Đặc điểm của áp dụng pháp luật về bình đẳng giới

Một phần của tài liệu áp dụng pháp luật về bình đẳng giới tại ủy ban nhân dân quận gò vấp thành phố hồ chí minh (Trang 21 - 24)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN

1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của áp dụng pháp luật về bình đẳng giới

1.1.2. Đặc điểm của áp dụng pháp luật về bình đẳng giới

Áp dụng pháp luật BĐG là hoạt động có mục đích, có ý chí của chủ thể (cá nhân, tổ chức) được nhà nước trao quyền nên quá trình áp dụng pháp luật có những đặc điểm khác với các hoạt động áp dụng pháp luật BĐG ở các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Điểm cần chú ý đến khi áp dụng pháp luật BĐG, căn cứ các quy định của pháp luật hiện hành, các chủ thể có thẩm quyền áp dụng có thể ban hành những mệnh lệnh, ra các quyết định có giá trị bắt buộc phải nghiêm chỉnh chấp hành đối với đối tượng áp dụng, dù có đồng thuận hay không đồng thuận với quyết định đó. Các chủ thể ban hành mệnh lệnh, quyết định mang tính áp đặt mà không phụ thuộc vào mong muốn của đối tượng áp dụng. Các mệnh lệnh, quyết định áp dụng pháp luật của các cơ quan, tổ chức nhà nước sẽ được nhà nước lựa chọn hình thức thực hiện bằng một hay nhiều biện pháp như biện pháp hành chính, biện pháp kinh tế,… trong đó có cả biện pháp cưỡng chế nhà nước.

Chủ thể áp dụng pháp luật về BĐG là các cơ quan nhà nước, đây là chủ thể đặc biệt vì trong quá trình thực hiện, cơ quan nhà nước phải thể hiện là chủ thể mang tính quyền lực nhà nước, nhân danh nhà nước thực hiện trách nhiệm quản lý xã hội nói chung và công tác BĐG nói riêng, đảm bảo cho BĐG được tổ chức thực hiện trên một phạm vi rộng lớn là toàn quốc và trên các mặt đời sống xã hội như chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế... Trách nhiệm đối với các cơ quan nhà nước không giống nhau bởi BĐG liên quan đến một hay nhiều lĩnh vực khác nhau.

1.1.2.2. Áp dụng pháp luật tiến hành theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định

Trong tình hình thực tế có nhiều trường hợp cần áp dụng pháp luật để giải quyết các tình huống rất phức tạp, nhiều trường hợp, đế có thể áp dụng pháp luật giải quyết một vụ việc cụ thể, cần có sự tham gia của nhiều chủ thể khác nhau,

đôi khi hoạt động áp dụng pháp luật có ảnh hưởng ít nhiều đến quyền và lợi ích của chủ thể khi áp dụng pháp luật... Vì thế, để đảm bảo hoạt động áp dụng pháp luật BĐG được thực hiện một cách đúng đắn, thống nhất, đồng bộ đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của cá nhân, tổ chức được áp dụng pháp luật, yêu cầu sự công bằng, sự nghiêm minh của pháp luật, đòi hỏi hoạt động áp dụng pháp luật bắt buộc phải tuân theo trình tự, thủ tục chặt chẽ do pháp luật ban hành.

1.1.2.3. Áp dụng pháp luật là hoạt động cá biệt hóa quy phạm pháp luật đối với từng trường hợp cụ thể

Áp dụng pháp luật được xem một quá trình phức tạp, khi tiến hành phải trải qua nhiều quy trình khác nhau, bắt đầu từ việc phân tích, đánh giá sự việc xảy ra trên thực tế, chủ thể lựa chọn văn bản QPPL phù hợp áp dụng đến việc ra văn bản áp dụng và tổ chức thực hiện văn bản áp dụng đã ban hành. Khi thực hiện, chủ thể pháp luật tiến hành việc lựa chọn QPPL phù hợp đối với trường hợp cần áp dụng là bước rất quan trọng trong quá trình áp dụng pháp luật. Tiêu chuẩn của việc lựa chọn QPPL đầu tiên đó là: xác định quy phạm được lựa chọn là quy phạm đang còn giá trị hiệu lực và không mâu thuẫn, không trái với các luật và văn bản QPPL khác.

