Quan điểm hạnh phúc của các nhà triết học trường phái Khắc Kỷ

Một phần của tài liệu vấn đề hạnh phúc trong tư tưởng triết học của immanuel kant (Trang 39 - 44)

CHƯƠNG 1. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN HÌNH THÀNH VẤN ĐỀ HẠNH PHÚC TRONG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA IMMANUEL KANT

1.2. TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN HÌNH THÀNH VẤN ĐỀ HẠNH PHÚC TRONG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA IMMANUEL KANT

1.2.2. Quan điểm hạnh phúc của các nhà triết học trường phái Khắc Kỷ

Cũng như tư tưởng hạnh phúc của Aristoteles, tư tưởng hạnh phúc củacác nhà triết học trường phái Khắc Kỷ ảnh hưởng mạnh mẽ đến vấn đề hạnh phúc trong tư tưởng của Kant. Trường phái Khắc Kỷ do Zeno ở Citium (khoảng 334 - 262 TCN) sáng lập, được nhà triết học Hy Lạp Epictetus (khoảng 55 - 135) và Hoàng đế La Mã Marcus Aurelius (121 - 180) phát triển. Theo các nhà triết học trường phái Khắc Kỷ, hạnh phúc là có cuộc sống lặng lẽ, bình yên và an nhiên. Không có gì đáng để bận tâm phiền não, sự bình an trong tâm hồn là điều đáng trân quý hơn cả.

Niềm an lạc ấy được tìm thấy thông qua sự tự kiềm chế hay tự chủ.

Sống hạnh phúc là sống đức hạnh.

Trường phái Khắc Kỷ cho rằng, hạnh phúc là có cuộc sống lặng lẽ, bình yên và an nhiên. Những điều buồn phiền trong cuộc sống là bình thường ai cũng gặp phải, hạnh phúc không phải là việc trải đầy hoa hồng mà còn phải trải qua những khó khăn thử thách; mà con đường đầy cam go thử thách đó chúng ta phải vượt qua, không được bỏ cuộc, không được chùn bước mà phải vẫn vững vàng tâm lý tiến về phía trước. Vì

vậy Epictetus (2022) đã khẳng đinh: “Niềm hạnh phúc chẳng là gì nếu bất kỳ nhân tố nào … từ con quạ, đến người thổi kèn, đến cơn bệnh tật và vô số những thứ khác có thể gây chướng ngại vật cho nó? Chẳng có thứ gì thể hiện đặc tính của hạnh phúc nhiều hơn tính trường tồn và không bị chướng ngại” (tr. 388).

Ngược lại với hạnh phúc là bất hạnh, bất hạnh là chúng ta để chướng ngại làm cản trở cuộc sống của chúng ta: “Nếu anh gặp chướng ngại, điều đó sẽ làm anh bất hạnh, vì lẽ anh phải rơi vào hoàn cảnh mà mình hằng muốn tránh xa” (Epictetus, 2022, tr. 394).

Mặc khác, hạnh phúc đối với các nhà triết học Khắc Kỷ là độc lập với các điều kiện bên ngoài. Đối với họ những điều kiện vật chất là không quan trọng. Tiền bạc làm bạn luôn phải suy nghĩ, lo âu, tìm cách cất giữ. Trong khi, lòng tham của con người là vô hạn, không có điểm dừng, làm nô lệ cho đồng tiền. Của cải, vật chất không có giá trị tồn tại lâu bền và bạn có thể trở nên trắng tay vào bất cứ khi nào, điều đó chỉ khiến bạn thêm đau khổ mà thôi. Khi bạn bệnh tật, thì việc mà bạn nằm trên một cái giường tre mộc mạc hay một cái giường sang trọng đều chẳng có gì khác nhau. Khi chết đi, bạn cũng không mang tiền bạc theo được, vậy tại sao lại phải cố để dành dụm của cải làm gì. Tiền bạc chỉ làm cản đường bạn đến với hạnh phúc mà thôi. Điều này được Seneca (2021) lập luận như sau:

“Rất nhiều người đã thừa nhận giàu sang gây trở ngại cho cuộc đời theo đuổi triết học: khi nghèo đói thì đâu còn gì khó dễ, ta hoàn toàn thảnh thơi, khi kèn báo động vang lên, người nghèo biết họ không phải là đối tượng bị tấn công; khi có báo cháy, họ tìm nơi thoát hiểm, đâu phải nặng lòng đắn đo mang gì, bỏ gì. Khi một chiếc tàu chuẩn bị cập bờ, họ có thể vô tư nhảy khỏi tàu biết chắc

rằng sẽ không có sự ồn ào náo nhiệt nào đợi mình trên bến, không có người chờ để hỗ trợ, không có hàng dài nô lệ chờ đợi được ăn”

(tr. 134).

