Khái niệm về định hướng nghề nghiệp

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Định hướng nghề nghiệp của học sinh trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 26 - 29)

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP

1.2. Khái niệm về định hướng nghề nghiệp

Nền giáo dục Việt Nam đang hòa nhập với nền giáo dục các nước trên thế giới. Nhiều trường học, các trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp, các tổ chức xã hội đã và đang nỗ lực giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông nhằm đạt được mục tiêu giáo dục con người toàn diện. Phát triển nghề nghiệp cho cá nhân mỗi người là điều vô cùng quan trọng, công việc chuyên môn được hình thành một cách chính thống, người lao động đòi hỏi một trình độ học vấn nhất định, nghề nghiệp là hoạt động cơ bản giúp con người tồn tại và phát triển. Bên cạnh đó, tùy thuộc vào nhận thức, vào khả năng sẽ quyết định việc định hướng nghề nghiệp ở mỗi cá nhân. Để làm rõ nội dung nghiên cứu, chúng ta cần tìm hiểu 3 khái niệm cơ bản như sau:

- Hướng nghiệp - Nghề nghiệp - Định hướng nghề nghiệp

1.2.1. Hướng nghiệp

Hướng nghiệp là các hoạt động nhằm hỗ trợ mọi cá nhân chọn lựa và phát triển chuyên môn nghề nghiệp phù hợp nhất với khả năng của cá nhân, đồng thời thỏa mãn nhu cầu nhân lực cho tất cả các lĩnh vực nghề nghiệp (thị trường lao

động) ở cấp độ địa phương và quốc gia.[33]

Theo từ điển tiếng Việt: “Hướng nghiệp là thi hành những biện pháp nhằm đảm bảo sự phân bố tối ưu (có chú ý tới năng khiếu, năng lực, thể lực) nội dung theo ngành và loại lao động giúp đỡ lựa chọn hợp lý ngành nghề”.[7,tr.458]

Theo từ điển giáo dục học: “Hướng nghiệp là hệ thống các biện pháp giúp đỡ

học sinh làm quen tìm hiểu nghề, lựa chọn, cân nhắc nghề nghiệp với nguyện vọng, năng lực, sở trường của mỗi người. Với nhu cầu và điều kiện thực tế khách quan xã hội”.[4,tr.209]

Tại Hội nghị lần thứ 9 (tháng 10/1980) những người đứng đầu cơ quan giáo dục nghề nghiệp các nước xã hội chủ nghĩa họp tại La-ha-ba-na thủ đô Cu Ba đã thống nhất về khái niệm hướng nghiệp như sau: "Hướng nghiệp là hệ thống những

biện pháp dựa trên cơ sở tâm lý học, sinh lý học, y học và nhiều khoa học khác để giúp đỡ học sinh chọn nghề phù hợp với nhu cầu xã hội, đồng thời thoả mãn tối đa nguyện vọng, thích hợp với những năng lực, sở trường và tâm sinh lý cá nhân, nhằm mục đích phân bố hợp lý và sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động dự trữ có sẵn của đất nước".[5,tr.5]

1.2.2. Nghề nghiệp (Career)

Nghề nghiệp là khái niệm dùng để chỉ những công việc sẽ gắn bó với bản thân của mỗi người trong hầu hết phần lớn khoảng thời gian quan trọng của cuộc đời họ.

Nghề nghiệp theo chữ La tinh (Professio) có nghĩa là công việc chuyên môn được hình thành một cách chính thống là dạng lao động đòi hỏi một trình độ học vấn nào đó, là hoạt động cơ bản giúp con người tồn tại.

Theo E.A.Klimov: “Nghề nghiệp là lĩnh vực sử dụng sức lao động vật chất và tinh thần của con người một cách có giới hạn cần thiết cho xã hội (do sự phân công

lao động mà có), nó tạo cho con người khả năng sử dụng lao động của mình để lấy

Theo từ điển tiếng Việt thì: “Nghề là công việc chuyên môn làm theo sự phân công lao động của xã hội”. Nghề nghiệp là nghề để sinh sống và phục vụ xã hội.[7,tr.67]

Từ một số quan niệm nêu trên, chúng ta có thể hiểu về nghề nghiệp như một dạng lao động vừa mang tính xã hội (sự phân công xã hội), vừa mang tính cá nhân (nhu cầu bản thân), trong đó con người với tư cách là chủ thể hoạt động đòi hỏi để thoả mãn những nhu cầu nhất định của xã hội và cá nhân.

1.2.3. Định hướng nghề nghiệp (Career Orientation)

Định hướng nghề nghiệp là quá trình hoạt động tích cực, chủ động của người học dưới sự hướng dẫn của nhà trường, gia đình với sự hỗ trợ của các trung tâm kỹ thuật hướng nghiệp và các tổ chức xã hội nhằm giúp cho người học hiểu về thế giới

nghề nghiệp để họ có thể lựa chọn một nghề phù hợp cho bản thân trong tương lai.

Định hướng nghề giúp con người tự xác lập nghề nghiệp và đi tới quyết định một cách có ý thức trong việc chọn lựa con đường nghề nghiệp phù hợp với những đặc điểm tâm lý và khả năng của con người cùng với yêu cầu xã hội.[31]

Định hướng nghề nghiệp là một khái niệm bao gồm hai yếu tố liên kết với nhau chặt chẽ: yếu tố thứ nhất chỉ trạng thái động của khái niệm - là quá trình xác định cho mình một hướng đi, hướng phấn đấu, rèn luyện, và yếu tố thứ hai - sự cần thiết phải thực hiện hoạt động của bản thân theo một hướng đã được xác định, trên cơ sở lấy một mục tiêu, một đích nào đó làm chuẩn để xác định hướng hành động.[5,tr.11]

Định hướng nghề nghiệp được hiểu là một quá trình hoạt động được chủ thể tổ chức chặt chẽ theo một lôgíc hợp lý về không gian, thời gian, về nguồn lực tương ứng với những gì mà chủ thể có được nhằm đạt tới những yêu cầu đặt ra cho một lĩnh vực nghề nghiệp hoặc cụ thể hơn là của một nghề nào đó.[5,tr.11]

Khái nhiệm về Định hướng nghề nghiệp phù hợp và được sử dụng trong nội

dung nghiên cứu như sau:

“Định hướng nghề nghiệp là sự hiểu biết, nhận thức của người học về thế giới nghề nghiệp dưới sự hướng dẫn của nhà trường, gia đình, bạn bè, sự hỗ trợ

của các phương tiện truyền thông. Từ đó giúp người học đi tới quyết định một cách có ý thức trong việc lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với khả năng trong tương lai cùng với yêu cầu của xã hội.”

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Định hướng nghề nghiệp của học sinh trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)