Định hướng nghề nghiệp trong giáo dục chuyên nghiệp

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Định hướng nghề nghiệp của học sinh trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 29 - 34)

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP

1.3. Định hướng nghề nghiệp trong giáo dục chuyên nghiệp

Nhận thức nghề nghiệp là quá trình phản ánh các đặc trưng cơ bản của nghề nghiệp, những biểu hiện định giá của xã hội trong những điều kiện phát triển kinh tế - xã hội cụ thể với giá trị của nghề nghiệp và những đặc điểm phát triển tâm lý, sinh lý của những con người làm việc trong nghề nghiệp đó. Vì vậy, trong quá trình định hướng nghề nghiệp cho học sinh cần có những định hướng sau:

1.3.1. Định hướng nhận thức đối với nghề nghiệp

Nhận thức nghề nghiệp là một trong những thành phần cơ bản của xu hướng nghề nghiệp (bao gồm: nhận thức nghề, tình cảm nghề và hành động chọn nghề).

Nhận thức nghề nghiệp kết hợp với những thành phần còn lại của xu hướng nghề tạo nên kết quả chọn nghề của học sinh đối với một nghề xác định. Xuất phát từ nhận thức nghề với hệ thống tri thức về nghề, về những đòi hỏi khách quan của nghề đối với những cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nghề nghiệp đó để đối chiếu với những phẩm chất, năng lực của cá nhân để tìm ra sự phù hợp đối với ngành

nghề được lựa chọn. Có thể nói, nhận thức nghề nghiệp là cơ sở cốt lõi mang tính định hướng cho hành động lựa chọn nghề của học sinh. Qua đó, học sinh có được nhận thức đúng đắn, đầy đủ, sâu sắc về nghề nghiệp sẽ có tác dụng thúc đẩy hành động chọn nghề của học sinh phù hợp với nguyện vọng, khả năng của mình, biết trân trọng và tha thiết yêu nghề mình chọn, giúp cho cá nhân có điều kiện để sáng

tạo trong nghề nghiệp, góp phần mang lại hiệu quả nhiều hơn cho xã hội, cho gia đình và bản thân. Điều này còn là động lực giúp học sinh dễ dàng đạt được những thành công trong nghề để học sinh có thể có những đóng góp nhiều hơn cho gia đình và xã hội đồng thời mang lại cuộc sống tốt đẹp cho bản thân.

1.3.2. Định hướng thái độ đối với nghề nghiệp

Hành vi lựa chọn nghề của tuổi trẻ có liên quan nhiều tới thái độ của họ. Thái

nghề nghiệp. Thái độ đó có thể là khuynh hướng phản ánh tích cực hoặc tiêu cực của con người đối với nghề nghiệp. Mọi thái độ đối với nghề nghiệp đều bao gồm 3 yếu tố sau:

* Yếu tố tình cảm: Bao gồm các cảm xúc chấp nhận hoặc thờ ơ với nghề nghiệp.

* Yếu tố nhận thức: Là quan niệm và hiểu biết của cá nhân về một nghề cụ thể nào đó mà họ có dự định lựa chọn.

* Yếu tố hành vi: Là sự thể hiện quan niệm và tình cảm của mình thành hành động. Hành động này có thể là chú ý học tốt những môn có liên quan tới sự lựa

chọn nghề, tìm đọc các tài liệu nói về nghề đó, tuyên truyền nghề đó cho bè bạn, ...

Trên cơ sở đó học sinh đưa ra được hành vi lựa chọn nghề đúng đắn cho bản thân.

Như vậy động cơ chọn nghề của mỗi cá nhân là những yếu tố tâm lý thúc đẩy cá nhân, chi phối mọi hoạt động của cá nhân, giúp họ vươn tới sự xác định cho mình một nghề nghiệp nào đó.[5,tr.22]

1.3.3. Năng lực nghề nghiệp

Theo K.K. Platônôv "năng lực đối với một ngành nghề nhất định nào đó được xác định bởi những yêu cầu mà ngành nghề đó đặt ra cho cá nhân nào tiếp thu được nó" [5,tr.24]. Điều đó cũng có nghĩa là năng lực nghề nghiệp được phát triển không chỉ trong hoạt động nghề nghiệp mà nó còn có thể được hình thành và phát triển trong quá trình chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai của mỗi cá nhân. Hứng thú,

sở thích đối với một nghề nào đó đối với cá nhân nếu cộng với sự tham gia tích cực vào lao động chiếm lĩnh nghề thì năng lực nghề nghiệp của cá nhân càng có điều kiện phát triển. Năng lực có tiền đề sinh học là những tố chất có sẵn trong hệ di

truyền, song nếu trong đời sống cá nhân không có được những điều kiện cần thiết để phát huy những tố chất đó thành năng lực thì "vốn liếng trời cho" này sẽ bị thui chột.

