Tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước

Một phần của tài liệu mối liên hệ giữa sự gắn bó thân mật và khó khăn về điều hòa cảm xúc ở cặp đôi (Trang 24 - 34)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.2. Tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước

Mối quan hệ cặp đôi nói chung và mối quan hệ hôn nhân nói riêng là một trong những dạng thức tương quan thân mật nhất của người trưởng thành, và do tính chất gần gũi rất cao ấy, mà đó có thể được xem là một trận địa của cảm xúc (Shaver, 1984) và cũng như việc điều hòa cảm xúc của mỗi đối tác hay người phối ngẫu (Levenon và nnk.,

2007). Một số nghiên cứu về tương tác hôn nhân tại phòng thực nghiệm đã tìm ra rằng sự xuống thang về mặt cảm xúc tiêu cực ở cặp đôi dự báo đáng kể sự bền vững của mối quan hệ cặp đôi hay hôn nhân theo thời gian (Gottman và nnk., 1998). Mặt khác, các cặp đôi biểu hiện một tỉ lệ cảm xúc tích cực trên cảm xúc tiêu cực càng cao thì càng có sự thỏa mãn cao về mối quan hệ (Gottman & Levenson, 1993).

Nghiên cứu cho thấy sự điều hòa cảm xúc càng hiệu quả có liên hệ với chất lượng mối quan hệ lãng mạn càng cao (Batool & Khalid, 2012; Dworkin và nnk.., 2018; Rusu và nnk.., 2019). Trái lại, sự khó khăn về điều hòa cảm xúc gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng của những mối quan hệ cặp đôi (Harrell, 2015; Tani và nnk., 2015; Klein và nnk., 2016; Rick và nnk., 2017).

Một nghiên cứu cắt dọc về mối liên hệ giữa gắn bó ở vị thành niên, gắn bó ở tuổi trưởng thành, và các chiến lược điều hòa cảm xúc chỉ ra rằng sự gắn bó không an toàn càng cao ở vị thành niên dự báo đáng kể khuynh hướng gắn bó lo âu trong mối quan hệ lãng mạn tuổi trưởng thành và việc sử dụng các chiến lược điều hòa định-hướng-bởi- cảm-xúc ở tuổi trưởng thành; cụ thể, sự gắn bó thân mật lo âu ở tuổi trưởng thành có liên hệ tỉ lệ thuận với việc dùng các chiến lược điều hòa định-hướng-bởi-cảm-xúc, trong khi sự gắn bó thân mật tránh né ở tuổi trưởng thành có liên hệ tỉ lệ nghịch với việc tìm kiếm sự giúp đỡ trong chiến lược điều hòa cảm xúc (Pascuzzo, K., Cyr, C., & Moss, E., 2012).

Nghiên cứu về vai trò trung gian của khó khăn về điều hòa cảm xúc trong mối liên hệ giữa sự gắn bó ở người lớn và các triệu chứng sức khỏe của Lewczuk và nnk. (2018) đã chỉ ra rằng các chiều kích khác nhau của sự gắn bó không an toàn ở người lớn có những hệ quả khác nhau lên sức khỏe thể chất và tinh thần của con người, và sự khó khăn về điều hòa cảm xúc có thể là một trong các cơ chế lý giải được mối liên hệ giữa gắn bó thân mật ở người lớn và các triệu chứng sức khỏe thể chất và tinh thần. Trong một nghiên cứu khác về triệu chứng rối loạn stress hậu sang chấn của những lính cứu hỏa, các triệu chứng này có mối tương quan tỉ lệ nghịch với sự hài lòng trong các mối quan hệ giữa lính cứu hỏa và người khác, và có mối tương quan tỉ lệ thuận với khó khăn về điều hòa cảm xúc của họ trong các mối quan hệ; ngụ ý, các lính cứu hỏa càng khó khăn về điều hòa cảm xúc thì càng có triệu chứng rối loạn stress hậu sang chấn càng cao và càng ít thỏa

mãn trong các mối quan hệ của họ (Godfrey, D. A., Zegel, M., Babcock, J. C., &

Vujanovic, A. A., 2022).

