Tình hình đội ngũ CBVC cơ quan BHXH thành phố Đà Nẵng

Một phần của tài liệu TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ VIÊN CHỨC TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (Trang 53 - 56)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO CBVC TẠI BHXH TP ĐÀ NẴNG

2.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ BHXH TP ĐÀ NẴNG

2.1.5. Tình hình đội ngũ CBVC cơ quan BHXH thành phố Đà Nẵng

a. Nguồn nhân lực

Đà Nằng là một thành phố trẻ, năng động, có môi trường thuận lợi để thu hút vốn đâu tư trong và ngoài nước. Chính quyền thành phố luôn quan tâm đến chính sách giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp và bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn thành phố. Bên cạnh đó, với việc mở rộng các chế độ chính sách BHXH, BHYT thì công việc của ngành BHXH tăng lên từng ngày, đòi hỏi BHXH Đà Nằng phải có một nguồn nhân lực hợp lý và chất lượng, đáp ứng và xử lý công việc hiệu quả. Số lượng nguồn nhân lực của BHXH Đà Nằng được thể hiện qua bảng 2.1.

Bảng 2.1. Nguồn nhân lực của BHXH Đà Nẵng trong

giai đoạn năm 2013-2017

Chỉ tiêu Năm

2013

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Năm

2017

Tổng số lao động (người) 176 184 229 243 260

Lượng tăng tuyệt đối (người) 8 45 14 17

Tốc độ tăng (%) 4,55 24,46 6,11 7,00

(Nguồn: Phòng Tổ chức Cán bộ )

Qua bảng số liệu 2.1, số lượng công chức viên chức BHXH Đà Nằng tăng dân qua các năm. Năm 2017 là 260 người, tăng 84 người, tương đương với 47,73% so với năm 2013. Sở dĩ BHXH Đà Nằng ngày càng tuyển dụng một lượng lớn lao động như vậy là do thực tế khối lượng công việc rất lớn: số

lượng đối tượng tham gia BHXH, BHYT ngày càng tăng cũng như liên tục phát sinh những chính sách mới như Luật BHTN năm 2009, Luật BHYT và Luật BHXH (sửa đổi)... Từ năm 2015 đến nay thì BHXH Việt Nam bắt đâu đồng ý cho BHXH Đà Nẵng tuyển thêm biên chê dẫn đên có một sự gia tăng lao động mạnh bắt đầu trong giai đoạn năm 2015-2017. Với khối lượng công việc lớn như vậy, đòi hỏi BHXH Đà Nẵng không những tăng nhân sự mà còn phải quan tâm đên việc tạo động lực làm cho nhân viên. Chỉ có như vậy, BHXH Đà Nẵng mới có được một lực lượng lao động đoàn kêt, năng động, sáng tạo, tận tụy với công việc được giao, đưa BHXH Đà Nẵng phát triển theo hướng hiện đại, bền vững.

Bên cạnh số lượng thì chất lượng nguồn nhân lực có vai trò rất quan trọng và ảnh hưởng đên kêt quả hoạt động của đơn vị, đên định hướng phát triển của đơn vị trong tương lai. Chất lượng nguồn nhân lực được đánh giá qua nhiều tiêu chí khác nhau: tuổi đời và giới tính, trình độ đào tạo, kiên thức, kỹ năng và tinh thần thái độ của người lao động đối với công việc được giao.

-Về tuổi đời:

Độ tuổi của nhân viên ngành BHXH có xu hướng trẻ dần qua các năm.

Năm 2013, số lao động dưới 30 tuổi là 31 người, chiêm tỉ lệ 17,61% và tăng dần qua các năm 2014, 2015, 2016, 2017 với tỉ lệ lần lượt là 22,28%; 24,02%;

28,81%; 31,79%. Với một lực lượng lao động trẻ như vậy, BHXH Đà Nẵng rất có lợi thê trong việc tạo động lực làm việc cho nhân viên tại đơn vị mình, họ năng động, tích cực học hỏi đặc biệt là học hỏi kinh nghiệm từ thê hệ đi trước từ đó vận dụng vào công việc hiệu quả. Điều này thể hiện qua bảng số liệu 2.2.