Mỗi con người đều tiềm ẩn những năng lực và những sở trường đặc biệt để đi tới thành công, thành tài, nếu biết tận dụng đầy đủ các cơ sở ấy đặc biệt là những sở trường sẵn có để lựa chọn nghề nghiệp, nghiệp vụ nhiệm vụ có tính đột phá thì

dễ mang đến thành công. Ở những người thất bại, chính họ đã không đánh giá được

mình, không tự kiềm chế được mình và không nhìn thấy sở trường của chính mình nên đã dẫn đến những lựa chọn sai lầm về đủ mọi phương diện.

Tự nhận thức chính là nhận thức về chính mình, có thể đó là sức đẩy để đạt tới thành công. Bởi vậy trong hoạt động giáo dục của nhà trường, nếu thiếu đi sự hiểu biết học sinh về mặt sinh học để tạo ra những điều kiện cần thiết cho sự phát

triển những ưu thế về trí lực, thể lực của học sinh thì khó có thể phát hiện và hình thành được năng lực nghề nghiệp cho học sinh.[5,tr.25]

Tóm lại, nhận thức không đúng về nghề nghiệp, thiếu sự hiểu biết về nghề khiến cho việc chọn nghề khó khăn, điều đó ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp của học sinh. Để không phải lúng túng và có sự đầu tư tốt cho nghề nghiệp trong tương lai, học sinh cũng cần tìm hiểu để có những hiểu biết nhất định về thị trường lao động, về nhu cầu, điều kiện việc làm, ngành nghề đào tạo, tuyển dụng, ...

Để từ đó các em có dự tính lâu dài cho tương lai, gặt hái được thành công, thăng tiến trong nghề nghiệp. Chọn nghề không đúng năng lực, tính cách bản thân, khi chọn ngành, chọn trường không đánh giá đúng năng lực bản thân sẽ dẫn đến hậu quả: nếu đánh giá quá cao sẽ dẫn tới chọn trường thi không phù hợp. Còn nếu đánh giá quá thấp, người học sẽ không dám chọn những nghề phù hợp, những trường tốt, uy tín, đào tạo chất lượng. Vì vậy, hiểu biết về nghề nghiệp, thị trường lao động và năng lực bản thân có tác động to lớn đến định hướng nghề nghiệp của học sinh.

1.3.4. Định hướng nghề nghiệp của học sinh ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài

Yếu tố gia đình

Gia đình là yếu tố rất quan trọng đối với sự phát triển về mọi mặt của học sinh trong đó có cả vấn đề định hướng, lựa chọn nghề nghiệp của các em. Trong gia đình, cha mẹ là người luôn luôn gần gũi, hiểu rõ các em nhất nên cha mẹ có thể biết được hứng thú, năng lực, sở thích của các em ra sao. Cha mẹ là những người đi truớc có nhiều kinh nghiệm thực tế, có sự hiểu biết về thế giới, nghề nghiệp trong xã hội hơn các em. Vì vậy các em có sự ảnh hưởng và tin tuởng rất lớn từ cha mẹ

nay, vấn đề việc làm sau khi ra trường (học nghề của học sinh) còn phụ thuộc rất

nhiều vào các mối quan hệ và khả năng tài chính của gia đình. Điều đó càng khẳng định vai trò quan trọng của gia đình đối với việc lựa chọn nghề nghiệp của học sinh.

Tuy nhiên, sự can thiệp, ảnh hưởng quá lớn từ cha mẹ đến việc lựa chọn nghề nghiệp của học sinh sẽ có tác động hai mặt: Một mặt, đối với những trường hợp cha mẹ hiểu rõ năng lực, hứng thú của con, hiểu biết rõ về các ngành nghề trong xã hội, ... nên hướng cho con mình lựa chọn những nghề phù hợp. Mặt khác là có một bộ phận không nhỏ các bậc phụ huynh lại áp đặt con cái lựa chọn nghề nghiệp theo ý mình. Với suy nghĩ là cha mẹ phải có trách nhiệm với con cái từ việc

chọn nghề đến lúc tìm việc làm mà hầu như không tính đến hứng thú, năng lực sở trường của các em. Điều này đã dẫn đến việc lựa chọn nghề sai lầm của học sinh, hình thành ở các em tính thụ động, ỉ lại vào cha mẹ. Và đây cũng là một trong số các nguyên nhân cơ bản dẫn đến hiện tượng không thành đạt trong nghề, chán nghề, bỏ nghề của các em sau này. [15]

Yếu tố bạn bè

Mở rộng các mối quan hệ xã hội trong đó có quan hệ bạn bè là một đặc điểm tâm lý quan trọng của lứa tuổi HS trung học phổ thông. Quan hệ bạn bè là một nhu cầu không thể thiếu và được các em rất coi trọng, bởi vì thông qua mối quan hệ này các em có thể giải bày tâm sự, nguyện vọng, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, kể cả những điều thầm kín, riêng tư những dự định về nghề nghiệp, về tương lai. Trong

mối quan hệ này các em có thể tự khẳng định được khả năng, vị trí của mình, được giúp đỡ bạn bè. So với tình bạn của lứa tuổi HS trung học cơ sở thì tình bạn của HS THPT có nhiều sự khác biệt, các em chọn bạn trên cơ sở của sự phù hợp về nhiều mặt và sự cân nhắc, vì vậy, mối quan hệ này thường khá bền chặt và tồn tại suốt cuộc đời các em. Chính vì vậy bạn bè cùng lớp, cùng trường cũng là một yếu tố

quan trọng ảnh hưởng đến sự lựa chọn nghề nghiệp của HS THPT. [15]

