Thực tiễn áp dụng pháp luật về bình đẳng giới tại Ủy ban nhân dân quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu áp dụng pháp luật về bình đẳng giới tại ủy ban nhân dân quận gò vấp thành phố hồ chí minh (Trang 45 - 53)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN

2.2. Thực trạng pháp luật về bình đẳng giới ở Ủy ban nhân dân Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh

2.2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về bình đẳng giới tại Ủy ban nhân dân quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh

2.2.2.1. Áp dụng pháp luật về BĐG trong lĩnh vực chính trị

Tính đến năm 2023, tổng số cán bộ đảm nhiệm chức vụ chủ chốt diện Ban Thường vụ Quận ủy Quận Gò vấp quản lý:

+ Khối Đảng có cán bộ nữ chủ chốt: 9/14 cán bộ là nữ, đạt 64,3%, trong đó Khối Nội chính (Văn phòng Quận ủy) có cán bộ nữ chủ chốt: 01/03 cán bộ là nữ, đạt 33,33%.

+ Khối Đoàn thể có cán bộ nữ chủ chốt: 05/10 cán bộ là nữ, đạt 50%.

+ Khối Ủy ban phường có cán bộ nữ chủ chốt: 20/46 cán bộ là nữ, đạt 43,5%.

+ Quận có 89/99 cơ quan, đơn vị có cán bộ lãnh đạo chủ chốt là nữ chiếm tỉ lệ 88,9%. Trong đó: Có 11/12 cơ quan chuyên môn thuộc quận có cán bộ lãnh đạo chủ chốt là nữ (chiếm tỉ lệ 91,7%), 01/12 cơ quan chuyên môn thuộc quận không có cán bộ nữ lãnh đạo (phòng Quản lý đô thị); 14/16 UBND phường có lãnh đạo chủ chốt là nữ, đạt tỉ lệ 87,5%, 02/16 Phường không có cán bộ nữ lãnh đạo (Phường 6, 12); 63/71 đơn vị sự nghiệp có cán bộ nữ lãnh đạo chủ chốt, đạt tỉ lệ 94%; đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nhiệm kỳ 2020 -2025 (tính đến tháng 6/2023 có 186/298 đồng chí là nữ, đạt tỉ lệ 62,42%).

- Cán bộ nữ tham gia Ban chấp hành Đảng bộ quận là 18/40 người, đạt tỷ lệ 45%; cán bộ nữ tham gia Ban Thường vụ Quận ủy là 07/13 người, đạt tỷ lệ 53,8%. Cán bộ lãnh đạo, quản lý diện Ban Thường vụ Quận ủy được phê duyệt quy hoạch nhiệm kỳ 2025 -2030 có 519 đồng chí, trong đó nữ là 434 đồng chí, tỉ lệ 83,6%.

- Cán bộ nữ tham gia Ban chấp hành Đảng bộ 16 phường là 87/220 người, đạt tỉ lệ 39,5%.

Quận thường xuyên tổ chức các cuộc tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức, tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về cán bộ nữ và công tác cán bộ nữ; tập huấn, bồi dưỡng định kỳ đối với nữ CBCCVC tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn quận. Rà soát, đảm bảo cơ hội bình đẳng cho phụ nữ tham gia vào các vị trí lãnh đạo, quản lý ở tất cả các cơ quan, đơn vị thuộc quận và 16 phường.

Công tác phát triển đảng viên nữ cũng luôn được quan tâm. Phần lớn các tổ chức cơ sở Đảng cơ bản thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, bồi dưỡng phát triển đảng viên nữ trong tổ chức chính trị - xã hội như Đoàn thanh niên, hội Liên hiệp phụ nữ, Công đoàn, trong công nhân viên chức lao động ở các ngành.

Công tác phát triển đảng viên luôn được quận quan tâm, tập trung phát triển những quần chúng ưu tú đứng vào hàng ngũ của Đảng góp phần xây dựng Đảng vững mạnh về số lương và chất lượng. Hiện nay tổng số đảng viên (đến tháng 15/2022) 12.241 người, trong đó đảng viên nữ 5.625 người đạt tỷ lệ 45,9%.