Vì vậy niềm vui lạc thú theo các nhà triết học Khắc Kỷ chỉ là những thứ bề ngoài, không tồn tại lâu và không có ý nghĩa sâu sắc, cần học cách kiểm soát bản thân, suy nghĩ về những điều thiện, cũng là một lối sống tích cực để mang đến hạnh phúc: “Những niềm vui thú khác không thể lấp đầy trái tim, chúng chỉ là cảm giác tầm thường lướt vụt qua.

Không phải ai đang cười cũng thực sự hạnh phúc” (Seneca, 2021, tr.

160). Những vui thú của thân xác trống rỗng, ngắn ngủi và để lại nhiều nuối tiếc, gây ra nhiều điều nguy hại. Nếu không có khả năng kiểm soát cao, những thú vui ấy dễ trở thành độc hại. Và sau mỗi cuộc vui, ta không biết điểm dừng mà quá trớn, sẽ nhanh chóng trở thành đau khổ khi đi quá giới hạn. Theo Marcus, nếu không thể cưỡng lại lạc thú thì rốt cuộc chúng ta sẽ trở thành nô lệ lạc thú của chính mình. Cho nên điều tiết lạc thú là điều đáng lựa chọn hơn là phóng dục. Tình dục là yếu tố tác động mạnh mẽ nhất, khuấy động sự bình yên của tâm hồn. Tốt nhất tránh mọi hình thức quan tâm đến tình dục. Để tránh số phận này, chúng ta phải thận trọng với lạc thú (tình dục) lấn át lý trí của mình (Marcus, A, A, 2022, tr. 259).

Danh vọng theo các nhà triết học Khắc Kỷ không mãi mãi, là một thứ trống rỗng, hão huyền, nó có thể có nhưng chỉ cần bạn mất đi, thì cũng biến mất. Marcus, A, A (2022) lập luận như sau:

“Những người hào hứng với danh tiếng sau khi chết quên rằng, những người nhớ họ chẳng bao lâu cũng chết. Và đến lượt những người sau đó nữa. Cho đến khi trí nhớ của họ, chuyển từ người này

Thay vì theo đuổi danh vọng, chúng ta nên tỉnh táo, quan tâm đến mình của hiện tại, sống thật hạnh phúc ngày hôm nay, cho dù là một người vô danh, nhưng vô danh hạnh phúc. Sống là phải có khát khao, hoài bão, lý tưởng; còn nếu sống mà luôn phải lo nghĩ, theo đuổi những vật chất, thú vui, danh vọng như một con thiêu thân thì chẳng còn chút giá trị nào cho nội tại bản thân. Marcus viết: “Tham vọng, nghĩa là buộc hạnh phúc của anh vào những gì người khác nói hoặc làm. Tỉnh táo là buộc nó vào chính hành động của mình” (Marcus, A, A, 2022, tr. 213).

Hạnh phúc theo trường phái Khắc Kỷ cũng được xem là khi chúng ta sống đức hạnh. Sống đức hạnh là sống thiện. Đối với phái Khắc Kỷ, mục tiêu đạt được sự bình thản và mục tiêu đạt được đức hạnh có liên quan với nhau, thế nên khi luận bàn về sự bình an, họ cũng luận bàn về đức hạnh. Khi con người đạt được đức hạnh thì cũng đạt được sự bình an. Theo đuổi đức hạnh cũng chính là tạo ra hạnh phúc, sự thanh thản và tiến dần tới cái thiện: “Nếu đạo đức hứa hẹn chúng ta có cuộc sống hạnh phúc, sự thanh thản và tự do khỏi ham muốn, vậy thì tiến bộ về mặt đạo đức cũng chính là đang tiến dần lên những điều tốt đẹp này” (Epictetus, 2022, tr. 68). Sống đức hạnh sẽ mang đến cho con người sự bình thản trong tâm hồn, mà như vậy chính là con người đã đạt được hạnh phúc là cái thiện trong chúng ta: “Hạnh phúc an nhiên là cái may mắn tốt đẹp, hay là tính cách tốt đẹp của con người” (Marcus, A, A, 2022, tr. 222).

