Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới áp dụng pháp luật về bình đẳng giới
1.3.7. Những điều kiện vật chất, kỹ thuật đảm bảo cho hoạt động áp dụng pháp luật
1.3.7. Những điều kiện vật chất, kỹ thuật đảm bảo cho hoạt động áp dụng pháp luật
Nhiều văn bản pháp luật, nhiều quy định của pháp luật muốn thực hiện được trong thực tế đòi hỏi phải có một chi phí rất lớn về sức người và trang bị vật chất - kỹ thuật (nguồn nhân lực, vật lực). Trong điều kiện sự phát triển của khoa học, công nghệ và quá trình hội nhập quốc tế đã và đang diễn ra không ngừng, tạo ra những thay đổi trong tư duy và phương pháp tổ chức quản lý trên quy mô toàn xã hội.
Có thể nói, yếu tố nguồn lực là điều kiện quan trọng để thực hiện pháp luật về BĐG; nhà nước cần có chủ trương tập trung nguồn lực và có chính sách huy động tối đa mọi nguồn lực trong và ngoài nước để đảm bảo và tăng cường thực hiện BĐG. Cơ quan HCNN quản lý và sử dụng các nguồn lực từ ngân sách nhà nước, từ các khoản viện trợ; đồng thời có chính sách phù hợp huy động các nguồn lực, trong đó khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân hợp tác, giúp đỡ dưới mọi hình thức trong việc bảo đảm và tăng cường thực hiện pháp luật về BĐG.
Trong việc tiếp cận nguồn lực, tài nguyên và điều kiện kinh tế như đất đai, nguồn vốn, cơ hội việc dễ nảy sinh bất BĐG. Trong trường hợp pháp luật thực thi không đảm bảo đầy đủ trong việc tiếp cận nguồn lực, tài nguyên và điều kiện kinh tế này một cách công bằng cho nam và nữ, sẽ tạo ra sự chênh lệch lớn. Sự không đồng đều trong thu nhập giữa nam và nữ cũng tác động không nhỏ đến quyền BĐG trong việc định rõ tiêu chuẩn sống.
1.3.8. Yếu tố văn hóa, xã hội
Quan điểm xã hội và giá trị văn hóa có thể ảnh hưởng đáng kể đến áp dụng pháp luật về BĐG. Nếu một xã hội không đánh giá cao BĐG, hoặc có các định kiến và quan điểm phân biệt giới, việc áp dụng pháp luật có thể gặp khó khăn. Sự thay đổi văn hóa và quan điểm xã hội là quan trọng để tạo ra một môi trường thuận lợi cho áp dụng pháp luật về BĐG. Văn hóa và giá trị xã hội có thể ảnh hưởng đến áp dụng pháp luật về BĐG trong gia đình. Nếu xã hội có các định kiến và quan điểm phân biệt giới, việc áp dụng pháp luật có thể gặp khó khăn. Sự thay đổi văn hóa và giá trị xã hội là quan trọng để tạo điều kiện thuận lợi cho áp dụng pháp luật về BĐG.
Trong quá trình áp dụng pháp luật luôn tính đến yếu tố kế thừa và khi thực hiện chịu sự tác động của các yếu tố xã hội như văn hóa, lịch sử, truyền thống, tập quán, thói quen thường có sự chi phối, ảnh hưởng nhất định đối với công tác sinh sản kế hoạch hóa gia đình; mặt khác, cơ chế tập trung quan liêu vẫn còn để lại nhiều nét chưa phai trong tư duy, nhận thức, tác phong, lề lối làm việc của không ít CBCCVC, không thể thay đổi nhanh chóng.
Tiểu kết Chương 1
Tài liệu nghiên cứu ở phần cơ sở lý luận được tác giả thu thập từ nhiều nguồn khác nhau từ các tài liệu, văn bản của Đảng và Nhà nước. Trong chương này, tác giả làm rõ một số vấn đề lý luận áp dụng pháp luật về BĐG, cụ thể phân tích về: Khái niệm, đặc điểm, vai trò của áp dụng pháp luật về BĐG, nội dung áp dụng pháp luật về BĐG và các yếu tố ảnh hưởng đến áp dụng pháp luật BĐG.
Qua đó đã tập hợp và phân tích hệ thống các QPPL hiện hành liên quan đến áp dụng pháp luật về bình đẳng giới giúp tác giả có cái nhìn tổng quan hơn về thực trạng nghiên cứu của đề tài. Xây dựng hệ thống cơ sở lý luận hiện có để từ đó có quyết định lựa chọn phương pháp nghiên cứu tối ưu nhất trong chương tiếp theo.
Đồng thời nhờ những chủ trương, chính sách đúng đắn, quyết liệt nêu trên, công tác BĐG đã trở thành một bộ phận không thể tách rời của công cuộc phát triển KT-XH, tạo những chuyển biến tích cực ở cả cấp độ quốc gia và ở các bộ, ngành, địa phương.