Cơ sở pháp lý áp dụng pháp luật về bình đẳng giới

Một phần của tài liệu áp dụng pháp luật về bình đẳng giới tại ủy ban nhân dân quận gò vấp thành phố hồ chí minh (Trang 26 - 34)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN

1.2. Cơ sở pháp lý áp dụng pháp luật về bình đẳng giới

Với quan điểm coi BĐG là một bộ phận không thể tách rời của quá trình phát triển KT-XH của đất nước nên trong hơn thập kỷ qua, các hoạt động nhằm thúc đẩy BĐG ngày càng được các cấp, ngành chú trọng triển khai. Áp dụng pháp luật về BĐG là công cụ quan trọng đưa Luật Bình đẳng giới vào cuộc sống và thể hiện cam kết cao của Việt Nam trong việc thực hiện Công ước quốc tế xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ, Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh (1995). Việt Nam ban hành văn bản luật pháp và chính sách liên quan BĐG đã được ra đời, Nhiều văn bản pháp quy đã được ban

hành để cụ thể hóa các nội dung của quy định pháp luật về BĐG, có thể kể đến một số văn bản QPPL tiêu biểu như sau:

- Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013;

- Bộ Luật dân sự (2015);

- Bộ Luật Hình sự (2015);

- Bộ Luật Lao động (2012);

- Luật Cán bộ, công chức (2008, sửa đổi bổ sung 2019);

- Luật Viên chức (2010, sửa đổi bổ sung 2019);

- Luật Phòng, chống mua bán người (2012);

- Luật Việc làm (2013);

- Luật Phổ cập giáo dục tiểu học - Luật Giáo dục năm (2005);

- Luật Khám bệnh, chữa bệnh (2009);

- Luật Giáo dục Đại học (2012) (được sửa đổi, bổ sung năm 2018), - Luật Giáo dục nghề nghiệp (2014),

- Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em - Luật Tổ chức chính quyền địa phương (2015, Sửa đổi năm 2019) - Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (2015)

- Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân (2015) - Luật Bình đẳng giới (2006);

- Luật Hôn nhân và gia đình - Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (2007);

- Nghị định số 125/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới; …

Xác định tầm quan trọng của việc áp dụng pháp luật về BĐG, áp dụng pháp luật về BĐG triển khai thực hiện trên các phạm vi như sau:

1.2.1. Áp dụng pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị

Chiến lược thúc đẩy BĐG của Việt Nam được thể hiện qua nhiều chủ trương, của Đảng và chính sách, pháp luật Nhà nước. Quán triệt quan điểm của Đảng, theo nguyên tắc bình đẳng nam nữ được thể chế hóa trong Hiến pháp và hầu hết các văn bản QPPL của Nhà nước CHXHCN Việt Nam, tạo cơ sở pháp lý cho phụ nữ tham gia chính trị. Theo Hiến pháp (2013), cụ thể tại Chương II quy định:

"Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân" [11]. Trong Luật Bình đẳng giới (2006) quy định về BĐG trong lĩnh vực chính trị tại Điều 11.

Nhà nước ban hành những quy định cụ thể nhằm đảm bảo sự tham gia bình đẳng của nam và nữ trong các cơ quan dân cử và bộ máy QLNN, theo đó, tại khoản 3, Điều 7 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân (2015) lần đầu tiên quy định tỉ lệ ứng cử viên là nữ trong danh sách chính thức những người ứng cử phải “bảo đảm có ít nhất ba mươi lăm phần trăm tổng số

người trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội là phụ nữ” [16].

Những nỗ lực không ngừng của Đảng và Nhà nước góp phần thực hiện tốt chương trình BĐG trên các lĩnh vực, BĐG trong lĩnh vực chính trị là một trong những lĩnh vực đáng kể và được cộng đồng quốc tế ghi nhận.

Áp dụng pháp luật về BĐG trong lĩnh vực chính trị là rất quan trọng, bởi vì phụ nữ cũng như nam giới trong lĩnh vực này có điều kiện tự khẳng định vị trí của họ, vì khi tham gia vào vị trí lãnh đạo, quản lý ở các cấp nghĩa là họ đã thực sự tham gia vào việc nắm giữ và sử dụng quyền lực nhà nước, đại diện cho mọi người nói chung và cho giới nói riêng trực tiếp tham gia vào công tác phát triển KT-XH của địa phương.

