Điều kiện kinh tế - xã hội Đức thế kỷ XVIII

Một phần của tài liệu vấn đề hạnh phúc trong tư tưởng triết học của immanuel kant (Trang 29 - 33)

CHƯƠNG 1. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN HÌNH THÀNH VẤN ĐỀ HẠNH PHÚC TRONG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA IMMANUEL KANT

1.1. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI HÌNH THÀNH VẤN ĐỀ HẠNH PHÚC TRONG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA IMMANUEL KANT

1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội Đức thế kỷ XVIII

Trong hoàn cảnh lịch sử có nhiều biến động, nước Anh nhờ cách mạng tư sản và bước ngoặt công nghiệp mà trở thành một quốc gia tư bản lớn mạnh nhất và nước Pháp nhờ cách mạng tư sản Pháp năm 1789 mà tiến nhanh trên con đường tư bản chủ nghĩa. Nước Đức lại ngược lại - là một nước phong kiến lạc hậu về kinh tế và có sự chia cắt về chính trị cản trở đất nước phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.

Về kinh tế, nông nghiệp đình đốn, tình trạng chiếm hữu ruộng đất trong tay địa chủ, chế độ phường hội vẫn tồn tại lâu dài trong các thành thị và nhiều tàn dư của chế độ nông nô để lại đã làm cho nền kinh tế nước Đức ngày càng trì trệ. Công thương nghiệp cũng phát triển chậm chạp. Năm 1822, cả nước Đức chỉ có hai máy hơi nước. Việc sản xuất diễn ra trong các công trường thủ công, những xí nghiệp tư bản lớn hầu như chưa có. Việc tham gia vào các cuộc chiến tranh lớn nhỏ càng làm cho nền kinh tế Đức suy thoái trầm trọng hơn. Thương mại chưa phát

triển, nội thương và ngoại thương đều yếu kém do nước Đức bị chia rẽ và chế độ chuyên chế hà khắc. Ph. Ăngghen (1995) đã mô tả về tình trạng kinh tế Đức như sau:

“Đấy là tình hình Đức cuối thế kỷ trước. Đấy là cả một đống những cái chán trường, mục nát và tan rã. Không ai cảm thấy dễ chịu. Thủ công nghiệp, thương nghiệp, công nghiệp và nông nghiệp trong nước đều rơi vào tình cảnh điêu tàn cùng cực” (tr.

754).

Về chính trị xã hội, nước Đức trên danh nghĩa là một liên bang thống nhất, song thực chất lại là một nước phong kiến phân quyền với những mâu thuẫn nội bộ sâu sắc. Ph. Ăngghen (1995) đã mô tả tình hình nước Đức lúc này như sau:

“Nước Đức già cỗi lúc bấy giờ mang cái tên Đế quốc La Mã thần thánhdo vô số những nước nhỏ: vương quốc, tuyển hầu quốc, công quốc, đại công quốc và siêu đại công quốc, hầu quốc, lãnh địa bá tước, lãnh địa nam tước và những thành phố tự do của đế quốc họp thành, tất cả những nước nhỏ ấy đều độc lập với nhau và chỉ phục tùng một quyền lực (nếu như có quyền lực ấy, nhưng trong hàng thế kỷ nay nói chung quyền lực ấy không hề tồn tại) - quyền lực của hoàng đế và của nghị viện” (tr. 751 - 752).

Nước Đức lúc đó bị chia tách thành khoảng 300 nhà nước tự chủ lớn nhỏ với chế độ chuyên chế vô độ, cực kỳ hà khắc, độc đoán với thần dân.

Hoạt động của nghị viện với tư cách là cơ quan quản lý tối cao của đất nước hoàn toàn không hiệu quả. Họ thường xa đà vào những việc nhỏ nhặt mà không tập trung đến những việc hệ trọng, đến sự nghiệp của đế quốc. Họ cũng bộc lộ sự bất lực trước sức mạnh của các vương quốc phụ thuộc. Đó là lý do khiến những vương quốc phụ thuộc liên

minh với ngoại bang làm phản. Ph. Ăngghen nhận định rằng: “Do tất cả những cái đó mà tình trạng mất trật tự và hỗn loạn nghiêm trọng đã diễn ra ở khắp nơi” ( C. Mác và Ph. Ăngghen (1995), tr. 752).

