Các khái niệm cơ bản

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Bản đổ, viễn thám và hệ thống thông tin địa lý: Ứng dụng webgis tính toán áp giá thửa đất (Trang 34 - 38)

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

2.3 Tổng quan về WebGIS

2.3.2 Một số chuẩn trao đổi dữ liệu địa lý theo chuẩn OGC

2.2.2.1 Các khái niệm cơ bản

a. URL (Uniform Resource Locator):

URL – định vị tài nguyên thống nhất là một địa chỉ do người dùng cung cấp dùng để truy cập đến vị trí một tài nguyên nào đó (hình ảnh, dữ liệu, văn bản…) trên máy chủ. URL cũng có thể hiểu đơn giản là địa chỉ web, tạo ra khả năng siêu liên kết giữa các trang web trên mạng internet. Địa chỉ web bắt buộc phải là duy nhất (nguồn: webopedia.com).

Một URL cơ bản thường có 3 phần: phần giao thức (HTTP, FPT…), phần địa chỉ máy chủ, phần đường dẫn đến nơi chứa tài nguyên. Địa chỉ máy chủ thường là tên miền (domain name) hoặc địa chỉ IP kết nối với cổng (port) nếu có.

Ví dụ:

http://localhost:80/webmap/php/trang_chu.php Trong đó:

http: tên giao thức localhost: địa chỉ máy chủ 80: tên cổng

webmap/php/trang_chu.php: địa chỉ tuyệt đối dẫn đến tài nguyên

b. Request:

HTTP cho phép giao tiếp giữa rất nhiều loại server/client với nhau, chủ yếu thông qua TCP/IP, tuy nhiên bất kỳ giao thức đáng tin cậy nào khác cũng có thể được dùng. Cổng giao tiếp chuẩn là 80, tuy nhiên có thể dùng bất kỳ cổng khác.

Giao tiếp giữa client và server dựa vào một cặp request/response. Client khởi tạo HTTP request và nhận HTTP response từ server gửi về.

Khi trình duyệt web yêu cầu trang tài liệu với địa chỉ chứa trang tài liệu thì trình duyệt web sẽ gửi lệnh yêu cầu đến máy chủ web server thông qua giao thức HTTP. Tập lệnh yêu cầu của giao thức HTTP có thể bao gồm một số lệnh POST, GET, HEAD, CONNECT…

a. HTTP POTST request: dùng để chuyển dữ liệu lên cho máy chủ

Câu lệnh POTST request sẽ đóng gói những tham số yêu cầu và chứa trong câu lẹnh request. Khi câu lệnh được trình duyệt gửi đến máy chủ, máy chủ mở nó

ra và tìm dữ liệu được gửi kèm bên trong.

b. HTTP GET request: dùng để lấy dữ liệu từ máy chủ

Bảng 2.1 Các ký tự quy ước trong câu lệnh HTTP GET URL

Dạng tổng quát của HTTP GET request:

http://host[:port]/path?{name[=value]&...}

HTTP GET request thực chất là một tiền tố URL được gắn vào các tham số

để tạo ra các câu lệnh hợp lệ gửi đến mapserver bên phía máy chủ. Tiền tố URL bao gồm tên giao thức, tên miền, tên cổng, đường dẫn…Các tham số bao gồm các cặp tên tham số=giá trị và phân tách với nhau bằng dấu “&”.

Ký tự Ý nghĩa

? Phân tách tiền tố URL và phần tham số trong câu lệnh HTTP GET URL

& Phân tách các tham số trong câu lệnh HTTP GET URL

= Phân tách tên và giá trị của tham số trong câu lệnh HTTP GET URL

: Phân tách namespace và identifier trong tham số SRS, layer, format…

, Phân tách giá trị riêng biệt của các tham số có nhiều giá trị / Phân tách kiểu MIME và kiểu con trong giá trị tham số định dạng

Ví dụ:

http://localhost/geoserver/demo/wms?service=WMS&version=1.1.0&request

=GetMap&layers=demo:mybinh&styles=&bbox=574103.75,1148014.25,575813 .8125,1149467.5&width=512&height=435&srs=EPSG:3405&format=applicatio n/openlayers

Phần tiền tố URL: http://localhost/geoserver/demo/wms Các cặp tham số=giá trị: service=WMS, version=1.1.0, request=GetMap, layers=demo:mybinh,styles=,bbox=574103.75,1148014.25,575813.8125,114946

7.5, width=512, height=435, srs=EPSG:3405, format=application/openlayers.

Phần tiền tố URL và phần các cặp “tham số=giá trị” cách nhau bởi dấu “?”.

