạt 26,8%. Thấp nhất là
nội dung HS “HS tham gia giải quyết những vấn đề vi phạm nội quy, quy tắc ứng
xử,… của các bạn” và “HS trực tiếp ứng cử, bầu cử ban cán sự lớp mà không có sự chỉ định của GV.” có mức độ “Tốt” cũng chỉ đạt 21,7%. Như vậy, việc thực hiện các hình thức giáo dục KLTC có từ 73,2% đến 78,3% CBQL đánh giá từ mức
“Khá” trở xuống, đặc biệt có đến 27,9% CBQL đánh giá mức “Trung bình”,
“Yếu” và “Kém” về kết quả giáo dục KLTC ở các trường THPT qua việc cho HS
tham gia xây dựng nội quy, quy tắc ứng xử và giải quyết công việc nội bộ trường, lớp.
Khảo sát ở GV cho thấy thực trạng kết quả giáo dục KLTC ở các trường THPT qua việc cho HS tham gia xây dựng nội quy, quy tắc ứng xử và giải quyết công việc nội bộ được đánh giá mức “Tốt” chỉ đạt từ 23,4% đến 28,8%. Trong đó, nội dung HS “Nội quy, quy tắc ứng xử được áp dụng chung cho mọi HS công bằng
không có sự phân biệt đối tượng nào” có mức độ “Tốt” cao nhất đạt 28,8%. Thấp
nhất là nội dung HS “HS tham gia giải quyết những vấn đề vi phạm nội quy, quy tắc
ứng xử,… của các bạn.” có mức độ “Tốt” cũng chỉ đạt 23,4%. Như vậy, việc thực
hiện các hình thức giáo dục KLTC có từ 71,2% đến 76,6% GV đánh giá từ mức
“Khá” trở xuống, đặc biệt có đến 30,6% GV đánh giá mức “Trung bình”, “Yếu”
và “Kém” về kết quả giáo dục KLTC ở các trường THPT qua việc cho HS tham gia
xây dựng nội quy, quy tắc ứng xử và giải quyết công việc nội bộ trường, lớp.
Bên cạnh đó, HS đánh giá thực trạng kết quả giáo dục KLTC ở các trường THPT qua việc cho HS tham gia xây dựng nội quy, quy tắc ứng xử và giải quyết công việc nội bộ được đánh giá mức “Tốt” chỉ đạt từ 25,0% đến 32,0%. Trong đó, nội dung HS “Nội quy, quy tắc ứng xử được áp dụng chung cho mọi HS công bằng
không có sự phân biệt đối tượng nào” có mức độ “Tốt” cao nhất đạt 32%. Thấp
nhất là nội dung HS “HS tham gia giải quyết những vấn đề vi phạm nội quy, quy
tắc ứng xử,… của các bạn” có mức độ “Tốt” cũng chỉ đạt 25,0%. Như vậy, việc
thực hiện các hình thức giáo dục KLTC có từ 68,0% đến 75,0% HS đánh giá từ mức
“Khá” trở xuống, đặc biệt có đến 26,3% HS đánh giá mức “Trung bình”, “Yếu” và
“Kém” về kết quả giáo dục KLTC ở các trường THPT qua việc cho HS tham gia
xây dựng nội quy, quy tắc ứng xử và giải quyết công việc nội bộ trường, lớp.
Khi tiến hành phỏng vấn thầy L.T.N, hiệu trưởng trường THPT PTT, tỉnh Tiền Giang, chúng tôi được biết: “Việc xây dựng nội quy trường lớp, quy tắc ứng xử… từ trước đến nay các trường vẫn chỉ có một cách thực hiện là biên soạn lại từ các quy tắc của hiệu trưởng tiền nhiệm, cải biên lại cho phù hợp theo mỗi nhiệm kỳ.