1.2.2. Áp dụng pháp luật bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động, việc làm

Ngoài ra, chính sách pháp luật về BĐG còn được thể hiện ở khía cạnh giảm khoảng cách giới trong lĩnh vực kinh tế. Nhằm giảm khoảng cách giới trong lĩnh

vực kinh tế, lao động, việc làm, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta không ngừng hoàn thiện các quy định pháp luật về BĐG trong vấn đề này.

Căn cứ tại Điều 12 Luật Bình đẳng giới (2006) có nêu: “Nam, nữ bình đẳng

trong việc thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý doanh nghiệp, bình đẳng trong việc tiếp cận thông tin, nguồn vốn, thị trường và nguồn lao động” [12] và Khoản 1 Điều 13 Luật này đưa ra quan điểm:

“nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện làm việc khác” [12] cho thấy trong lĩnh vực kinh tế, BĐG

cũng nhận được sự quan tâm sâu sắc.

Khoản 1 Điều 8 Bộ luật Lao động (2019) nghiêm cấm các hành vi:“phân

biệt đối xử trong lao động” [3]. Bộ luật Lao động (2019) còn ghi nhận chính sách

của Nhà nước như sau: “Bảo đảm quyền bình đẳng của lao động nữ, lao động

nam, thực hiện các biện pháp bảo đảm BĐG và phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc”[3]. Chính sách nhà nước đối với lao động nữ và bảo đảm thực

thi quyền bình đẳng của lao động nữ, lao động nam, thực hiện các biện pháp bảo đảm BĐG và phòng, chống các hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc. Khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện để lao động nữ, lao động nam có việc làm thường xuyên, áp dụng rộng rãi chế độ làm việc theo nhiều hình thức khác nhau như thời gian biểu linh hoạt, làm việc không theo ca, thực hiện công việc làm tại nhà. Nhà nước quy định cụ thể trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc đảm bảo việc làm, cơ hội làm việc đối với người lao động là: Bảo đảm thực hiện BĐG và các biện pháp thúc đẩy BĐG trong tuyển dụng, bố trí, sắp xếp việc làm, đào tạo, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương và các chế độ khác [3]. Bộ Luật Lao động (2019) còn quy định chi tiết về các hoạt động như tuyển dụng, đào tạo, thời giờ làm việc, nghỉ ngơi… nhằm bảo vệ quyền lợi đặc thù của người phụ nữ và bảo đảm bình đẳng giữa nam và nữ, trường hợp người sử dụng lao động vi phạm các quy định BĐG liên quan đến lao động thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định cụ thể tại Điều 8 Nghị định số 125/2021/NĐ-

CP ngày 28/12/2021 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BĐG [8].

Theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2020) cụ thể tại Điều 4 thì quá trình xây dựng văn bản QPPL phải bảo đảm lồng ghép vấn đề BĐG trong xây dựng và ban hành văn bản QPPL. Trong quá trình xây dựng văn bản QPPL, việc lồng ghép vấn đề BĐG được xem là biện pháp chiến lược để cụ thể hóa mục tiêu BĐG, xóa bỏ bất bình đẳng đối xử về giới, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, phù hợp với đặc thù của mỗi giới; bảo đảm BĐG thực chất giữa nam và nữ; tạo cơ hội phát triển như nhau cho nam và nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.

Chính quyền các cấp có kế hoạch, biện pháp tổ chức xây dựng các nhà trẻ, lớp mẫu giáo ở nơi có nhiều lao động giúp cho người lao động an tâm làm việc, lao động sản xuất.

1.2.3. Áp dụng pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo

Được xem là chủ thể hưởng thụ những giá trị mà giáo dục, đào tạo mang lại, nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận và hưởng thụ các chính sách về các hoạt động giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. Không những thế, chủ thể còn được cụ thể hóa trong quy định của các văn bản pháp luật khác như Luật Giáo dục (2019), Luật Giáo dục Đại học (2012) (được sửa đổi, bổ sung năm 2018), Luật Giáo dục nghề nghiệp (2014), Bộ luật Lao động (2019) … Cụ thể: quy định tại khoản 1, Điều 13 Luật Giáo dục (2019) quy định: “Học tập là quyền và nghĩa

vụ của công dân. Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính, đặc điểm cá nhân, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập” [17] ; Căn cứ Điều 14 Luật Bình đẳng giới

(2006), BĐG trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo: (1) Nam, nữ bình đẳng về độ

tuổi đi học, đào tạo, bồi dưỡng; Nam, nữ bình đẳng trong việc lựa chọn ngành, nghề học tập, đào tạo; (2) Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận và hưởng thụ các chính sách về giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; (3) Nữ

hỗ trợ theo quy định của Chính phủ [12]. Công dân không phân biệt giới tính đều

bình đẳng về cơ hội học tập.

