Các hình thức lôi kéo khách hàng bất chính nhằm cạnh tranh không lành mạnh 13 1.2. Quá trình phát triền quy định về hành vi lôi kéo khách hàng bất chính

Một phần của tài liệu xử lý hành vi lôi kéo khách hàng bất chính theo luật cạnh tranh năm 2018 (Trang 20 - 23)

CHƯƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT CẠNH

1.1. Khái quát về hành vi lôi kéo khách hàng bất chính trong pháp luật cạnh tranh

1.1.3. Các hình thức lôi kéo khách hàng bất chính nhằm cạnh tranh không lành mạnh 13 1.2. Quá trình phát triền quy định về hành vi lôi kéo khách hàng bất chính

Từ những phân tích trên “Hành vi ỉôi léo khách hàng bất chính ” đã mô tả các dấu hiệu, đặc điểm hành vi khác nhau. Nhưng chung quy lại bản chất hành vi vẫn là

“tác động sai lệch, thủ đoạn bât hợp pháp đê lôi kéo khách hàng mua sàn phãm của mình bằng mọi cách ”. Hành vi LKKHBC vô cùng phong phú và tinh vi. Tuy nhiên,

khoản 5, điều 45, LCT 2018 chỉ giới hạn ở hai dạng hành vi bao gồm: “(1) Đưa thông tin gian doi hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng ve doanh nghiệp hoặc hàng hóa, dịch vụ, khuyên mại, điêu kiện giao dịch liên quan đên hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp nhằm thu hút khách hàng cùa doanh nghiệp khác; (2) So sánh hàng hóa, dịch vụ cùa mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác nhưng không chứng minh được nội dung”6.

6 LuậtCạnh tranh năm2018

1.2. Quá trình phát triển quy định về hành vi lôi kéo khách hàng bất chính trong pháp luật cạnh tranh Việt Nam

Từ năm 1986, theo ke hoạch đoi mới kinh te cùa Đảng và Nhà nước ta đã chuyển từ kinh te tập trung sang kinh te nhiều thành phần vận hành theo cơ che thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Hình thành các điều kiện cạnh tranh giữa các chủ the kinh doanh để tồn tại và tìm kiếm lợi nhuận. Các quy định pháp luật liên quan đen cạnh tranh dần được hình thành nhằm để đảm bảo nen kinh te vận hành theo nguyên tắc cơ bản của thị trường và cơ sở đe tôn trọng quyền tự do, bình đẳng trong môi trường kinh doanh. Những nguyên tắc cơ bản nhất cho sự vận hành điều tiết nen kinh tế được thể hiện trước nhất trong Hiến pháp 1992 (được sửa đối, bổ sung năm 2001),

Hiến pháp đã quy định một số vấn đề làm tiền đề để bảo vệ, duy trình cạnh tranh lành mạnh như tại điều 57 ghi nhận nguyên tắc tự do kinh doanh, điều 28 bảo vệ quyền lợi chính đáng cho các nhà sản xuất và người tiêu dùng,... Sau đó, BLDS năm 1995 đã quy định một số nguyên tắc cơ bản trong giao dịch dân sự cũng là cơ sở pháp lý quan trọng cho sự phát triển của các quy định về pháp luật kiểm soát “Hành vi hạn chế

cạnh tranh ” và quy định pháp luật chống “Cạnh tranh không lành mạnh ”.7

7Bộ luật Dân sự 1995 8 Công ước Paris 1883 vềBàohộ quyền sờ hữu công nghiệp được bố sung vào công ước 1990 vàsứađối lần cuối theo vănbàn Stockholm năm 1967

