Tạo động lực thông qua việc kích thích các nhu cầu về vật chất

Một phần của tài liệu TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ VIÊN CHỨC TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (Trang 57 - 63)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO CBVC TẠI BHXH TP ĐÀ NẴNG

2.2. THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO CÁN BỘ VIÊN CHỨC TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.2.1. Tạo động lực thông qua việc kích thích các nhu cầu về vật chất

2.2.1.1. Tiền lương và các khoản phụ cấp theo lương

Các biện pháp kích thích về mặt vật chất cho NLĐ rất quan trọng, cần thiết giúp NLĐ gắn bó với tổ chức và đẩy mạnh hiệu quả công việc vì dù chất lượng cuộc sống ngày một nâng cao, nhưng để đảm bảo kinh tế thì vấn đề tiền lương đảm bảo mức sống cho NLĐ và gia đình luôn là bài toán khó. Là đơn vị hành chính - sự nghiệp nên BHXH Thành Phố Đà Nẵng áp dụng trả lương cơ bản cho NLĐ theo thang bảng lương Nhà nước. Ngoài ra, BHXH Thành Phố Đà Nẵng được áp dụng trả lương cho CBCCVC theo Quyết định số 37/2012/QĐ-TTg ngày 07/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện thí điểm mức chi tiền lương, thu nhập đối với ngành BHXH giai đoạn 2015-2020.

Tiền lương hàng tháng được tính theo công thức:

Lcb = Tlcs * (HSL + HSPCVC + HSPCTN + HSPCTNVK) * 1,5

Trong đó:

Lcb: lương cơ bản Tlcs: tiền lương cơ sở HSL: hệ số lương HSPCVC: hệ số phụ cấp chức vụ HSPCTN: hệ số phụ cấp thâm niên

HSPCTNVK: hệ số phụ cấp thâm niên vượt khung Theo đó, trên cơ sở số biên chế và dự toán chi hoạt động quản lý được giao, mức chi tiền lương đối với CBCCVC bằng 1,5 lần so với chế độ tiền lương đối với CBCCVC do Nhà nước quy định (lương ngạch, bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp, trừ phụ cấp làm đêm, làm thêm giờ). Phần chênh lệch giữa mức chi tiền lương thực tế so với chế độ tiền lương đối với CBCCVC do Nhà nước quy định không dùng để tính đóng, hưởng BHXH, BHYT, BHTN và kinh phí công đoàn. Đây chính là khoản “lương cứng” mà NLĐ nhận

được. Trường hợp làm thêm giờ có sự đồng ý của Lãnh đạo phụ trách thì được tính theo quy định của Bộ luật Lao động, với hệ số lương được tính thêm 0,5 lần.

Trường hợp trong phạm vi dự toán chi quản lý bộ máy được giao nếu BHXH Thành Phố Đà Nẵng thực hiện các biện pháp tiết kiệm kinh phí, số kinh phí tiết kiệm được sử dụng trích lập các quỹ và chi bổ sung thu nhập cho CBCCVC bình quân toàn cơ quan tối đa 0,3 lần mức lương đối với công chức do Nhà nước quy định, nghĩa là, mức lương trung bình tháng của CBCCVC sẽ được nhận tối đa là 1,8 lần hệ số lương Nhà nước.

Tuy nhiên, việc tính lương theo bằng cấp và thâm niên công tác (đại học 3 năm nâng lương một lần, trung cấp 2 năm…), trong khi giá cả do lạm phát luôn cao hơn việc tăng lương thì NLĐ chưa hoàn toàn thỏa mãn nhu cầu vật chất. Trường hợp viên chức tốt nghiệp đại học mới được tuyển dụng vào cơ quan BHXH thì với công thức tính như trên, mức tiền lương hàng tháng người đó sẽ thấp hơn mức lương khối doanh nghiệp ngoài Nhà nước trả cho NLĐ hiện nay (thường từ 6-10 triệu đồng/tháng) dễ dẫn đến tình trạng viên chức mới chưa thực sự yêu thích công việc của mình để đạt hiệu quả năng suất làm việc cao. Ngoài ra, việc nâng lương được thực hiện định kỳ 3 năm một lần chưa tạo được động lực cần thiết đối với NLĐ.