Có hai lối tiếp cận về điều hòa cảm xúc để đạt được mục tiêu của cái gọi là điều hòa cảm xúc (cảm xúc của bản thân và cảm xúc của người khác) (Reeck, Ames, &

Ochsner, 2016). Điều hòa cảm xúc nội tại cá nhân là các chiến lược mà cá nhân áp dụng để quan sát, đánh giá, và điều chỉnh trạng thái cảm xúc của họ (Thompson, 1994). Trong khi, điều hòa cảm xúc ngoại tại liên nhân vị là các chiến lược mà cá nhân dùng để tạo ảnh hưởng đến trạng thái tình cảm của những người khác (Niven, 2017). Nghiên cứu về vai trò trung gian của điều hòa cảm xúc ngoại tại liên nhân vị trong mối liên hệ giữa khó khăn về điều hòa cảm xúc nội tại cá nhân và sự hài lòng trong mối quan hệ cặp đôi đã phát hiện ra rằng (1) điều hòa cảm xúc liên nhân vị đóng vai trò trung gian một phần trong sự dự báo đáng kể của khó khăn về điều hòa cảm xúc nội tại cá nhân lên sự hài lòng mối quan hệ cặp đôi, (2) sự thấu cảm về nhận thức đóng vai trò trung gian một phần trong sự dự báo đáng kể của khó khăn về điều hòa cảm xúc nội tại cá nhân lên sự hài lòng mối quan hệ cặp đôi, và (3) điều hòa cảm xúc liên nhân vị và sự thấu cảm về nhận thức đóng vai trò trung gian mang tính tuần tự trong sự dự báo đáng kể của khó khăn về điều hòa cảm xúc nội tại cá nhân lên sự hài lòng mối quan hệ cặp đôi (Florean, I. S., Păsărelu, C., & Assessment, E., 2019).

Nghiên cứu về khó khăn về điều hòa cảm xúc trong mối quan hệ cặp đôi lứa tuổi vị thành niên cũng cho thấy các bạn trai và các bạn gái yêu đương ở lứa tuổi vị thành niên này càng gặp khó khăn, trắc trở trong điều hòa cảm xúc thì càng ít hài lòng, thỏa mãn trong tương quan lứa đôi, với việc sử dụng nhiều các chiến lược thu rút trong xử lý mâu thuẫn của mối quan hệ (Todorov, E., Paradis, A., & Ha, T., 2023). Kết quả của nghiên cứu này chỉ ra rằng thu rút là chiến lược xử lý mâu thuẫn chủ đạo trong việc giải thích mối liên hệ giữa khó khăn về điều hòa cảm xúc và sự hài lòng về mối quan hệ. Khó khăn trong việc tự điều hòa cảm xúc của bản thân ở các cặp vợ chồng mới cưới ở thành thị Trung Quốc dự báo đáng kể tỉ lệ nghịch chất lượng hôn nhân của họ (Fang, X., 2010).

Những lợi ích mang đến sự hài lòng hôn nhân của việc điều hòa làm giảm cảm xúc tiêu cực nơi người vợ trong khi nảy sinh mâu thuẫn được tìm thấy trong một nghiên cứu

cắt dọc, cụ thể là sự điều hòa làm giảm cảm xúc tiêu cực và hành vi tiêu cực nơi người vợ càng nhiều thì càng dự báo đáng kể sự hài lòng càng nhiều về hôn nhân nơi cả người vợ lẫn người chồng và gia tăng cảm giác hài lòng hôn nhân này nơi người vợ về mặt dài hạn (Bloch, L., Haase, C. M., & Levenson, R. W., 2014). Trong khi đó, một nghiên cứu về vai trò điều tiết của điều hòa cảm xúc trong mối liên hệ giữa sự bất mãn hôn nhân và sự gây hấn của đối tác trong mối quan hệ thân mật đã xác nhận rằng các kĩ năng điều hòa cảm xúc hiệu quả cao có tương quan tỉ lệ nghịch với mức độ gây hấn của đối tác trong mối quan hệ thân mật, nghĩa rằng càng điều hòa cảm xúc tốt thì càng ít xảy ra sự gây hấn tiêu cực trong quan hệ cặp đôi hoặc hôn nhân; đồng thời kết quả nghiên cứu này cũng ủng hộ cho giả thuyết sự bất mãn về mối quan hệ có mối liên hệ tỉ lệ thuận với mức độ gây hấn của đối tác trong mối quan hệ với vai trò điều tiết của kĩ năng kém trong điều hòa cảm xúc (Halmos, M. B., Leone, R. M., Parrott, D. J., & Eckhardt, C. I., 2018).