Bảng 2.2. Nguồn nhân lực của BHXH phân theo độ tuổi, giới tính trong

giai đoạn năm 2013-2017

(ĐVT: Người)

Chỉ tiêu Năm

2013

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Năm

2017

Tổng số lao động 176 184 229 243 260

1. Phân theo độ tuổi

- Dưới 30 tuổi 31 41 55 70 80

- Từ 31-50 tuổi 125 124 149 145 148

- Trên 50 tuổi 20 19 25 28 32

2. Phân theo giới tính

- Nam 77 81 85 91 77

- Nữ 99 103 144 162 183

(Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ)

-Về giới tính Từ năm 2013 cho đến nay, số lượng CBVC nữ luôn có sự chênh lệch so với nam. Khoảng cách này ngày càng lớn, năm 2013 là 20 người thì đến năm 2017 là 86 người. Điều này cũng phù hợp với đặc điểm của ngành, có một số công việc đòi hỏi sự khéo léo, cần cù của người phụ nữ như tiếp dân, công tác giám định BHYT... Bên cạnh đó, nam giới ít quan tâm đến ngành BHXH, một phần là do môi trường làm việc, một phần là do chế độ đãi ngộ còn thấp. Vì vậy, để tiến hành tạo động lực làm việc cho nhân viên, BHXH Đà Nẵng cần chú ý lựa chọn các hình thức tạo động lực hợp lý, phù hợp với đặc điểm nguồn lực tại đơn vị.

-Về trình độ chuyên môn Trình độ chuyên môn của nhân viên nhìn chung có chất lượng cao, lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên là 213 người (chiếm 93% tổng số nhân viên), với trình độ tin học và ngoại ngữ đã qua đào tạo. Đây là một thuận lợi đối với BHXH Đà Nằng trong công tác đào tạo nguồn nhân lực. Điều này thể hiện qua bảng 2.3.

Bảng 2.3. Nguồn nhân lực và cơ cấu nguồn nhân lực theo trình độ

đào tạo trong giai đoạn năm 2013-2017

Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

SL (người)

cấu (%)

SL (người)

cấu (%)

SL (người)

cấu (%)

SL (người)

cấu (%)

SL (người)

Cơ cấu (%)

Tổng số 176 100 184 100 229 100 243 100 280 100 Sau đại học 1 0,57 1 0,54 3 1,31 22 9,05 27 9,64 Đại học 148 84,09 159 86,41 211 92,14 211 86,83 244 87,14 Cao đăng,

Trung cấp

27 15,34 24 13,04 15 6,55 10 4,12 9 3,21

(Nguồn: Phòng Tổ chức Cán bộ)

Qua bảng số liệu 2.3, trình độ chủ yếu của lực lượng lao động tại BHXH Đà Nằng là đại học. Bên cạnh đó, trình độ sau đại học cũng ngày càng gia tăng và có sự gia tăng mạnh bắt đâu từ năm 2016 cho thấy BHXH Đà Nằng đã và đang có một nguồn nhân lực có chất lượng cao, góp phân hiệu quả vào việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị.

b. Nguồn lực cơ sở vật chất

BHXH Đà Nằng có trụ sở chính tại số 1A Trân Qúy Cáp, thành phố Đà Nằng. Để đáp ứng nhu câu công việc, trụ sở đã được nâng cấp, cải tạo để phù hợp với tình hình thực tế. Hiện nay, BHXH Đà Nằng có trụ sở làm việc 5 tâng, với diện tích sử dụng 3.500 m2.

Ngoài ra, còn có 7 BHXH quận, huyện nằm trên địa bàn từng quận, huyện thực hiện nhiệm vụ thu BHXH, BHYT, chi các chế độ BHXH, giám định BHYT theo phân cấp quản lý. Hiện nay, chỉ có ba trụ sở được đâu tư xây dựng mới lại hoàn toàn đó là BHXH quận Ngũ Hành Sơn và BHXH huyện Hòa Vang, BHXH quận Liên Chiểu, các trụ sở còn lại hiện nằm trong tình trạng quá tải, chưa đáp ứng được nhu cầu công việc.

Một phần của tài liệu TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ VIÊN CHỨC TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w