2.2.1.2. Tiền thưởng

Cùng với tiền lương, tiền thưởng liên quan trực tiếp đến lợi ích vật chất của NLĐ. Chế độ tiền tưởng rõ ràng, hợp lý có tác động trực tiếp tới động cơ và thái độ làm việc của NLĐ. Trong hệ thống ngành BHXH, việc ghi nhận thông qua hình thức khen thưởng quy định tại Quy chế thi đua, khen thưởng ban hành kèm theo Quyết định số 838/QĐ-BHXH ngày 05/8/2011 và số 615/

QĐ-BHXH ngày 05/6/2013 có ý nghĩa động viên về mặt tinh thần, tạo động

lực cho CBCCVC trong quá trình công tác. Quy chế đưa ra nguyên tắc, căn cứ khen thưởng và quy định rõ ràng, cụ thể về hình thức, nội dung, hình

thức thi đua và tiêu chuẩn các danh hiệu thi đua, khen thưởng cho các cá nhân, tập thể trong ngành BHXH, ngoài ra còn có các phần khen thưởng đột xuất dành cho các CBCCVC có thành tích đặc biệt trong thực hiện nhiệm vụ.

Hầu hết các đơn vị trong Thành Phố đã bố trí ít nhất 01 cán bộ chuyên trách thi đua - khen thưởng, kịp thời triển khai các phong trào thi đua dài hạn, từng năm và ngắn hạn theo chuyên đề…

Nguồn hình thành quỹ khen thưởng, phúc lợi của BHXH Thành Phố Đà Nẵng gồm: Trích từ nguồn kinh phí tiết kiệm chi quản lý bộ máy trong năm, mức trích tối đa bằng 90% của 3 tháng tiền lương, tiền công và thu nhập thực tế thực hiện trong năm của đơn vị; BHXH Việt Nam cấp; Hỗ trợ của tổ chức trong và ngoài Ngành (nếu có); Các khoản thu khác (nếu có). Mức thưởng đối với các CBCCVC đạt các danh hiệu thi đua và được khen thưởng quy định tại Quy chế quản lý sử dụng quỹ khen thưởng, phúc lợi tập trung của ngành BHXH, cụ thể: Chi thưởng đột xuất cho tập thể, cá nhân trong Ngành có thành tích xuất sắc trong hoạt động của Ngành tối đa 40.000.000 đồng đối với tập thể và 5.000.000 đồng đối với cá nhân.

Đối với phong trào thi đua theo đợt hoặc theo chuyên đề, các đơn vị chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện và đăng ký thi đua theo hướng dẫn của Ngành. Bên cạnh đóm, hàng năm, 100% các tập thể, cá nhân trong đơn vị đăng ký phấn đấu thực hiện các nội dung, chỉ tiêu và danh hiệu thi đua, gửi bản đăng ký thi đua về Phòng Tổ chức cán bộ làm căn cứ xét thi đua cuối năm. Nếu CBCCVC nào không đăng ký danh hiệu thi đua mà cuối năm xét các tiêu chí đánh giá đạt danh hiệu thi đua đó thì cũng không được công nhận.

Hình thức thưởng: Thưởng định kỳ (quý, năm) và thưởng đột xuất.

Thưởng quý

Hàng quý, các đơn vị thực hiện đánh giá, xếp loại CBCCVC của đơn vị mình (Giám đốc BHXH Thành Phố do Tổng Giám đốc đánh giá, xếp loại), mức tiền thưởng bình quân quý như sau: Đơn vị xếp loại A: 1,5 tháng lương cơ sở/người, đơn vị xếp loại B: 1tháng lương và đơn vị xếp loại C: 0,5 tháng tối thiểu chung.

Hiện nay, cuối mỗi quý, các đơn vị tạm ứng tiền thưởng quý, kết quả xếp loại đơn vị vào cuối quý IV làm căn cứ quyết toán tiền thưởng quý thực tế.

Việc đánh giá xếp loại đơn vị cũng chưa có tiêu chí cụ thể rõ ràng. Bảng điểm thi đua làm căn cứ đánh giá thường xuyên thay đổi và các tiêu chí chấm điểm còn mang tính định tính, chưa thể hiện rõ yêu cầu, tính chất công việc của mỗi cá nhân.nên việc đánh giá khó chính xác.