Nghiên cứu về vai trò trung gian của điều tiết cảm xúc trong mối liên hệ giữa sự gắn bó thân mật lo âu và gắn bó tránh né và chất lượng hôn nhân ở các cặp đôi kết hôn tại Việt Nam kết luận rằng cá nhân càng có điểm số cao trong khó khăn điều tiết cảm xúc thì càng có điểm số thấp trong chất lượng cuộc hôn nhân của họ; đồng thời kết quả của nghiên cứu này cũng cho biết rằng chiều kích nhận thức về cảm xúc và chiều kích rõ ràng về cảm xúc có đóng vai trò trung gian một phần trong mối liên hệ giữa sự gắn bó thân mật né tránh và gắn bó lo lắng với chất lượng hôn nhân (Hà, 2023).

Những kết quả nghiên cứu được dẫn ra trên đây cho chúng ta một nhận thức về sự ảnh hưởng đáng kể của khó khăn về điều hòa cảm xúc đến chất lượng mối quan hệ cặp đôi hoặc hôn nhân.

1.2.2. Tổng quan nghiên cứu về mối liên hệ giữa sự gắn bó trong mối quan hệ thân mật và khó khăn về điều hòa cảm xúc ở cặp đôi

Sự gắn bó thân mật lo âu và sự gắn bó thân mật tránh né có mối liên hệ tỉ lệ nghịch đáng kể với sự khỏe mạnh về tâm lý (Brandão và nnk., 2019). Nghiên cứu này cũng tìm ra mối liên kết giữa khuynh hướng gắn bó và sức khỏe tâm lý của các đối tác trong mối quan hệ lãng mạn; cụ thể sự gắn bó thân mật tránh né và gắn bó lo âu của một người có mối liên hệ đáng kể với sức khỏe tâm lý của người đó trong mối quan hệ lãng mạn.

Brandão và nnk. (2019) phát hiện ra rằng đối với cả đàn ông lẫn đàn bà, sự gắn bó thân mật tránh né dự báo đáng kể tỉ lệ nghịch mức độ sẵn sàng biểu đạt và chia sẻ cảm xúc của họ với đối tác trong mối quan hệ cặp đôi. Giả thuyết về vai trò trung gian của các chiến lược điều hòa cảm xúc trong mối liên hệ giữa khuynh hướng gắn bó và sức khỏe tâm lý được ủng hộ. Nghiên cứu của Hà (2023) thuộc Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp.HCM thực hiện trên mẫu cặp đôi tại Việt Nam đưa ra kết luận rằng cá nhân có sự gắn bó thân mật lo lắng và gắn bó né tránh càng cao thì có điểm số càng cao về khó khăn điều tiết cảm xúc trong mối quan hệ cặp đôi của họ.

Gắn bó an toàn có thể dẫn đến sự phát triển các chiến lược điều hòa cảm xúc lành mạnh (Feeney, 1995; Shaver & Mikulincer, 2009). Sự gắn bó an toàn có thể được xem là một yếu tố mang tính bảo vệ đề kháng lại sự thiếu sót trong quá trình xử lý cảm xúc và quá trình chuyển dạng cơ thể các cảm xúc tiêu cực, hay nói cách đơn giản hơn là, sự gắn bó thân mật an toàn càng cao ở một cá nhân thì mức độ xảy ra thiếu sót trong xử lý cảm xúc và chuyển dạng cơ thể những cảm xúc tiêu cực chưa được xử lý sẽ càng ít

(Falahatdoost, M. và nnk., 2020). Mặt khác, nghiên cứu này cũng chỉ ra khuynh hướng gắn bó của một cá nhân nếu chủ đạo là gắn bó lo âu thì dự báo sự gia tăng thiếu hụt trong xử lý cảm xúc và làm tăng nguy cơ chuyển dạng cơ thể những cảm xúc tiêu cực.