2.2.2.2. Áp dụng pháp luật BĐG trong lĩnh vực kinh tế, lao động, việc làm

Toàn quận có 23.357 doanh nghiệp, chi nhánh, cơ sở sản xuất kinh doanh đang hoạt động do quận quản lý, trong đó có 6.539 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh có nữ là chủ (chiếm tỉ lệ 27,99%). Tổng số lao động làm công ăn lương trên địa bàn quận: 102.700 lao động, trong đó 39.082 lao động là nữ, chiếm 38,05%.

Thực hiện triển khai các kênh thông tin về thị trường lao động, tư vấn về giải quyết nhu cầu việc làm, các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn quận Gò Vấp và Thành phố nhằm giảm thời gian tìm việc của người lao động; triển khai các chính sách khuyến khích đối với doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ, quan tâm đến nhóm lao động là nữ khuyết tật, nữ hoàn lương đang sinh sống trên địa bàn quận. Đồng thời, để làm tốt công tác này, lãnh đạo quận quán triệt cần tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện pháp luật về BĐG trong lĩnh vực lao động - việc làm, thực hiện chặt chẽ việc ghi chép ban đầu đối với các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh có tách biệt theo giới tính, độ tuổi, trình độ, lĩnh vực sản xuất kinh doanh [26].

Quyền quyết định cuối cùng đối với các công việc quan trọng của gia đình;

tỉ lệ nam giới đứng tên sở hữu cá nhân các tài sản có giá trị cũng nghiêng về nam giới nhiều hơn so với phụ nữ. Trong ngày, nam giới cũng có nhiều thời gian giải trí hơn so với phụ nữ. Điều này cản trở cơ hội dành cho sự tiến bộ cá nhân và sự tham gia hoạt động CT-XH của phụ nữ, hạn chế sự đóng góp của phụ nữ cho sự phát triển của gia đình và xã hội. Cân bằng giữa công việc và đời sống gia đình đối với nam giới và phụ nữ để có được tinh thần thoải mái, sáng tạo trong công việc hướng tới việc làm bền vững là một thách thức trong giai đoạn hiện nay.

Trong thực tế trung bình các khoản thu nhập của lao động nữ vẫn thấp hơn so với lao động nam, nguyên nhân nữ giới có trình độ trung bình thấp hơn so với nam giới nên trong trường hợp này phải làm những công việc có mức lương thấp hơn so với nam.

2.2.2.3. Áp dụng pháp luật về BĐG trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo

Quận đã tập trung chỉ đạo công tác phổ cập giáo dục, các ban ngành đoàn thể quận, phường có sự phối hợp đồng bộ và nhiều giải pháp tích cực như: quan

tâm công tác huy động học sinh đầu cấp đến trường, thực hiện tốt công tác phân luồng học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở và vận động học sinh không đạt 3 nguyện vọng vào lớp 10 ra lớp học dân lập tư thục, Trung tâm giáo dục dạy nghề giáo dục thường xuyên, Trung cấp chuyên nghiệp, chăm lo đến trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, có nguy cơ bỏ học, nên tỉ lệ phổ cập giáo dục, xóa mù chữ trên địa bàn quận được củng cố và giữ vững. Tỉ lệ biết chữ của nam và nữ trong độ tuổi từ 15 đến 40: đạt 99% (nữ 120.929/247.440). Năm 2022, tổng số người đạt trình độ thạc sĩ trong ngành giáo dục – đào tạo là 195 (nữ 175) đạt tỉ lệ: 100% cán bộ công chức được đi đào tạo, bồi dưỡng. Phòng Giáo dục và Đào tạo quận xây dựng và ban hành Kế hoạch số 1267/KH-GDĐT về Kế hoạch pháp chế và phổ biến tuyên truyền giáo dục pháp luật trong năm học 2021-2022. Nội dung cơ bản gồm: Các quy định pháp luật của Nhà nước về dân sự; hình sự; hành chính; hôn nhân và gia đình; BĐG; xây dựng; bảo vệ môi trường; an toàn vệ sinh thực phẩm;