Thưởng năm

Căn cứ vào nguồn quỹ khen thưởng phúc lợi hiện có để chi thưởng. Giai đoạn 2013-2017, BHXH Thành Phố Đà Nẵng chi thưởng theo mức tối thiểu là 01 tháng tiền lương ngạch bậc, chức vụ hiện hưởng của từng CBCCVC, hệ số lương càng cao thì mức tiền thưởng năm càng cao.

Như vậy thưởng xếp loại CBCCVC theo quý, việc thưởng thi đua, thưởng sáng kiến cải tiến và các mục thưởng khác còn ít. Bên cạnh đó, mức tiền thưởng trung bình cả năm của NLĐ cũng chưa bằng mức tiền lương bình quân trong một tháng, do đó hệ thống khen thưởng chưa thật sự có tác động lớn đến thái độ, động lực làm việc của NLĐ.

Qua các phong trào thi đua, nhiều tập thể, cá nhân trong đơn vị đã được ghi nhận công lao, kịp thời khen thưởng, từ đó có thêm động lực tiếp tục lao động, cống hiến. Cùng với việc liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, công tác thu và phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT, giai đoạn 2013-2017, tập thể BHXH Thành Phố Đà Nẵng đã đạt được nhiều danh hiệu thi, hình thức khen thưởng của BHXH Việt Nam và UBND Thành Phố Đà Nẵng: Huân

chương Lao động hạng Nhì năm 2011; Cờ thi đua của Chính phủ năm 2015;

Cờ thi đua của UBND Thành Phố (2013, 2017) và Bằng khen của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam (2013; 2015, 2017), Cờ “Đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua năm 2017” của BHXH Việt Nam - Phòng Kế hoạch tài chính, BHXH các huyện Đông Sơn, Thạch Thành, Tĩnh Gia. BHXH Thành Phố Đà Nẵng đã khen thưởng đột xuất cho 15 CBCCVC, khen thưởng cho 9 CBCCVC có quá trình cống hiến lâu dài với cơ quan, với Ngành. Cùng với đó, việc nêu gương các điển hình tiên tiến, gương người tốt việc tốt và cổ động cho phong trào thi đua, giúp phong trào thi đua được triển khai sâu rộng trong toàn thể CBCCVC của BHXH Thành Phố Đà Nẵng đã tạo động lực cho CBCCVC phấn đấu để được ghi nhận sự đóng góp của cá nhân với cơ quan cũng như ngành BHXH.

2.2.1.3. Phúc lợi và các dịch vụ

Với mục đích đảm bảo đầy đủ quyền lợi của NLĐ, đảm bảo đời sống tốt hơn cho CBCCVC, giúp họ yên tâm công tác và nâng cao hiệu quả sử dụng lao động, BHXH Thành Phố Đà Nẵng đã thực hiện theo quy định của Ngành về các chính sách phúc lợi cho NLĐ.

Là cơ quan trực tiếp quản lý và triển khai việc thực hiện chính sách BHXH trên cơ sở quy định của pháp luật, hơn bất kì một tổ chức nào, BHXH Thành Phố Đà Nẵng hiểu rõ việc đóng BHXH, BHYT, BHTN đầy đủ là nghĩa vụ, trách nhiệm phải thực hiện đối với NLĐ.

Căn cứ nguồn quỹ thực có hàng năm, Giám đốc và Công đoàn cơ quan thống nhất chỉ đạo xây dựng kế hoạch cụ thể sử dụng quỹ phúc lợi thông qua Đại hội CBCCVC toàn cơ quan. Định kỳ hàng quý, Phòng Kế hoạch tài chính và Công đoàn đối chiếu số liệu thu chi, số dư quỹ báo cáo bằng văn bản lên Giám đốc và Chủ tịch Công đoàn để có kế hoạch sử dụng quỹ hợp lý. Cụ thể:

Hỗ trợ Tết nguyên đán với CBCCVC có thời gian làm việc trong Ngành đủ 12 tháng và người nghỉ hưu trong năm là 01 suất/người; người làm việc

dưới 12 tháng thì chi tương ứng số tháng thực tế làm việc; mức hỗ trợ tùy thuộc khả năng kinh phí tiết kiệm hàng năm do Giám đốc quyết định. Giai đoạn 2013-2017, áp dụng mức hỗ trợ từ 500.000-3.000.000đồng/người.