Tham số có nhiều giá trị như bbox, các giá trị phân tách nhau bở dấu “,”.

Giá trị của tham số layers gồm hai phần namespace (demo) và indentifier

(mybinh) được phân tách với nhau bởi dấu “:”.

Đối với đặc tả WMS, các request sử dụng phương thức HTTP GET còn việc sử dụng HTTP POST chưa được định nghĩa [10]. Đối với đặc tả WFS, theo đặc tả của OGC thì hầu hết các giao tác (operation) đều sử dụng HTTP POST vì sự giới hạn độ dài các URL của một số trình duyệt.

c. Một số quy định về tham số trong HTTP request:

 Tên tham số không phân biệt hoa, thường.

 Giá trị tham số phân biệt hoa, thường.

 Trật tự của các tham số sau phần tiền tố URL là tùy ý.

 Nếu tham số có nhiều giá trị thì các giá trị phân tách với nhau bởi dấu phẩy “,”, không được sử dụng khoảng trắng (space). Nếu một

giá trị nào đó trống thì để trống giá trị đó (“,,”).

d. Các tham số thường gặp trong câu lệnh HTTP request đối với đặc tả WMS, WFS:

Xem xét ví dụ sau:

http://localhost/geoserver/demo/wms?service=WMS&version=1.1.0&request

=GetMap&layers=demo:mybinh&styles=&bbox=574103.75,1148014.25,575813

.8125,1149467.5&width=512&height=435&srs=EPSG:3405&format=applicatio

n/openlayers Trong câu lệnh request trên có các tham số sau:

 SERVICE: đặc tả được sử dụng trong câu lệnh, giá trị của tham số có thể là WMS, WFS…

 VERSION: số phiên bản của đặc tả WMS, WFS…giá trị của tham số thường là một bộ 3 số nguyên dương cách nhau bởi dấu chấm “.” dạng X.Y.Z

 REQUEST: chỉ ra giao tác nào của đặc tả được thực hiện. Giá trị của tham số này là tên của một trong các giao tác mà OGC đặc tả. Đặc tả WMS có các giao tác: GetMap, GetCapabilities, GetFeatureInfo.

Trong trường hợp ví dụ trên, giá trị của tham số REQUEST là

GetMap.

 SRS (Spatial Reference System): dùng để chỉ định hệ quy chiếu mà đặc tả dùng để hiển thị thông tin địa lý. Giá trị của tham số này là một bộ giá trị bao gồm tiền tố namespace (EPGS – European Petroleum Survey Group), một dấu hai chấm “:”, và một số hiệu đại diện cho hệ quy chiếu được sử dụng.

 BBOX: dùng để xác định hình chữ nhật nhỏ nhất bao quanh đối tượng hình học. Các giá trị tọa độ của hình chữ nhật cho phép xác định phạm vi không gian của đối tượng hình học. Giá trị của các tham số này là tập hợp 4 con số phân cách nhau bởi dấu phẩy “,”, biểu diễn các giá trị

minX, min Y, maxX, maxY của hình chữ nhật theo hệ quy chiếu quy định trong tham số SRS (hình 2.6).

Hình 2.6 Hình chữ nhật bao ngoài đối tượng hình học

MinX

MinY

MaxX

MaxY

c. Response:

Sau khi server nhận được yêu cầu và xử lý yêu cầu thì gửi trả kết quả về cho phía client và kết quả được hiển thị bởi trình duyệt web. Tương tự trong hệ thống WebGIS, khi webserver nhận được một request hợp lệ, các đặc tả WMS, WFS sẽ gửi trả về một response tương ứng với những gì request yêu cầu. Các đối tượng trả về trong response phải theo kiểu MIME (Multipurpose Internet Mail Extensions). Đây là kiểu định dạng (format) trả về của response được mô tả trong tài liệu Capabilities XML. Mỗi giao tác hỗ trợ các kiểu MIME trong danh sách định dạng quy định sẵn.

Trong tài liệu Capabilities XML của đặc tả WMS, giao tác GetMap có kiểu định dạng MIME được xác định như sau:

<GetMap>

<Format>image/png</Format>

<Format>application/atom xml</Format>

<Format>application/atom+xml</Format>

<Format>application/openlayers</Format>

<Format>application/pdf</Format>

<Format>application/rss xml</Format>

<Format>application/rss+xml</Format>

...

</GetMap>

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Bản đổ, viễn thám và hệ thống thông tin địa lý: Ứng dụng webgis tính toán áp giá thửa đất (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)