Kant đồng tình với trường phái Khắc Kỷ và cho rằng họ đã đúng khi lấy đức hạnh làm cái Thiện tối cao. Cảm nhận hạnh phúc của trường phái Khắc Kỷ đã có trong ý thức của đức hạnh. Đức hạnh chính là hạnh phúc (Immanuel Kant, 2020, tr. 135 - 136).

Vậy làm thế nào để đạt được hạnh phúc, theo trường phái Khắc Kỷ chúng ta phải sống thuận theo tự nhiên, biết cách kiểm soát, chấp nhận bỏ qua những gì vượt ra ngoài tầm kiểm soát với của mình.

Các nhà triết học Khắc Kỷ khuyên chúng ta hãy buông bỏ tất cả các yếu tố không thuộc về mình, để dành thời gian, tâm huyết luyện tập triết học, khiến chúng ta trở thành người thông tuệ: “Nếu bạn là người thông tuệ, hoặc có mong muốn đạt tới sự thông tuệ, hãy buông bỏ tất cả. Dành toàn bộ sức lực và tốc độ của bạn để rèn luyện và đạt được tâm trí sáng suốt. Nếu có bất cứ thứ gì cản bước, hãy mạnh dạn gỡ bỏ hoặc cắt đứt đoạn tuyệt với nó” (Seneca , 2021, tr. 133).

Ngoài ra các nhà triết học Khắc Kỷ có một nguyên tắc sống như sau:

Sống nhu cầu thuận theo tự nhiên. Nhu cầu cơ bản của con người chỉ đơn giản là ăn, uống, ngủ, không khí để thở, các nhu cầu này làm cho con người tồn tại. Để thỏa mãn những nhu cầu tự nhiên này không khó, chỉ có những nhu cầu lợi ích bản thân mới khiến con người làm khó mình. Phái Khắc Kỷ vẫn khuyến khích chúng ta lao động, để tạo ra của cải, phục vụ nhu cầu cơ bản thiết yếu của cuộc sống, nhưng phải biết điểm dừng và đủ. Chúng ta cần tập trung vào những gì chúng ta có thể kiểm soát, chấp nhận bỏ qua những gì vượt ra khỏi tầm kiểm soát của chúng ta. Cố kiểm soát hay cố làm thay đổi cái mà chúng ta không thể thì chỉ mang lại phiền não (Epictetus, 2021, tr. 20).

Mặc dù Kant đồng tình với trường phái Khắc Kỷ và cho rằng họ đã đúng khi lấy đức hạnh làm cái Thiện tối cao. Nhưng họ đã quá đề cao năng lực hành vi đạo đức của con người, cho rằng con người có thể đạt được cái Thiện tối cao trong cuộc đời này bằng cách buôn bỏ, sống thuận theo tự nhiên, chấp nhận những gì mình đang có, gạt đi hạnh phúc

cá nhân đây là điều mà Kant không thể đồng tình được. Để chứng minh cho điều này Kant (2020) viết:

“Trái lại, những nhà Khắc Kỷ đã lựa chọn nguyên tắc thực hành cao nhất của họ một cách hoàn toàn đúng đắn, đó là lấy đức hạnh làm điều kiện cho sự Thiện - tối cao, thế nhưng, khi họ hình dung mức độ đức hạnh được đòi hỏi bởi quy luật thuần túy của nó như là hoàn toàn có thể đạt tới được ngay trong cuộc đời này, họ không chỉ cường điệu năng lực luận lý của loài người được họ gọi là “bâc hiền nhân vượt ra khỏi mọi giới hạn của bản tính tự nhiên và giả định một điều đi ngược lại với mọi hiểu biết của ta về con người nói chung,[…]. | Như thế, trong thực tế, họ đã gạt bỏ yếu tố thứ hai của sự Thiện - tối cao là hạnh phúc cá nhân, chỉ đơn thuần đặt hạnh phúc vào trong hành vi và trong sự hài lòng với giá trị nhân cách của chính mình, và, vì thế, trong ý thức [trọn vẹn] về nếp suy nghĩ luân lý, mà trong đó chắc hẳn bản thân họ cũng có thể sẽ bị chính bản tính tự nhiên của riêng họ lên tiếng phản đối mạnh mẽ!” (tr. 225 - 226).

Một phần của tài liệu vấn đề hạnh phúc trong tư tưởng triết học của immanuel kant (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)