Gần đây, cùng với việc xây dựng nhà trường thân thiện, HS tích cực và áp dụng các phương pháp giáo dục KLTC vào trường học thì công tác quản lý có sự tham gia của HS đã được quan tâm hơn. Tuy nhiên cũng chỉ lấy ý kiến trên khuôn mẫu có sẵn, nhà trường chưa tạo điều kiện để HS có thể tham gia xây dựng cùng lúc với GV”
Tổng hợp đánh giá kết quả giáo dục KLTC ở các trường THPT qua việc cho HS tham gia xây dựng nội quy, quy tắc ứng xử và giải quyết công việc nội bộ tập trung ở mức “Trung bình” và mức “Khá”, về mức độ “Tốt” của CBQL nhìn chung thấp hơn so với GV và HS, tuy nhiên cũng chỉ ở tỷ lệ khoảng 26,5% đối với GV, 24,4% ở GV và HS đạt 28,5%. Điểm trung bình đối với CBQL là 3,79/5 thấp nhất trong 3 nhóm khảo sát; kế đến là GV là 3,84/5 điểm và cao nhất là HS đạt 3,90/5 điểm; độ lệch chuẩn của CBQL là 1,07 và GV là 0,99, cao hơn so với HS là 0,96 cho thấy trong đánh giá của CBQL, GV có sự phân tán nhẹ so với HS. Kết quả khảo sát không có chỉ số nào đạt điểm của mức 5 “Tốt”; 27/7 chỉ số khảo sát ở 3 nhóm đối tượng đều đạt điểm mức 4 “Khá” do điểm thấp hơn 4,21 (dao động từ 3,56 đến 3,98). Từ thực trạng trên, có đến 76,5% CBQL, 73,5% GV và 71,5% HS đánh giá kết quả giáo dục KLTC ở các trường THPT qua việc cho HS tham gia xây dựng nội quy, quy tắc ứng xử và giải quyết công việc nội bộ ở mức “Khá” trở xuống; đặc biệt, có 27,9% CBQL, 30,6% GV và có đến 26,3% HS đánh giá mức “Trung bình”,
“Yếu” và “Kém”. Kết quả này cho thấy thực trạng kết quả giáo dục KLTC ở các
trường THPT qua việc cho HS tham gia xây dựng nội quy, quy tắc ứng xử và giải quyết công việc nội bộ chưa tốt; còn một bộ phận không nhỏ CBQL, GV chưa thực hiện sâu sát, chưa chú ý chất lượng, hiệu quả của việc HS tham gia xây dựng nội quy, quy tắc ứng xử nội bộ ở các trường THPT, đặc biệt còn thiếu dân chủ hoặc áp đặt một số nội dung đáng lẽ phải có sự tham gia của HS. Do đó, cần có biện pháp thiết thực, sát thực tiễn nhằm thực hiện tốt hơn để nâng cao hiệu quả giáo dục KLTC ở các trường THPT trong tình hình đổi mới toàn diện hiện nay.
Bảng 2.13. Tổng hợp kết quả khảo sát thực trạng giáo dục kỷ luật tích cực ở các trường trung học phổ thông
Giáo dục KLTC ở các trường THPT
Mức 1 (%) Mức 2 (%) Mức 3 (%) Mức 4 (%) Mức 5 (%) Điểm
trung bình
Độ lệch chuẩn
Hệ số biến thiên
CB
QL GV CB
QL GV CB
QL GV CB
QL GV CB
QL GV CB
QL GV CB
QL GV CB
QL GV
Sự cần thiết của giáo dục KLTC 0,0 0,3 5,6 13,2 25,8 16,1 33,3 32,2 35,4 38,2 3,98 3,95 0,92 1,05 23,1 26,6 Ý nghĩa của giáo dục
KLTC 1,1 0,9 2,0 1,9 8,2 12,1 61,9 63,9 26,7 21,2 4,11 4,03 0,72 0,70 17,5 17,4 Mục tiêu giáo dục KLTC 1,5 0,7 0,9 1,6 7,3 9,6 63,4 65,9 26,9 22,2 4,13 4,07 0,71 0,67 17,2 16,5 Nguyên tắc giáo dục KLTC 1,3 1,2 1,5 1,7 7,3 12,1 61,7 63,1 28,2 21,9 4,14 4,03 0,72 0,72 17,4 17,9 Nội dung giáo dục KLTC 1,3 0,9 1,2 1,9 5,5 10,8 64,2 64,7 27,8 21,7 4,16 4,04 0,69 0,69 16,6 17,1 Phương pháp giáo dục
KLTC 1,1 1,2 1,4 3,2 17,9 19,0 57,2 57,4 22,3 19,2 3,98 3,90 0,75 0,78 18,8 25,6 Hình thức giáo dục KLTC 5,1 5,2 3,7 3,7 26,2 33,8 33,6 37,3 31,4 20,0 3,83 3,63 1,07 1,00 27,9 27,5 Kết quả thực hiện giáo dục