xử lý vi phạm hành chính; lao động; giáo dục; y tế; quốc phòng và an ninh; giao thông; bảo hiểm xã hội; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; bạo lực học đường;

phòng, chống mại dâm; an ninh, an toàn trường học, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện; tích cực phòng, chống ma túy; phòng cháy chữa cháy; hôn nhân và gia đình; luật trẻ em, phòng chống bạo lực trên cơ sở giới, phòng chống xâm hại trẻ em… 100% cán bộ, giáo viên chủ chốt các cấp khi tham gia học được đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực về giới và lồng ghép giới. 100%

học sinh các trường trên địa bàn quận đều được công tác truyền thông nâng cao nhận thức về chuyên đề “BĐG và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới” phù hợp với độ tuổi sinh hoạt dưới cờ, các hoạt động ngoài giờ lên lớp, tổ chức thi tìm hiểu pháp luật…[24].

Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2020-2025”, xây dựng và thực hiện Bộ quy tắc ứng xử trong trường học; ngăn ngừa, xử lý kịp thời, hiệu quả các hành vi tiêu cực, thiếu tính giáo dục trong cơ sở giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường; đặt ra cơ chế phối hợp giữa nhà trường - gia

đạo các trường ký kết chương trình phối hợp với công an quận nhằm tăng cường vai trò, trách nhiệm giữa các cơ quan trong công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật; đấu tranh phòng, chống tội phạm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh. Phòng Giáo dục và Đào tạo cùng các trường tổ chức các buổi đối thoại trực tiếp với học sinh phổ thông để lắng nghe tâm tư nguyện vọng, những khó khăn khúc mắc trong học tập, các mối quan hệ giao tiếp thầy cô, cha mẹ, bạn bè. Từ đó có những biện pháp giáo dục phù hợp hỗ trợ học sinh giải tỏa những áp lực trong học tập và cuộc sống.

2.2.2.4. Áp dụng pháp luật về BĐG trong lĩnh vực khoa học và công nghệ

Trong điều kiện KT-XH hiện nay, nền kinh tế tri thức đặt ra yêu cầu ngày càng cao đòi hỏi người lao động phải thường xuyên và liên tục tiếp nhận tri thức mới. Do vậy, người phụ nữ có điều kiện học tập nâng cao trình độ là một cơ hội lớn. Tiến bộ khoa học kỹ thuật phát triển đã làm giảm bớt thời gian người phụ nữ dành cho các hoạt động nội trợ. Nhờ đó, người phụ nữ có nhiều thời gian tham gia các hoạt động xã hội khác nhau. Trong bối cảnh đó, Quận đã chủ trương nâng cao trình độ tay nghề, bồi dưỡng chuyên môn cho một số đối tượng phụ nữ gặp rào cản ít được đào tạo và đào tạo lại ở mức đủ trình độ, kỹ năng hoạt động trong các ngành nghề ứng dụng tiến bộ KHCN, trình độ kỹ thuật, công nghệ cao.

2.2.2.5. Áp dụng pháp luật về BĐG trong lĩnh vực y tế

Trước thực trạng mất cân bằng giới tính như hiện nay, Quận phối hợp chặt chẽ với các ban ngành, đoàn thể đặc biệt là ngành y tế triển khai nhiều biện pháp song hành, trong đó đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát xử phạt việc lạm dụng dịch vụ kỹ thuật siêu âm để chẩn đoán giới tính thai nhi cũng như dịch vụ nạo phá thai tại các cơ sở dịch vụ; đồng thời tổ chức các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư về hệ lụy của mất cân bằng giới tính khi sinh, nhằm từng bước thay đổi tư tưởng “trọng nam khinh nữ” vẫn còn nặng nề bởi quan niệm truyền thống của người dân là phải có con trai “để nối dõi tông đường”.