Yếu tố nhà trường

Về mặt lý luận, giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường phải đóng vai trò chủ đạo trong việc định hướng và lựa chọn nghề nghiệp của HS. Hướng nghiệp cho

HS trong trường phổ thông được thể hiện như là một hệ thống tác động sư phạm

nhằm giúp cho các em lựa chọn được nghề nghiệp một cách hợp lý. Trong nhà trường, giáo dục hướng nghiệp là một trong những hình thức hoạt động học tập của HS. Thông qua hoạt động này, mỗi HS phải lĩnh hội được những thông tin về nghề nghiệp trong xã hội, nắm được hệ thống các yêu cầu của từng nghề cụ thể mà mình muốn chọn, phải có kỹ năng tự đối chiếu những phẩm chất, những đặc điểm tâm -

sinh lý của mình với hệ thống yêu cầu của nghề đang đặt ra cho người lao động, ...

Như vậy, thông qua việc tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp, nhà trường sẽ giúp cho học sinh lựa chọn nghề nghiệp một cách phù hợp về nhu cầu, hứng thú, sở trường, đặc điểm tâm - sinh lý của mỗi HS, đồng thời phù hợp với điều kiện của mỗi HS cũng như nhu cầu về nhân lực của xã hội đối với nghề. Từ đó giúp điều tiết hợp lý việc chuẩn bị nguồn lực lao động cho xã hội, đáp ứng tốt nhu cầu về nguồn

nhân lực của đất nước trong quá trình CNH - HĐH. Từ đó có thể khẳng định, GDHN và tư vấn hướng nghiệp học đường là không thể thiếu trong các hoạt động giáo dục ở trường phổ thông. Là một trong các mặt giáo dục phát triển toàn diện cho HS, hơn nữa nó còn mang ý nghĩa kinh tế - xã hội rất lớn. [15]

Ngoài ra, các phương tiện thông tin đại chúng và các tổ chức xã hội cũng là yếu tố ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp của học sinh. Trong thời đại bùng nổ của công nghệ thông tin và các phương tiện thông tin đại chúng như hiện nay đã tác động không nhỏ tới việc lựa chọn nghề nghiệp của HS. Với sự hỗ trợ của sách, báo, phim ảnh, truyền hình đặc biệt là kho thông tin khổng lồ - mạng Internet, các em dễ dàng nắm bắt, tiếp thu các thông tin đa dạng về mọi mặt của các lĩnh vực đời sống xã hội. Tuy nhiên, dù đa dạng đến mức nào thì đây cũng là những dạng thông tin một chiều, ít có cơ hội để các em trao đổi và nhận được sự tư vấn cần thiết đặc biệt là trong vấn đề tư vấn hướng nghiệp. Tuy nhiên cũng cần được phải khẳng định rằng trong điều kiện giáo dục hướng nghiệp trong các nhà trường và gia đình đang có nhiều bất cập như hiện nay thì các phương tiện thông tin đại chúng giữ vai trò quan trọng, đã phần nào cung cấp cho HS các thông tin về nghề nghiệp trong xã hội,

các yêu cầu của nghề, ... giúp cho HS tự định hướng trong việc lựa chọn nghề nghiệp.

Bên cạnh đó các tổ chức khác như: Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh, các trung tâm tư vấn, ... có tác động đáng kể đến việc lựa chọn nghề nghiệp của HS ở địa phương, đặc biệt là ở các địa phương có nghề truyền thống.

Các tổ chức xã hội này đóng vai trò là tư vấn, cung cấp cho các em thông tin về

nghề, các yêu cầu của nghề, hỗ trợ học nghề và việc làm, ... Trên các phương tiện thông tin đại chúng gần đây (tivi, sách, báo, ...) cũng đã có các chương trình về hướng nghiệp và tư vấn mùa thi tuy nhiên nội dung vẫn chủ yếu xoay quanh việc

giải đáp các thắc mắc của HS khi đi thi, làm bài thi, ... Hàng năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo xuất bản quyển sách hướng dẫn tuyển sinh khá chi tiết nhưng nội dung cũng chỉ đề cập đến việc giới thiệu trường, mã trường, môn thi, chỉ tiêu tuyển sinh, địa điểm trường, ... mà thiếu hẳn phần giới thiệu sâu về các trường, các ngành học, các đặc điểm, yêu cầu của ngành đó đối với người học, và nhiều thông tin cần thiết khác như hướng dẫn các em nên học trường nào, ngành nghề gì là phù hợp với khả năng và điều kiện của mỗi HS, thiếu các trắc nghiệm (test) khách quan giúp HS bước đầu tìm ra sự phù hợp của bản thân với những ngành nghề mà các em đang lựa chọn.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Định hướng nghề nghiệp của học sinh trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)