Tổ chức và kiểm tra chiến lược thực hiện

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Xây dựng và phát triển thương hiệu tại công ty cổ phần thương mại Pan 2013-2015 (Trang 50 - 53)

CHƯƠNG 4: PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU PAN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI PAN

4.2. PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU PAN TRADING TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI PAN

4.2.5. Tổ chức và kiểm tra chiến lược thực hiện

4.2.5.1. Tổ chức thực hiện

Sau khi đã xây dựng được chiến lược phù hợp thì công ty cần phải tổ chức thực

hiện các chiến lược và chính sách đã chọn, tức là chuyển các chiến lược thành chương trình hành động cụ thể nhằm đạt được các mục tiêu đề ra.

Bộ phận triển khai: Thành lập bộ phần Marketing thuộc phòng kinh doanh

của công ty, chịu trách nhiệm triển khai các nhiệm vụ cụ thể của chiến lược và ban lãnh đạo công ty kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện. Quá trình thực hiện cũng được hỗ trợ từ các phòng ban khác.

Nhiệm vụ cụ thể:

o Quán triệt đến toàn thể các bộ phận, phòng ban về mục tiêu và giải pháp thực hiện chiến lược, tạo sự quyết tâm, đoàn kết nhất trí cao

trong công ty.

o Tận dụng triệt để chính sách của tập đoàn với sự hỗ trợ của Pan Pacific Group về phát huy nội lực và sử dụng các sản phẩm trong ngành, cụ thể:

+ Triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển thương hiệu nêu trên.

+ Xây dựng chương trình mục tiêu, kế hoạch ngắn hạn và giao nhiệm vụ cụ thể chi tiết cho từng cá nhân, từng nhóm phụ trách bán hàng và thường xuyên soát xét, đánh giá kết quả thực hiện, điều chỉnh cho phù

hợp với yêu cầu/ thực tiễn triển khai từng giai đoạn.

+ Định kỳ soát xét danh mục sản phẩm để có định hướng đầu tư trọng tâm, hiệu quả.

4.2.5.2. Kiểm tra việc thực hiện chiến lược

Trong quá trình thực hiện chiến lược chắc chắn sẽ không tránh khỏi những vấn đề nảy sinh cần giải quyết, do vậy Ban quản lý thương hiệu phải thường xuyên theo dõi

kiểm tra. Nội dung kiểm tra căn cứ vào kế hoạch xây dựng hàng năm và kết quả đạt được khi thực hiện kế hoạch đã chọn. Từ đó tìm ra được những vấn đề còn tồn tại cần phải giải quyết để đạt được mục tiêu đề ra.

Định kỳ 6 tháng một lần tiến hành đánh giá kết quả thực hiện chiến lược thông qua các tiêu chí có thể định lượng được như doanh thu, lợi nhuận, hệ thống khách

hàng, lòng trung thành của khách hàng, từ đó đưa ra các biện pháp điều chỉnh kịp thời đảm bảo thương hiệu PAN TRADING được truyền thông một cách xuyên suốt và liên tục.

4.3. ĐÁNH GIÁ TÍNH KHẢ THI CỦA CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN

THƯƠNG HIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI PAN

Các nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng và phát triển thương hiệu đối với mỗi doanh nghiệp:

- Nhận thức của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp: Đây là nhân tố đầu tiên ảnh

hưởng đến việc xây dựng thương hiệu. Xây dựng thương hiệu có được quyết định hay không phụ thuộc vào bản thân các nhà lãnh đạo.

Hiện nay, tại Pan Trading, Ban Giám Đốc có được tầm nhìn về thương hiệu và hiểu rõ tác dụng của thương hiệu, do đó rất đề cao công tác xây dựng và phát

triển thương hiệu bao gồm từ những vấn đề nhỏ nhất là tạo nên các yếu tố thương hiệu ấn tượng (logo, slogan…) cho đến việc xây dựng hình ảnh là doanh nghiệp thương mại có chế độ hậu mãi tốt nhất và định hướng lâu dài cho các dòng sản phẩm chính mà công ty cung cấp. Điều này tạo ra một quyết tâm thực hiện cho toàn bộ CB-CNV cũng như việc hướng tới việc đạt được mục tiêu.

- Đội ngũ cán bộ chịu trách nhiệm xây dựng thương hiệu: Xây dựng được một

chiến lược sâu sát, phù hợp, đạt hiệu quả và có tính khả thi cho việc thực hiện đòi hỏi các cán bộ thực thi phải có tinh thần trách nhiệm, có trình độ kiến thức, hiểu biết sâu sắc về thương hiệu, nhiệt tình với công việc đồng thời nắm vững

mọi hoạt động của doanh nghiệp. Khi đó đội ngũ cán bộ này sẽ tạo ra chiến lược thương hiệu mang tính thực tế cao.

Mặc dù Ban Giám Đốc công ty rất chú trọng vào việc xây dựng và phát triển thương hiệu, tuy nhiên do thời gian thành lập chưa lâu, trong giai đoạn đầu công ty tập trung vào công tác phát triển thị trường là chủ yếu. Do đó, đội ngũ cán bộ chuyên trách cho việc xây dựng và phát triển thương hiệu chưa được thành lập và đào tạo chuyên môn, chưa xây dựng được quy trình và thang đo đánh giá.

- Nguồn lực doanh nghiệp: Nguồn lực về tài chính là một yếu tố tối quan trọng

cho việc xây dựng và thực hiện thành công một chiến lược thương hiệu.

Công ty Cổ Phần Thương Mại Pan có tiềm lực tài chính khá vững chắc và được hậu thuẫn từ công ty mẹ là Pan Pacific Corp, do đó, có đủ ngân sách và tiềm lực cho quá trình xây dựng và phát triển tại công ty.

- Sự hiểu biết và tâm lý khách hàng: Bước vào nền kinh tế thị trường, việc bảo

vệ quyền lợi người tiêu dùng rất được coi trọng. Người tiêu dùng hoàn toàn có quyền kiện những doanh nghiệp cung cấp hàng hóa kém phẩm chất, hàng giả, hàng nhái. Điều này tạo cho các doanh nghiệp có ý thức cao hơn về việc cần phải có chiến lược nhằm xây dựng, bảo vệ và củng cố nhãn hiệu, thương hiệu của mình.

Là một công ty thương mại, điều thuận lợi là Pan Trading đã liên kết và hợp tác để làm nhà phân phối toàn quyền tại Việt Nam cho những thương hiệu có uy tín trên toàn cầu trong lĩnh vực thiết bị giặt và máy vệ sinh. Bên cạnh việc cam kết

về chất lượng, xuất xứ hàng hóa, PAN TRADING còn xây dựng nên các chương trình đào tạo, chính sách hậu mãi cho khách hàng và cố gắng để duy trì, giữ vững những điều đã cam kết.

Như vậy, xét trên khía cạnh nguồn lực nội bộ bên trong công ty, các đề xuất về

chiến lược phát triển thương hiệu hoàn toàn khả thi với PAN TRADING. Tuy nhiên, điểm yếu là công ty chưa thành lập bộ phận chuyên trách cho công việc này, nhân viên phụ trách chưa có nhiều kinh nghiệm. Do đó, công ty sẽ phải mất một khoảng thời gian khá lâu cho việc xây dựng các quy trình cũng như phương pháp kiểm tra và đánh giá hiệu quả của công tác xây dựng và phát triển thương hiệu.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Xây dựng và phát triển thương hiệu tại công ty cổ phần thương mại Pan 2013-2015 (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)