Cập nhật và chia sẻ thông tin chính xác kịp thời trên trang Facebook của quận và phường về tình hình dịch bệnh, các biện pháp phòng, chống và hướng

dẫn cách vệ sinh cá nhân giúp mọi người tăng sức đề kháng phòng dịch. Đẩy mạnh tuyên truyền thực hiện theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh thực hiện công tác phòng, chống dịch Covid-19, vận động người dân trên địa bàn chấp hành nghiêm túc giãn cách xã hội trên fanpage quận, phường qua hoạt động tổ chức mini game tuyên truyền “Thông điệp 5K” trong phòng, chống dịch Covid- 19 với 500 người tham gia bình luận trả lời câu hỏi, tiếp cận gần 1.000 người qua đó nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền phòng, chống dịch Covid-19 đến cộng đồng mạng.

Phối hợp với Website quận, Trung tâm Văn hóa quận, UBND phường thực hiện tuyên truyền thông điệp về giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh trên 16 pano tại các tuyến đường trên địa bàn quận, đăng tải thông tin tuyên truyền 10 bài viết trên trang Web của quận. 16 cuộc truyền thông thuộc Chương trình Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh với 1300 người tham dự. Tư vấn về giới và giới tính khi sinh cho nam, nữ thanh niên đăng ký kết hôn tại UBND phường được 89 cặp. Tổng số trẻ sinh ra trong năm 2021 là 5.154 trẻ, trong đó số trẻ là nữ ước tính 2.526 trẻ. Tỉ số giới tính khi sinh năm 2021 là 104 trẻ nam/100 trẻ nữ. Hoạt động Y tế trên địa bàn quận trong thời gian qua đạt được nhiều thành tựu, hệ thống y tế ngày càng phát triển, Bệnh viện quận, Trung tâm Y tế quận được đầu tư xây dựng, bổ sung trang thiết bị cho Trạm Y tế phường. Toàn quận có 16/16 Trạm y tế đều có Y sĩ sản nhi. Các chương trình chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng trên địa bàn quận hoạt động thường xuyên có hiệu quả, đảm bảo việc chăm sóc sức khỏe cho người dân. Nổi bật là chương trình khám bệnh cho đối tượng chính sách, người cao tuổi, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, các chương trình mục tiêu quốc gia về phòng chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm, HIV/AIDS, … đặc biệt, quận đã kéo giảm khoảng cách mất cân bằng giới tính khi sinh. Trong thời gian tới, quận tiếp tục tăng cường công tác thông tin, truyền thông bằng nhiều hình thức đa dạng để ngăn ngừa việc lây truyền HIV từ mẹ sang con, tạo mọi điều kiện để phụ nữ mang thai được tiếp cận thông tin dịch vụ chăm sóc và dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con [24].

2.2.2.6. Áp dụng pháp luật về BĐG trong lĩnh vực văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao

Tiếp tục thực hiện tuyên truyền “Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình” bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, cổ động trực quan như: loa phát thanh, bảng điện tử, áp phích, trang thông tin điện tử… theo từng chủ đề như: Ứng xử chung trong gia đình, ứng xử của các mối quan hệ trong gia đình, kỹ năng giao tiếp giữa các thành viên trong gia đình, xây dựng gia đình trong thời kỳ công nghệ 4.0,...

qua đó, đã thực hiện 132 tin bài, 325 băng rôn, 621 lượt xe loa và đảm bảo tất cả các hộ gia đình trên địa bàn đều được tiếp cận và hiểu rõ về “Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình”.

Niêm yết bộ thủ tục hành chính theo từng lĩnh vực trong phạm vi áp dụng của hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 thuộc Phòng Văn hóa và Thông tin, cụ thể trong lĩnh vực gia đình và thư viện. Trong 15 năm qua, toàn quận (cấp quận và cấp phường) đã tổ chức hơn 500 cuộc truyền thông về Luật phòng chống bạo lực gia đình lồng ghép tuyên truyền về BĐG và tư vấn giáo dục đời sống gia đình tại các phường với khoảng 3500 người tham dự, trong đó phụ nữ chiếm 85%; và tổ chức tập huấn 50 lớp với hơn 2500 lượt người tham gia về kỹ năng hòa giải, tư vấn, quy trình can thiệp BLGĐ ở cộng đồng, giao tiếp ứng xử văn hóa trong đời sống gia đình… cho các thành viên trong Ban chỉ đạo và nhóm Phòng chống BLGĐ, CLB gia đình hạnh phúc; tổ chức các buổi chuyên đề về phòng, chống xâm hại tình dục cho hơn 10.000 em nữ từ 6 đến 16 tuổi tham dự.