Nền tảng của việc lựa chọn ngành - nghề, việc làm là được đào tạo, bồi dưỡng các kỹ năng nghề nghiệp, đặc biệt là đối với các ngành, nghề đặc thù có quy định điều kiện về chứng chỉ hành nghề. Điều 5 Bộ luật Lao động (2019) có nêu: “người lao động có quyền học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp và không bị phân biệt đối xử” [3]; trong luật cũng quy định nghiêm cấm hành vi “phân biệt đối xử về giới tính” đối với người lao động, theo đó có việc phân biệt đối xử về

giới tính trong việc lựa chọn người lao động khi cử đi đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; Các cơ sở dạy nghề, cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển sinh trên cơ sở các điều kiện về năng lực của thí sinh thể hiện qua điểm thi, quá trình học tập không phân biệt giới tính của thí sinh ứng tuyển. Không phân biệt giới tính nam hay nữ, đều có cơ hội ngang nhau trong việc lựa chọn học tập những ngành - nghề, công việc lĩnh vực phù hợp với sở thích, khả năng, năng khiếu của người học.

1.2.4. Áp dụng pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực khoa học và công nghệ

Khi xã hội có nhiều tiến bộ, văn minh và phát triển, phụ nữ nói chung và phụ nữ Việt Nam nói riêng ngày càng có nhiều cơ hội tham gia và đóng góp cho sự nghiệp xây dựng phát triển toàn diện và sâu rộng của những vấn đề của đất nước. Họ ngày càng khẳng định vai trò và vị thế của mình trong hầu hết các lĩnh vực, bao gồm cả hoạt động nghiên cứu KH&CN.

BĐG trong KH&CN là một trong tám lĩnh vực chủ chốt được quy định trong Luật Bình đẳng giới (2006). theo Điều 15 Luật này nêu: “nam giới và phụ

nữ bình đẳng trong tiếp cận các khóa đào tạo về KH&CN, trong công bố các kết quả nghiên cứu KH&CN, và trong phát minh sáng chế” [12]. Phụ nữ được khuyến

khích tham gia nghiên cứu khoa học và hiện đang có các đề xuất về chính sách ưu tiên phụ nữ trong giáo dục và đào tạo nghiên cứu khoa học để tạo ra một môi trường nghiên cứu khoa học hiện đại và dân chủ.

1.2.5. Áp dụng pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế

Tại Điều 38 của Hiến pháp (2013) quy định BĐG trong lĩnh vực y tế như sau: “Mọi người có quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, bình đẳng trong việc

sử dụng các dịch vụ y tế và có nghĩa vụ thực hiện các quy định về phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh” [11]. Lĩnh vực y tế là tổng hợp các hoạt động chăm sóc

sức khoẻ, hoạt động chuẩn đoán, điều trị, chữa bệnh, phòng ngừa bệnh, bệnh tật, thương tích, và suy yếu về thể chất và tinh thần khác ở người, y tế đề cập đến vấn đề sức khỏe cũng như hoạt động liên quan trong cuộc sống hàng ngày. Cần xác định, BĐG trong ngành y tế có 2 đặc thù cơ bản, đó là: (1) Nhóm mục tiêu thực hiện sự BĐG trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng nói chung. Ngành y tế cũng đặt mục tiêu nâng cao nhận thức BĐG cho đội ngũ CBCCVC, người lao động trong ngành; hỗ trợ giảm thiểu hậu quả đối với sức khỏe là nạn nhân BLGĐ;

(2) Nhóm chỉ tiêu về đảm bảo quyền bình đẳng với cán bộ ngành y tế với việc tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các cương vị lãnh đạo, quản lý trong toàn ngành nhằm từng bước giảm dần khoảng cách về giới trong lĩnh vực này.