KLTC 7,3 4,7 2,6 2,2 18,0 23,7 47,7 42,9 24,4 26,5 3,79 3,84 1,07 0,99 28,2 25,8
Qua khảo sát thực trạng giáo dục KLTC ở các trường THPT cho thấy CBQL, GV và HS đã nhận thức khá đầy đủ về ý nghĩa của giáo dục KLTC với 88,6%
CBQL và 85,1% GV được khảo sát cho rằng các nội dung khảo sát ở mức “Quan
trọng” trở lên, điểm trung bình 4,11/5,0 đạt mức 4, tuy nhiên là điểm cận trên của
mức 4 trong thang đánh giá 05 bậc. Kết quả khảo sát về mục tiêu giáo dục KLTC cũng cho kết quả khả quan ở mức 4 và mức 5 với 90,3% CBQL và 88,1% GV đồng thuận, điểm trung bình đạt 4,13/5 là điểm cận trên của mức 4 “Quan trọng” sát với
mức “Rất quan trọng”. Về thực hiện các nguyên tắc của giáo dục KLTC thì kết quả khảo sát cũng cho kết quả khá tương đồng với mục tiêu là có 89,9% CBQL và 85,0% GV đánh giá mức 4 “Quan trọng” với điểm trung bình đạt 4,14/5 điểm tiếp cận với thang điểm của mức 5 “Rất quan trọng”. Ở 03 thành tố về ý nghĩa, mục tiêu, nguyên tắc của giáo dục KLTC có độ lệch chuẩn xấp xỉ nhau ở mức 0,67 đến 0,72 và hệ số biến thiên cũng khá tương đồng từ 16,5 đến 17,9 cho thấy CBQL, GV đánh khá tương đồng, không có sự phân tán nhiều. Từ đó cho thấy, thực trạng việc nhận thức ý nghĩa, thực hiện mục tiêu và nguyên tắc của giáo dục KLTC ở các trường THPT vùng Đồng bằng sông Cửu Long cơ bản thực hiện tốt, trong quá trình thực hiện tiếp theo, Hiệu trưởng các trường cần chú ý giảm thiểu một số kết quả còn thấp để nâng cao hơn nửa hiệu quả của giáo dục này trong chương trình giáo dục chung ở nhà trường THPT.
Kết quả khảo sát thực trạng cho thấy nhận thức của CBQL, GV chưa đầy đủ về sự cần thiết của giáo dục KLTC, có 31,4% CBQL và 29,6% GV còn cho rằng chưa cần thiết giáo dục KLTC. Việc thực hiện nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục KLTC ở các trường THPT vùng Đồng bằng sông Cửu Long dưới sự đánh giá của các nhóm đối tượng khảo sát, đặc biệt là đối với CBQL, GV cho thấy đạt kết quả từ mức “Khá” trở xuống chiếm tỷ lệ rất cao. Cụ thể, CBQL đánh giá về thực hiện nội dung có đến 72,2%, thực hiện phương pháp có đến 77,7% và về thực hiện hình thức có 68,6% đánh giá mức “Khá” trở xuống; GV đánh giá có đến 78,3%, thực hiện phương pháp có đến 80,8%, thực hiện hình thức có 80% GV đánh giá mức “Khá” trở xuống. Đặc biệt, có xấp xỉ 30% các đối tượng khảo sát đánh giá mức 1, mức 2, mức 3. Điểm trung bình thấp từ 3,63 đến 4,04 và hệ số biến thiên cao
dao động trong khoảng từ 16,5 đến 26,5 cho thấy các đối tượng CBQL, GV tham gia khảo sát chưa thực hiện tốt, thực hiện chưa đồng đều, còn phân tán rộng trong quá trình thực hiện nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục KLTC ở các trường THPT. Chính vì điều này, kết quả giáo dục KLTC thông qua việc cho HS tham gia xây dựng nội quy, quy tắc ứng xử và giải quyết công việc nội bộ còn thấp. Từ đó cho thấy cần tăng cường nâng cao nhận thức về sự cần thiết phải giáo dục KLTC;
cần nâng cao năng lực cho CBQL, GV và HS về thực hiện nội dung, đa dạng hóa phương pháp, hình thức giáo dục KLTC nhằm nâng cao kết quả giáo dục KLTC ở các trường THPT hiện nay.