Tập huấn nghiệp vụ xử lý khi có BLGĐ xảy ra; các văn bản xử phạt hành chính đối với người gây ra bạo hành. Kiến thức, thông tin về pháp luật phòng, chống BLGĐ, BĐG trong gia đình, các nội dung pháp luật dân số, trẻ em. Quản lý 186 mô hình tập hợp như: CLB xây dựng gia đình hạnh phúc, CLB Tiền hôn nhân, CLB Đồng cảm, Tổ tin cậy cộng đồng, Tổ tư vấn cộng đồng, CLB Vươn lên, CLB Vượt khó, CLB phụ nữ tham gia bảo vệ môi trường, CLB Dưỡng sinh, CLB Nuôi dạy con tốt, CLB Phòng chống tệ nạn xã hội, CLB Phụ nữ với an toàn giao thông, CLB Giúp việc nhà, CLB Nữ doanh nghiệp, CLB “Nữ chủ nhà trọ”,

với 6.730 thành viên. Duy trì sinh hoạt các CLB đội nhóm với nội dung hoạt động theo từng quý, chuyên đề. Nội dung sinh hoạt bám sát theo từng đợt hoạt động và công tác trọng tâm của hội [24].

Quận đã tập trung nâng cao chất lượng tuyên truyền về BĐG với nhiều hình thức: phát thanh hàng ngày với các nội dung có liên quan đến BĐG; nhiều bài viết về công tác BĐG được đăng trên trang website của quận. Tổ chức tuyên truyền về các chính sách, pháp luật thông qua các hình thức: tài liệu hỏi đáp, tuyên truyền miệng, tuyên truyền theo nhóm nhỏ, băng rôn, hội thi, chiến dịch truyền thông … nhằm phổ biến các quy định của pháp luật về BĐG góp phần nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của CBCC và các tầng lớp nhân dân về BĐG.

2.2.2.7. Áp dụng pháp luật về BĐG trong gia đình

Điều đáng quan tâm là tỉ lệ người dân có nhận thức đúng về các hành vi BLGĐ là thấp. Những nguyên nhân khiến cho tình trạng bạo lực giới kéo dài và diễn biến phức tạp bắt nguồn từ những khoảng trống trong hệ thống pháp luật và thực thi pháp luật; việc phát hiện, tố cáo, xử lý người gây bạo lực và hỗ trợ nạn nhân còn chưa kịp thời và có nhiều thiếu sót. Để phần nào khắc phục tình trạng này, quận thường xuyên thực hiện công tác tuyên truyền phổ biến chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, chính sách pháp luật về Luật BĐG, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Hôn nhân và gia đình và các văn bản dưới luật có liên quan đến gia đình, phòng, chống BLGĐ, BĐG, trẻ em… Quận đã lồng ghép nội dung về giới, BĐG trong tập huấn tuyên truyền về công tác gia đình, phòng, chống BLGĐ.

Nội dung các tài liệu đã sử dụng tuyên truyền về pháp luật và các vấn đề xã hội về giới, BĐG được phổ biến thông qua nhiều hình thức như đưa lên website quận, tờ rơi, pa-nô, áp phích, bản tin, tuyên truyền miệng; tuyên truyền cổ động trực quan; phổ biến dạng tài liệu phát tay, hội thi, tọa đàm, chuyên đề và trong các đợt hoạt động cao điểm như Ngày Quốc tế Hạnh phúc (20/3), Ngày Gia đình Việt Nam (28/6), Tháng hành động quốc gia về phòng, chống BLGĐ (Tháng 6), ngày Quốc tế xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ (25/11) và tháng hành động vì BĐG và

Một phần của tài liệu áp dụng pháp luật về bình đẳng giới tại ủy ban nhân dân quận gò vấp thành phố hồ chí minh (Trang 45 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)