Sự gắn bó thân mật không an toàn càng cao thì mức độ khó khăn trong việc điều hòa cảm xúc sẽ càng cao, và mức độ cao của khó khăn về điều hòa cảm xúc có mối liên hệ tỉ lệ thuận với mức độ hẹn hò bạo lực hoặc trở thành nạn nhân của những cuộc hẹn hò bạo lực ở những cặp đôi mới lớn (Yarkovsky và nnk., 2016). Bằng chứng về mối liên hệ giữa khuynh hướng gắn bó không an toàn và sự rối loạn trong điều hòa cảm xúc được xác nhận; sâu hơn nữa, sự gắn bó thân mật lo âu và gắn bó tránh né đều tương quan đáng kể với mức độ không chấp nhận cảm xúc và thiếu sự rõ ràng về cảm xúc - hai chiều kích trong sự rối loạn điều hòa cảm xúc (Velotti, P và nnk., 2015). Bên cạnh đó, nghiên cứu này của Velotti và nnk. cũng cho biết sự gắn bó thân mật lo âu cũng có mối liên hệ tỉ lệ thuận với sự khó khăn trong kiểm soát xung động và sự giới hạn trong tiếp cận các chiến lược điều hòa cảm xúc hiệu quả; trong khi sự gắn bó thân mật tránh né chỉ có mối liên hệ tỉ lệ thuận với sự thiếu nhận biết về cảm xúc.

Sự rối loạn về mặt gắn bó có mối liên hệ tích cực đáng kể với sự khó khăn về điều hòa cảm xúc và sự rối loạn về chức năng tình dục trong đời sống tình dục của các cặp đôi; cụ thể mối liện hệ giữa rối loạn về gắn bó (hay gắn bó không an toàn) và rối loạn chức năng tình dục được trung gian bởi tác động của sự khó khăn về điều hòa cảm xúc (Besharat, M. và nnk., 2018). Các sự gắn bó thân mật và sang chấn tuổi ấu thơ dự báo đáng kể đến các hành vi tự hại ở tuổi vị thành niên thông qua vai trò trung gian của khó khăn về điều hòa cảm xúc (Ashrafi, E., Karami, J., & Nasori, M., 2021). Các chiều kích khác nhau của sự gắn bó không an toàn có những ảnh hưởng khác nhau đến sức khỏe thể lý và tinh thần, mà điều hòa cảm xúc là một trong các cơ chế trung gian lý giải được sự ảnh hưởng này (Lewczuk, K. và nnk., 2018).

1.2.3. Tổng quan nghiên cứu về mối liên hệ giữa lòng tự trắc ẩn và khó khăn về điều hòa cảm xúc

Lòng tự trắc ẩn dự báo tích cực đáng kể sự tái đánh giá nhận thức, sự chấp nhận, khả năng giải quyết vấn đề, khả năng thư giãn, sự tự hỗ trợ, sức chịu đựng, và các kĩ năng điều hòa cảm xúc; bên cạnh đó, các kĩ năng điều hòa cảm xúc có vai trò trung gian trong mối liên hệ giữa lòng tự trắc ẩn và các chiến lược điều hòa cảm xúc được sử dụng

(Paucsik, M. và nnk., 2022). Một nghiên cứu thí nghiệm trên những bệnh nhân có rối loạn trầm cảm chủ yếu cho ra kết quả có sự thuyên giảm đáng kể tâm trạng trầm cảm nơi các bệnh nhân ở trong điều kiện thí nghiệm có lòng tự trắc ẩn so với bệnh nhân trong điều kiện chờ; điều này ủng hộ việc sử dụng lòng tự trắc ẩn như một chiến lược điều hòa cảm xúc thay thế dành cho người có rối loạn trầm cảm (Diedrich, A. và nnk., 2014).

