Mô tả phía Server

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Bản đổ, viễn thám và hệ thống thông tin địa lý: Ứng dụng webgis tính toán áp giá thửa đất (Trang 46 - 50)

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

2.3 Tổng quan về WebGIS

2.3.3 Mô tả phía Server

2.3.3.1 Mapserver – GeoServer:

Công nghệ mapserver mã nguồn mở có thể kể đến MapServer, Mapfish,

Degree, MapGuide Open Source, GeoServer…Trong đó GeoSever là phần mềm mapserver khá phổ biến, giao diện admin hỗ trợ quá trình upload dữ liệu bản đồ, định nghĩa các kiểu thể hiện (style) cho bản đồ một cách dễ dàng. GeoServer kết hợp với thư viện Openlayers giúp cho việc tạo bản đồ trên web trở nên đơn giản.

GeoServer là một máy chủ mã nguồn mở với mục đích kết nối những thông tin địa lý có sẵn tới các Geoweb (trang Web hỗ trợ xem thông tin địa lý) sử dụng chuẩn mở. GeoServer được bắt đầu bởi một tổ chức phi lợi nhuận có tên The Open Planning Project (TOPP), nhằm mục đích hỗ trợ việc xử lý thông tin không gian địa lý với chất lượng cao, là phần mềm mã nguồn mở nhằm cung cấp và chia sẻ dữ liệu, đơn giản trong sử dụng. GeoServer được tích hợp như thành phần sinh ra bản đồ trong GeoNetwork .Sự tích hợp này cho phép dữ liệu shapefile và geotiff được tải lên GeoNetWork tự động được cấu hình trong GeoServer và dữ liệu được sẵn sàng để sử dụng. GeoServer được kỳ vọng sẽ trở thành một phương thức đơn giản để kết nối những nguồn thông tin có sẵn từ Google Earth, NASA World Wind nhằm tạo ra các dịch vụ Webmap như Google Maps, Windows Live Local và Yahoo Maps (Nguồn: geoserver.org).

GeoServer được viết bằng ngôn ngữ Java, cho phép người sử dụng chia sẻ và chỉnh sửa dữ liệu không gian địa lý (geospatial data). GeoServer được phát triển, kiểm thử và hỗ trợ bởi nhiều nhóm đối tượng và tổ chức khác nhau trên toàn thế giới. GeoServer là thành phần nền tảng của Geospatial Web, là sự phối hợp các chuẩn hoạt động của Open Geospatial Consortium (OGC), Web Map Service (WMS), Web Feature Service (WFS).

* Các đặc trưng của GeoServer:

- Cho phép xuất dữ liệu linh hoạt dựa vào việc hỗ trợ các chuẩn KML, GML, Shapefile, GeoRSS, Portable Document Format, GeoJSON, JPEG, GIF, SVG, PNG…

- GeoServer có thể đọc được nhiều định dạng dữ liệu, bao gồm PostGIS,

Oracle Spatial, ArcSDE, DB2, MySQL, Shapefiles, GeoTIFF, GTOPO30 và nhiều loại khác. Bên cạnh đó, GeoServer còn có thể chỉnh sửa dữ liệu nhờ những thành phần xử lý của chuẩn Web Feature Server.

- GeoServer được xây dựng trong bộ GeoTools, được viết bởi ngôn ngữ Java.

- Lấy dữ liệu địa lý (bản đồ hay ảnh dùng Web Map Server - WMS), dữ liệu lưu trữ (dùng Web Feature Server - WFS), và cho phép người dùng thao tác cập nhập, xóa bỏ và thêm đặc tính cho các đối tượng - feature (dùng Web Feature Server –Transaction) và công bố dữ liệu ra bên ngoài.

- Sử dụng các chuẩn WMS, WFS, WCS và WFS-T của OGC.

- WMS (Web Map Service) + SLD (Styled Layer Description) giúp trả dữ liệu thô thành một bản đồ hoàn chỉnh, đặt truy vấn lên nó và tạo đường biên.

- WFS (Web Feature Service) mô tả và cung cấp cho dữ liệu vector.

- WCS (Web Coverage Service) mô tả và cung cấp cho dữ liệu raster.