Nghiêm trọng hơn cả là sự tái diễn của chế độ nông nô lần thứ hai đã đẩy người nông dân trên toàn vương quốc Đức đến chỗ cùng cực, đặc biệt là ở các vùng phía bắc và đông bắc nước Đức, trong đó có vương quốc Phổ, quê hương của nhà triết học Kant. Ở đây không chỉ tồn tại chế độ chuyên chế trung ương tập quyền mà còn là một chỉnh thể quân chủ với bộ máy quân đội hùng mạnh và tầng lớp công chức quý tộc. Họ thiết lập sự cai trị hết sức tàn nhẫn đối với tầng lớp những người nông nô, sự khốn khổ cực độ dội lên đầu tầng lớp này. Nông nô là những người cực khổ nhất của xã hội thời bấy giờ nhưng không thể nổi dậy vì quân đội và nhà tù sẵn sàng đe dọa tàn sát họ ngay lập tức. Cứ như thế những mâu thuẫn xã hội chồng chất như là: mẫu thuẫn giữa các lãnh địa; giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị; mâu thuẫn trong nội bộ giai cấp thống trị cho nên đó chính là gốc rễ sâu sa dẫn đến sự suy vong của nước Đức thời cận đại. Mẫu thuẫn xã hội ngày càng tăng và hỗn loạn đã phơi bày lên tình trạng đạo đức xã hội. Nó biểu hiện qua sự suy thoái về đạo đức, mất nhân tính, nhẫn tâm một cách phổ biến trong xã hội nước Đức thời kì này. Đó là người lao động bị xúc phạm, bị sỉ nhục, bị đè nén, bị bóc lột bằng mọi cách. Đó là giai cấp thống trị giống như kẻ cướp. Ph.

Ăngghen (1995) đã nhận xét về tình trạng xã hội Đức như sau:

“ Nông dân, thợ thủ công và chủ xí nghiệp chịu hai lần khổ ải:

chính quyền ăn bám và trạng thái tiêu điều. Bọn quý tộc và vương hầu cảm thấy rằng mặc dầu thu nhập của chúng vẫn không thể bù đắp được khoản chi tiêu ngày một phình lên của chúng. Mọi cái

đều tồi tệ và tâm trạng bất mãn đã bao trùm cả nước,…không có gì cả ngoài sự đê tiện và tự tư tự lợi”(tr. 754).

Chính bối cảnh kinh tế - xã hội Đức cuối thế kỷ XVIII thể hiện một tình trạng bất công, không có tự do và bình đẳng đã ảnh hưởng tới tư tưởng tự do và hạnh phúc của Kant, không ngừng thôi thúc ông tìm lối đi mới để giải phóng cho con người khỏi trói buộc thực tại, thực hiện tiến bộ xã hội. Ông đã chuyển hướng nghiên cứu từ tự nhiên sang nghiên cứu con người. Đó là con người luôn có khát khao tự do, không bị chà đạp lên nhân phẩm và hạnh phúc đến với tất cả mọi người dân.

Trái lại với hiện thực xã hội thể hiện sự suy đồi và xuống cấp nghiêm trọng như vậy thì nền văn hóa tinh thần Đức đạt được những thành tựu rực rỡ, đặc biệt trong lĩnh vực của văn học, nghệ thuật và triết học. Sự phát triển của đời sống văn hóa tinh thần nước Đức hoàn toàn đối lập với điều kiện chính trị và xã hội đương thời. Nhiều nhà triết học, nhà thơ, nhà văn như: Johann Gottlieb (1744 - 1803), Johann Wolgang Von Goethe (1749 - 1832), Friedrich Shiller (1759 - 1805) thông qua các tác phẩm của mình đã phản ánh sự trì trệ chế độ xã hội đương thời.

Họ ca ngợi trí tuệ và khoa học, họ bày tỏ khát vọng giải phóng con người và hướng xã hội tới sự công bằng, bình đẳng, bác ái và hạnh phúc.

Con người có thể làm chủ vận mệnh của mình. Con người thông qua các hoạt động của mình để phát triển khả năng và bản chất. Tư tưởng của Kant chịu ảnh hưởng lớn từ nền văn hóa tinh thần giai đoạn này. Nó tác động đến việc hình thành tư tưởng tự do, nhân phẩm của con người và khát vọng muốn xóa bỏ gông cùm của xã hội phong kiến hà khắc để xây dựng một xã hội mới mà xã hội có thể đem lại tự do và hạnh phúc cho mọi người.

Tóm lại, bối cảnh xã hội Tây Âu và nước Đức thời cận đại chính là

nền tảng vật chất và tinh thần quan trọng ảnh hưởng tới triết học Kant nói chung và vấn đề hạnh phúc của ông nói riêng. Các nước Tây Âu thế kỷ XVIII đã bước sang một giai đoạn mới đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế, xã hội và văn hóa, khẳng định phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, đưa giai cấp tư sản lên địa vị thống trị. Sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa đã phá tan dần các quan hệ kinh tế phong kiến làm xuất hiện sản xuất mới với các nhu cầu xã hội và cá nhân mới. Nó đã ảnh hưởng tới sự hình thành tư tưởng tự do, bình đẳng, công bằng và bác ái của Kant. Trong khi đó nước Đức, về trình độ kinh tế vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu, về phương diện chính trị có sự chia cắt, cùng với sự hà khắc của chế độ quân chủ chuyên chế trên toàn lãnh thổ của vương quốc Đức đã thể hiện một tình trạng bất công, nhân phẩm con người bị chà đạp, không có tự do và bình đẳng. Kant luôn trăn trở và nổ lực vượt qua đời sống hiện thực khó khăn bằng cách giải quyết vấn đề tự do ý chí, độc lập tự quyết cho con người, nhân phẩm con người và mong muốn mang hạnh phúc đến tất cả mọi người.

Một phần của tài liệu vấn đề hạnh phúc trong tư tưởng triết học của immanuel kant (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)