Thể chế hóa quan điểm của Hiến pháp, BĐG trong lĩnh vực y tế được quy định cụ thể tại Điều 17 Luật Bình đẳng giới (2006): (1) Nam, nữ bình đẳng trong

tham gia các hoạt động giáo dục, truyền thông về chăm sóc sức khỏe, sức khoẻ sinh sản và sử dụng các dịch vụ y tế; (2) Nam, nữ bình đẳng trong lựa chọn, quyết định sử dụng biện pháp tránh thai, biện pháp an toàn tình dục, phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục; Phụ nữ nghèo cư trú ở vùng sâu, vùng xa, là đồng bào dân tộc thiểu số, trừ các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, khi sinh con đúng chính sách dân số được hỗ trợ theo quy định của Chính phủ [12]. Còn theo Điều 3 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh

(2009), khẳng định bình đẳng, công bằng và không kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người bệnh trong mọi trường hợp.

1.2.6. Áp dụng pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao

Quá trình hội nhập quốc tế ở nước ta diễn ra đã tạo ra những tiền đề mạnh

hoạt động giao thoa, ghi dấu ấn với khu vực và thế giới, thúc đẩy những đổi mới tích cực các hoạt động về tư duy, quản lý, phát triển đa dạng, đối ngoại trong lĩnh vực văn hóa, thông tin, thể dục thể thao. Do vậy, phải đặt vấn đề, bình đẳng và BĐG trong các lĩnh vực này.

Trong lĩnh vực thể dục và thể thao, Hiến pháp (2013) quy định tại khoản 2, Điều 37: “Thanh niên được Nhà nước, gia đình và xã hội tạo điều kiện học tập,

lao động, giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ, bồi dưỡng đạo đức, truyền thống dân tộc, ý thức công dân; đi đầu trong công cuộc lao động sáng tạo và bảo vệ Tổ quốc…” [11]. Về hoạt động văn hóa, tại Điều 40 có nêu: “Mọi người có quyền nghiên cứu KH&CN, sáng tạo văn học, nghệ thuật và thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động đó”. Đồng thời nhà nước đảm bảo “Mọi người có quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hoá, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa” (Điều 41) [11].

Tại Luật Bình đẳng giới (2006), tại Điều 16 BĐG trong lĩnh vực văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao đó là: “Nam, nữ bình đẳng trong tham gia các hoạt

động văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao; Nam, nữ bình đẳng trong hưởng thụ văn hoá, tiếp cận và sử dụng các nguồn thông tin” [12].

1.2.7. Áp dụng pháp luật về bình đẳng giới trong gia đình

Quan hệ giữa gia đình với xã hội là quan hệ giữa các bộ phận với cái toàn thể. Gia đình thường được ví là tế bào xã hội, tập hợp nhiều gia đình cộng lại góp phần hình thành cộng đồng, xã hội, khi gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, đây là mối quan hệ biện chứng. BĐG trong gia đình không chỉ có ý nghĩa riêng đối với người phụ nữ mà còn được xem là động lực phát triển xã hội. Bình đẳng dễ nhận thấy ngay từ trong mỗi gia đình, được xem là nền tảng cho việc nâng cao quyền phụ nữ, cho phép họ tự quyết định cuộc sống và khẳng định vị thế của mình ngoài xã hội. Hôn nhân dựa theo nguyên tắc tự nguyện tiến bộ: “Nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn”, thực hiện chế độ hôn nhân “một vợ một

chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau”. Đồng thời chế độ hôn nhân gia

đình đặt dưới sự Nhà nước bảo hộ và Nhà nước bảo hộ quyền lợi của người mẹ và trẻ em (nội dung quy định tại Điều 36 Hiến pháp); Riêng đối với trẻ em được Nhà

nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; không những thế trẻ em còn được tham gia vào chính các vấn đề về trẻ em.

Cụ thể hóa quan điểm của Hiến pháp, Điều 18 Luật Bình đẳng giới (2006), BĐG trong gia đình được hiểu 05 nội dung cơ bản sau: Thứ nhất, cả hai vợ, chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ khác liên quan đến hôn nhân và gia đình, được pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích; Thứ hai, Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng và quyết định các điều kiện tài sản, hoạt động kinh tế, nguồn lực trong gia đình; Thứ ba, Vợ, chồng ngang quyền với nhau trong quá trình bàn bạc, ra quyết định lựa chọn và thống nhất sử dụng biện pháp kế hoạch hoá gia đình phù hợp; sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật; Thứ tư, Con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển; Thứ

năm, các thành viên trong gia đình dù là nam hay nữ đều có trách nhiệm chia sẻ

công việc gia đình [12].

Một phần của tài liệu áp dụng pháp luật về bình đẳng giới tại ủy ban nhân dân quận gò vấp thành phố hồ chí minh (Trang 26 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)