Lòng tự trắc ẩn cải thiện mức độ rối loạn lo âu xã hội thông qua vai trò trung gian của các chiến lược điều hòa cảm xúc trong việc kích hoạt tái đánh giá nhận thức và hạn chế đè nén cảm xúc (McBride, N. L. và nnk., 2022). Nghiên cứu vừa kể đồng thời chỉ ra việc giảm sự tự phán xét bản thân, sự đồng nhất hóa thái quá với các cảm xúc, và sự xem trọng tính cô lập sẽ trực tiếp làm giảm mức độ lo âu xã hội; trong khi đó, việc gia tăng các hành động tử tế với bản thân, suy nghĩ trong chánh niệm, và cảm giác về nhân tính phổ quát sẽ giúp giảm mức độ lo âu xã hội thông qua vai trò trung gian của các chiến lược điều hòa cảm xúc, đặc biệt là tái đánh giá nhận thức.

Sự tương quan tỉ lệ thuận đáng kể giữa lòng tự trắc ẩn và các chiến lược điều hòa cảm xúc mang tính thích ứng và sự tương quan tỉ lệ nghịch đáng kể giữa lòng tự trắc ẩn và các chiến lược điều hòa cảm xúc kém thích ứng đã được Neff (2003) tìm thấy. Một nghiên cứu thực hiện trên các sinh viên Nhật Bản về ảnh hưởng của lòng tự trắc ẩn đến đánh giá nhận thức và chiến lược ứng phó với các sự kiện gây stress tiết lộ rằng lòng tự trắc ẩn có tác động làm giảm cảm giác bị đe dọa và gia tăng khả năng kiểm soát trước các sự kiện gây stress, và nhờ thế các chiến lược ứng phó thích hợp được thực thi (Chishima, Y. và nnk., 2018). Cơ chế cụ thể được mô tả trong nghiên cứu của Chishima là cá nhân có lòng tự trắc ẩn cao nhận biết rằng sự kiện gây stress là những thách thức thuộc về thân phận chung của con người, do đó họ có một cái nhìn và một khoảng cách cân bằng với chúng thay vì bị đồng nhất hóa quá mức; kết quả họ đưa ra được những phương án ứng phó thích ứng cao với sự việc gây stress. Mối quan hệ cặp đôi cũng dễ xuất hiện những sự kiện gây stress, có tính thách thức cao, nên cũng đáng nghiên cứu lòng tự trắc ẩn liệu có áp dụng cho mối quan hệ cặp đôi trong việc xoa dịu cảm xúc khó khăn và đưa ra chiến lược ứng phó, xử lý thích hợp hay không.

Cá nhân có lòng tự trắc ẩn càng cao thì có mức trầm cảm càng thấp với vai trò ảnh hưởng trung gian của các chiến lược điều hòa cảm xúc như nghiền ngẫm trầm ngâm, né tránh trải nghiệm, và sự chấp nhận (Bakker, A. và nnk., 2018). Mức độ rối loạn ám ảnh cưỡng chế tương quan tỉ lệ nghịch với lòng tự trắc ẩn và tương quan tỉ lệ thuận với mức độ khó khăn về điều hòa cảm xúc ở các bệnh nhận có chẩn đoán rối loạn ám ảnh cưỡng chế; thêm vào đó, mức độ khó khăn về điều hòa cảm xúc của họ tương quan tỉ lệ nghịch với lòng tự trắc ẩn mà họ có và mối liên hệ giữa lòng tự trắc ẩn và triệu chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế được tác động trung gian bởi khó khăn về điều hòa cảm xúc (Eichholz, A. và nnk., 2020). Lòng tự trắc ẩn dự báo đáng kể tỉ lệ nghịch khó khăn về điều hòa cảm xúc và mức độ stress trong công việc của các nhà tâm lý học người Úc và khó khăn về điều hòa cảm xúc được tìm thấy có đóng vai trò trung gian trong mối liên hệ giữa lòng tự trắc ẩn và mức độ stress (Finlay-Jones, A. và nnk., 2015). Nghiên cứu đánh giá mang tính hệ thống về các cơ chế tạo sự thay đổi trong mối liên hệ giữa lòng tự trắc ẩn, điều hòa cảm xúc, và sức khỏe tâm thần cung cấp bằng chứng rằng điều hòa cảm xúc là cơ chế

Một phần của tài liệu mối liên hệ giữa sự gắn bó thân mật và khó khăn về điều hòa cảm xúc ở cặp đôi (Trang 24 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)