Những nghiên cứu về định hướng nghề nghiệp ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Định hướng nghề nghiệp của học sinh trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 23 - 26)

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP

1.1. Những vấn đề nghiên cứu liên quan đến định hướng nghề nghiệp

1.1.2. Những nghiên cứu về định hướng nghề nghiệp ở Việt Nam

Giai đoạn 1977 - 1987 là một giai đoạn phát triển vàng của giáo dục hướng nghiệp ở Việt Nam với sự thống nhất, quan tâm và đồng thuận của các giới, sự tạo điều kiện phát triển khá lớn từ các bộ ngành liên quan và chính phủ cho hướng nghiệp. Những tên tuổi lớn của hướng nghiệp Việt Nam giai đoạn này ít nhất phải kể đến GS. Đặng Danh Ánh, GS. Phạm Tất Dong, GS. Nguyễn Văn Hộ, ... là những người tiên phong, và có nhiều đóng góp cho giáo dục hướng nghiệp Việt Nam.

Công tác đào tạo nghề cho mọi người, để họ đi vào lao động sản xuất luôn

luôn là một yếu tố quan trọng trong việc tái sản xuất sức lao động vì thế mà công tác hướng nghiệp là một điều kiện bắt buộc để phát triển nền sản xuất xã hội .Vì

Tuyển chọn nghề Giáo dục nghề nghiệp

1. Thị trường lao động

3. Cá nhân và những đặc điểm cá nhân Tư vấn nghề

2. Các nghề và yêu cầu của nghề

đã khẳng định sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước bước vào thế kỷ XXI có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không, phần lớn tùy thuộc vào lực lượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng rèn luyện thế hệ thanh niên, công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong yếu tố quyết định sự thành bại của cách mạng.

Như vậy, trong bối cảnh đang tiến hành xây dựng và hoàn thiện một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Ở nước ta hiện nay, vấn đề con người là vấn đề then chốt. Một trong những công tác hàng đầu để hình thành con người mới xã hội chủ nghĩa đó

chính là đào tạo nghề cho người lao động.

Ở Việt Nam đã có nhiều đề tài nghiên cứu về lĩnh vực hướng nghiệp cho học sinh trong trường trung học phổ thông, đánh giá được hoạt động hướng nghiệp cho

học sinh trong trường trung học phổ thông tại một số địa bàn như: Bảo Lâm, Bình Dương, Bạc Liêu, ... Qua khảo sát, thống kê ở các nghiên cứu, hầu hết các nghiên cứu cho thấy rằng hoạt động hướng nghiệp ở các địa phương còn nhiều hạn chế và

bất cập. Từ đó, các nghiên cứu đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho hoạt động hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông trên địa bàn, một số nghiên

cứu như: “Nghiên cứu đề xuất giải pháp hướng nghiệp cho học sinh phổ thông tại

huyện Bảo Lâm, Tỉnh Lâm Đồng”; “Nâng cao chất lượng công tác hướng nghiệp cho học sinh trường THPT Nguyễn Trãi, tỉnh Bình Dương”; “Biện pháp nâng cao

chất lượng giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT tại thành phố Bạc Liêu tỉnh Bạc Liêu”. Các nghiên cứu góp phần giáo dục toàn diện và chuẩn bị tiền đề cho các

em lựa chọn ngành nghề phù hợp theo đúng sở trường, nguyện vọng và nhu cầu phát triển nguồn nhân lực ở địa phương trong thời gian tới. Các nghiên cứu chỉ giới hạn về công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông, trong khi đó, các đề tài này còn nhiều vấn đề cần nghiên cứu sâu hơn về phạm vi các đối tượng khác trong xã hội vì hướng nghiệp không chỉ với học sinh phổ thông mà có thể hướng nghiệp cho học sinh trường nghề, sinh viên đại học, công nhân, hoặc người lao động khác.

Bên cạnh đó, cũng có nghiên cứu tập trung vào tìm hiểu và đánh giá mức độ tác động của yếu tố gia đình, bạn bè, nhà trường đến quyết định lựa chọn nghề nghiệp của học sinh khối 12. Qua đó có thể đưa ra những gợi ý đề xuất trong việc

xây dựng những chương trình hành động phù hợp với việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh: “Định hướng nghề nghiệp: Ảnh hưởng của gia đình, bạn bè, nhà

trường đến học sinh khối 12”. Nghiên cứu của đề tài giới hạn trong việc tìm hiểu về

định hướng nghề nghiệp của học sinh lớp 12 ảnh hưởng từ gia đình, bạn bè, nhà trường, đề tài chưa tìm hiểu định hướng nghề nghiệp của học sinh học ở các trường nghề hoặc sinh viên đại học, … và đề tài cũng chưa nghiên cứu về sự hiểu biết về nghề nghiệp của học sinh, về năng lực, đặc điểm, sở trường của bản thân học sinh.

Một số Hội thảo chuyên đề mang tính quốc gia, quốc tế về hướng nghiệp cũng được tổ chức với sự tham gia của nhiều nhà chuyên môn, các nhà giáo dục. Cụ thể như sau:

Hội thảo hướng nghiệp Hội sinh viên Việt Nam tại Pháp 2014, Paris ngày 24/05/2014. Hội Sinh viên Việt Nam tại Pháp vừa phối hợp với Hội sinh viên Việt

Nam tại Paris và trường lớn ESCP Europe tại Paris (Pháp) tổ chức buổi hội thảo hướng nghiệp dành cho các học sinh, sinh viên Việt Nam đang học tập tại Pháp. Hội thảo cung cấp cho sinh viên tình hình thực tế về việc làm và cơ hội phát triển kinh doanh tại Pháp và tại Việt Nam. Sinh viên có thể tìm nơi thực tập và tìm việc làm với sự có mặt của một số công ty tuyển dụng, … [27]

Hội thảo Kỹ năng tư vấn hướng nghiệp tại RMIT Việt Nam, Hội thảo giới thiệu lý thuyết và thực hành các kỹ năng trong tư vấn hướng nghiệp và thảo luận về cách kết hợp các kỹ năng này vào công tác hướng nghiệp tại trường. Hội thảo thảo

luận về cách kết hợp kỹ năng tư vấn cá nhân trong hướng nghiệp vào công tác hướng nghiệp tại trường trung học.[28]

Tóm lại, hầu hết các nghiên cứu tập trung vào nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho công tác hướng nghiệp đối với học sinh phổ thông, và một số yếu tố ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp của học sinh

giáo dục toàn diện, góp phần vào việc phân luồng học sinh phổ thông, là bước khởi đầu quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực cho xã hội. Một số Hội thảo diễn ra cũng nhằm tập trung đề cập đến công tác hướng nghiệp cho đối tượng là học

sinh trung học phổ thông, hoặc có hội thảo về nội dung giúp sinh viên đại học tìm nơi thực tập, cơ hội làm việc, … Tuy nhiên, các đề tài nghiên cứu và các Hội thảo chưa đề cập đến việc tìm hiểu sự hiểu biết về định hướng nghề nghiệp của học sinh các trường dạy nghề.

Do đó, với đề tài này, người nghiên cứu tập trung nghiên cứu về định hướng nghề nghiệp của học sinh ở phạm vi trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ thành phố Hố Chí Minh. Từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao sự hiểu biết của học sinh trong định hướng nghề nghiệp, giúp các em có thể tin tưởng rằng nghề mình đang lựa chọn là phù hợp và học sinh có sự say mê, gắn bó bền vững với nghề nghiệp của mình.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Định hướng nghề nghiệp của học sinh trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 23 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)