Hỗ trợ Tết Dương lịch (01/01); ngày thành lập ngành BHXH (16/02);

ngày giỗ tổ Hùng Vương (mồng 10 tháng 3 âm lịch); ngày Quốc tế lao động (01/5); ngày BHYT Việt Nam (01/7); ngày Quốc khánh (02/9) mức chi tương ứng khoảng 0,5 -01 ngày lương tính theo lương cơ sở.

Hỗ trợ ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12) và ngày Thương binh liệt sỹ (27/7) với mức chi 0,2 tháng lương cơ sở/người nhằm giáo dục truyền thống, uống nước nhớ nguồn trong CBCCVC và tổ chức gặp mặt, thăm hỏi, tặng quà đến các gia đình thương binh, thân nhân liệt sĩ, cán bộ là cựu chiến binh trong cơ quan.

Đối với công tác vì sự tiến bộ phụ nữ, ngoài việc vận động CBCCVC tạo điều kiện cho phụ nữ tiến bộ, tham gia quản lý, tham gia công tác nghiên cứu khoa học, Công đoàn cơ quan hàng năm hỗ trợ ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 mức chi tối đa 0,2 tháng lương cơ sở/người.

Tổ chức trao quà cho con CBCCVC nhân ngày Quốc tế thiếu nhi, Tết trung thu, chi khuyến học đối với các cháu là học sinh giỏi, thi đỗ vào các trường đại học, đoạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi và năng khiếu các cấp;

sinh nhật, ốm đau, hiếu hỉ, đều được công đoàn chăm lo, thăm hỏi chu đáo.

Ngoài ra, cơ quan còn quan tâm, áp dụng trợ cấp khó khăn đột xuất; trợ cấp cho lao động nữ khi sinh con (ngoài chế độ thai sản theo quy định): mỗi lần sinh con được trợ cấp một lần tối đa 3 tháng lương tối thiểu chung (trừ người sinh con thứ ba trở lên vi phạm chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình);

sinh một lần từ hai con trở lên được trợ cấp một lần tối đa 2 tháng lương cơ sở cho mỗi con tính từ con thứ hai, đồng thời CBCCVC là nam được nghỉ 1 ngày khi vợ sinh con. Đồng thời, CBCCVC được hỗ trợ 1/3 tiền ăn trưa; hỗ trợ

kinh phí tham quan, nghỉ mát nhằm đáp ứng nhu cầu phong phú đời sống tinh thần NLĐ, tạo cơ hội cho CBCCVC hiểu biết hơn về hoàn cảnh gia đình của nhau, gần gũi nhau hơn, tăng hiệu quả phối hợp làm việc giữa các đơn vị. Đây là các hoạt động thiết thực nhằm cải thiện đời sống tinh thần cho NLĐ, thể hiện sự quan tâm, động viên kịp thời của cơ quan đối với NLĐ.

Bảng 2.4. Tỷ lệ phân bổ quỹ phúc lợi năm 2017

ĐVT: %

Nội dung sử dụng Tỷ lệ %

1. Chi lễ tết cho CBCCVC 50

2. Chi tham quan, nghỉ mát 25

3. Chi hoạt động Đảng, đoàn thể 25

- Thiếu nhi 5

- Thanh niên 8

- Nữ công 4

- Đảng - Công đoàn 8

(Nguồn: Phòng Kế hoạch tài chính)

Bảng 2.4 cho thấy tỷ lệ phân bổ quỹ phúc lợi trong năm 2017 của BHXH Thành Phố Đà Nẵng, trong đó chi các dịp lễ tết chiếm tỷ lệ cao nhất 50%, sau đó đến chi các hoạt động tham quan, nghỉ mát chiếm 25% tổng quỹ phúc lợi.

Kế hoạch cụ thể giúp cho việc sử dụng quỹ phúc lợi cho các hoạt động đảm bảo an toàn, đầy đủ.

Một phần của tài liệu TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ VIÊN CHỨC TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (Trang 57 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w