Phạm vi áp dụng pháp luật về BĐG là những giới hạn không gian, địa lý, thời gian để các chủ thể tiến hành các hoạt động thực hiện pháp luật về BĐG. Để có được phạm vi áp dụng pháp luật về BĐG đòi hỏi nhà nước phải ban hành quy định trách nhiệm đối với các cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân trong việc thực hiện BĐG; nêu rõ chế độ và trách nhiệm pháp lý của các chủ thể trong thực hiện pháp luật về BĐG mang tính chất quản lý hành chính.

Áp dụng pháp luật về BĐG có nội hàm phong phú và bao trùm toàn bộ đời sống xã hội. Nội dung đó được thể hiện thông qua các chiến lược, chính sách, mục tiêu của nhà nước về BĐG, hướng đến việc thúc đẩy các quyền con người trong các lĩnh vực được tổ chức thực hiện trong thực tiễn. Do đó, một trong những nội dung không thể thiếu trong áp dụng pháp luật về BĐG gồm các biện pháp thúc đẩy BĐG; phổ biến, chính sách pháp luật về BĐG, bồi dưỡng kiến thức, nâng cao

nhận thức giới cho đội ngũ CBCC những người có liên quan đến việc thực thi chính sách đến BĐG.

1.1.2.4. Áp dụng pháp luật là hoạt động có tính sáng tạo

Các vụ việc cụ thể xảy ra trong cuộc sống hết sức đa dạng và phức tạp, trong khi đó pháp luật thường không mô tả tỉ mỉ, cụ thể từng tình tiết của sự việc, ngược lại nó thường chỉ dự liệu những điều kiện, hoàn cảnh có tính chất phổ biến, điển hình. Khi áp dụng pháp luật, các chủ thể có thẩm quyền áp dụng phải nghiên cứu kĩ vụ việc, so sánh, đối chiếu với các quy định của pháp luật, lựa chọn QPPL phù hợp để áp dụng sao cho đúng người, đúng sự việc, đúng mức độ, đúng quan điểm, tư tưởng mà quy phạm pháp luật đã nêu. Ngoài ra, trong thực tế, xảy ra nhiều trường hợp những vụ việc cá biệt đòi hỏi cơ quan chức năng có thẩm quyền phải giải quyết nhưng không thể viện dẫn các quy định của pháp luật để áp dụng. Trong những trường hợp đó, đòi hỏi chủ thể có thẩm quyền phải có ý thức pháp luật cao, có kinh nghiệm thực tiễn phong phú, đồng thời phải linh hoạt, sáng tạo để giải quyết các vụ việc đã xảy ra trong thực tế cuộc sống một cách “thấu tình, đạt lý”, để đưa ra được một quyết định mang tính “thấu tình, đạt lý” để giải quyết vụ việc về BĐG thì cần có sự sáng tạo, tư duy logic tuân thủ theo quy định pháp luật của người áp dụng.

Khi áp dụng pháp luật, các chủ thể có thẩm quyền áp dụng phải nghiên cứu kĩ vụ việc, so sánh, đối chiếu với các quy định của pháp luật, lựa chọn quy phạm pháp luật phù hợp để áp dụng sao cho đúng người, đúng sự việc, đúng mức độ, đúng quan điểm, tư tưởng mà quy phạm pháp luật đã nêu.

Pháp luật về BĐG đặt ra các quy định và điều kiện, khi cả nam hay nữ đều được coi ngang nhau trong việc áp dụng các quy tắc này. Nguyên lý "đối xử như nhau" trong pháp luật có ý nghĩa là không có sự phân biệt, không công bằng giữa các cá nhân hoặc nhóm cá nhân dựa trên các yếu tố không liên quan đến tính chất của việc áp dụng pháp luật. Các quy định của pháp luật đặt ra thường mang tính chất khái quát, khuôn mẫu, quy phạm song các vụ việc xảy ra trong thực tế vô cùng đa dạng, phong phú và diễn biến phức tạp, phát sinh những tình huống ngoài dự liệu.

Một phần của tài liệu áp dụng pháp luật về bình đẳng giới tại ủy ban nhân dân quận gò vấp thành phố hồ chí minh (Trang 21 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)