MapServer cũng được coi là một sản phẩm mã nguồn mở, có nhiều chức năng tương tự. Sự khác biệt giữa hai sản phẩm là Mapserver được phát triển trong môi trường cũ được viết bởi ngôn ngữ C và hoạt động nhờ CGI, còn GeoServer được viết bằng ngôn ngữ Java. GeoServer phân biệt với MapServer bởi nó có giao diện đồ họa, giúp đơn giản hơn trong việc cấu hình, và thực thi chức năng sửa đổi dựa vào Web Feature Server, cho phép chỉnh sửa thông tin không gian cả trên Web cũng như trên máy trạm Desktop. Ưu điểm lớn nhất của MapServer là tốc độ thực thi nhanh hơn GeoServer, nhưng từ phiên bản 1.6 trở đi của GeoServer thì tốc độ của hai sản phẩm đã tương đương. Hình 2.8 mô tả tổ chức giao diện của Geoserver.

- GeoServer hỗ trợ việc chia sẻ dữ liệu không gian địa lý lên Google Earth thông qua đặc tính “network link” sử dụng KML (Keyhole Markup Language). Hình 2.9 mô tả giao diện quản lý các lớp dữ liệu của Geoserver.

2.3.3.2 Webserver – Apache:

Trong một hệ thống web thông thường tầng server thường được tích hợp trong một webserver nào đó, trong hệ thống WebGIS ngoài web server còn có mapserver hỗ trợ cung cấp dữ liệu địa lý cho người dùng. Web server thường là

Hình 2.9 Giao diện quản lý các lớp dữ liệu của Geoserver Hình 2.8 Tổ chức giao diện của GeoServer (nguồn: wikipedia.org)

máy chủ có dung lượng lớn, tốc độ cao, được dùng để lưu trữ thông tin như một ngân hàng dữ liệu, chứa những website đã được thiết kế cùng với những thông tin liên quan khác (các mã script, các chương trình, và các file multimedia).

Tất cả các web server đều có một địa chỉ IP hoặc cũng có thể có một tên miền (domain name). Bất kỳ một máy tính nào cũng có thể trở thành một web server nếu được cài đặt chương trình phần mềm máy chủ (Server Sofware) và sau đó kết nối vào internet. Khi máy tính kết nối đến một web server và gửi yêu cầu truy cập các thông tin từ một trang web nào đó, web server software nhận yêu cầu và gửi lại những thông tin mong muốn. Nhờ có web server sofware, người sử dụng có thể truy cập đến các thông tin của trang web từ một máy khách ở bất kỳ nơi đâu có mạng internet.

Nguyên tắc hoạt động của web server:

- Người dùng ở máy khách (client) sẽ gõ một địa chỉ URL vào thanh địa chỉ của web browser. Khi đó, web browser sẽ dựa vào tên miền để tìm kiếm IP của máy chủ.

- Khi có được địa chỉ IP web browser sẽ gửi yêu cầu đến web server để lấy nội dung trang web.

- Lúc đó web server sẽ xử lý yêu cầu của client: lấy nội dung của website mà client yêu cầu gửi lại cho client, nội dung này được người thiết kế web viết bằng các phần mềm hỗ trợ rồi đăng lên (post) web server.

- Khi nhận được nội dung trang web thì web browser có nhiệm vụ hiển thị cho người dùng xem.

Web server được sử dụng trong hệ thống của luận văn là Apache.

Apache hay còn gọi chương trình máy chủ HTTP là một chương trình dành cho máy chủ đối thoại qua giao thức HTTP. Apache đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của world wide web. Apache cung cấp mã nguồn (source code) đầy đủ với license không hạn chế, chạy trên nhiều hệ điều hành khác nhau (Nguồn: apache.org).

Khi được phát hành lần đầu, Apache là chương trình máy chủ mã nguồn mở duy nhất có khả năng cạnh tranh với chương trình máy chủ tương tự

của Netscape Communications Corporation mà ngày nay được biết đến qua tên thương mại Sun Java System Web Server. Từ đó trở đi, Apache đã không ngừng tiến triển và trở thành một phần mềm có sức cạnh tranh mạnh so với các chương trình máy chủ khác về mặt hiệu suất và tính năng phong phú. Từ tháng 4 năm 1996, Apache trở thành một chương trình máy chủ HTTP thông dụng nhất.

Apache được phát triển và duy trì bởi một cộng đồng mã nguồn mở dưới sự bảo trợ của Apache Software Foundation, được phát hành với giấy phép Apache License và là một phần mềm tự do và miễn phí.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Bản đổ, viễn thám và hệ thống thông tin địa lý: Ứng dụng webgis tính toán áp giá thửa đất (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)