Theo “Điều lObis Công ước Paris 1883 về Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (được bổ sung vào Công ước năm 1990 và được sửa đổi lần cuối theo Văn bản Stockholm năm 1967)” thì CTKLM được hiểu là: “Hành vi cạnh tranh không lành

mạnh là mọi hành vi đi ngược lại các tập quán trung thực trong lĩnh vực công nghiệp hoặc thương mại”8. Tuy nhiên, còn tùy thuộc vào quan điểm và phong tục tập quán

cùa mỗi nước lại có những định nghĩa khác nhau. Định nghĩa ve cạnh tranh không lành mạnh tại công ước này là nguồn đầu tiên của Pháp luật cạnh tranh Việt Nam. Từ năm 2000, Chính phủ đã có nghị định số 54/2000/NĐ-CP ban hành ngành 03/10/2000 ve bào hộ quyền sở hữu công nghiệp với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và bảo hộ quyền chong cạnh tranh không lành mạnh liên quan đen sờ. Nghị định này cũng đã tiếp cận được một so khía cạnh mang bản chất cạnh tranh không lành mạnh tuy nhiên chưa có che tài đi kèm nên việc thực thi nghị định này không có hiệu quả. Dự thảo Luật cạnh tranh do Bộ Thương mại chủ trì đã được bắt tay soạn thảo từ năm 2000, được trình ra Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp tháng 5/2004 và được xem xét, thông qua ngày 03/12/2004. Đe điều chinh các hành vi cạnh tranh trên thị trường, lần đầu tiên Luật Cạnh tranh ra đời năm 2004 với quy định và các hành vi quảng cáo, khuyến mại, chỉ dẫn gây nhầm lần cho khách hàng với mục đích cạnh tranh không lành mạnh. Năm 2005, Luật Sở hữu trí tuệ xuất hiện đã quy định ve các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong đó có hành vi lôi kéo khách hàng bất chính.

Tuy nhiên, với sự tồn tại song song của hai nhóm quy định ve cạnh tranh không lành mạnh giữa Luật Cạnh tranh 2004 và Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, đã tạo ra sự không đong bộ trong các quy định của hai luật này. Điều này dẫn đến khó khăn trong việc áp dụng và thực thi pháp luật khi có các hành vi vi phạm liên quan đen hành vi

cạnh tranh không lành mạnh. Do đó, nhằm khắc phục những vấn đề còn bất cập, năm 2018 Luật Cạnh tranh số 23/2018/ỌH14 ra đời và quy định rõ các dấu hiệu cùa hành vi LKKHBC có những dạng sau: "(1) Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho

khách hàng về doanh nghiệp hoặc hàng hóa, dịch vụ, khuyến mại, điều kiện giao dịch liên quan đen hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp nham thu hút khách hàng cũa doanh nghiệp khác. (2) So sánh, hàng hóa dịch vụ cũa mình với hàng hóa dịch vụ cùng loại cùa doanh nghiệp khác nhưng không chứng minh được nội dung” 9

9Luật Cạnh tranh 2018

Có thể thấy, hành vi LKKHBC đuợc quy định cụ thể tại LCT 2018 từ khái niệm, bản chất đen các dấu hiệu nhận biết hành vi. So với LCT 2004 thì LCT 2018 có những quy định chi tiết và cụ the hơn ve các hành vi CTKLM. Bên cạnh đó, LCT 2018 cũng đã làm rõ các chế tài xữ lý, cơ quan có thẩm quyền giải quyết các vụ việc cạnh tranh, tránh tình trạng chồng chéo quy định với các luật khác có liên quan.

Nhằm ngăn chặn các hành vi lôi kéo khách hàng bất chính, bào vệ môi truờng cạnh tranh, LCT 2018 đã quy định những van đe sau:

Thứ nhất, Luật Cạnh tranh quy định nhận diện đuợc hành vi LKKHBC

Hành vi LKKHBC mang đầy đủ các đặc diêm chung của một hành vi CTKLM.

Bên cạnh đó, hành vi này còn có đặc điểm riêng đe phân biệt với các hành vi cạnh tranh khác. Mồi hành vi mang những đặc điểm chung của CTKLM, nhưng các hành vi cũng có những đặc điểm riêng để phân biệt với nhau. Ớ mỗi quốc gia cách nhận diện khác nhau nhưng về bản chất thì dựa trên cơ sở những điểm chung như: ‘‘(i) Đưa

ra các thông tin gian doi hoặc gây nhầm lan cho khách hàng, (ii) So sánh hàng hóa, dịch vụ cùa mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác nhưng không chứng minh được nội dung”. Những đặc điểm trên đều nhằm mục đích lôi kéo

khách hàng bằng thủ đoạn, chiêu trò bất chính, hạ thấp uy tín, chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp khác đe tìm kiếm sự lợi nhuận cho mình. Đây là hai dấu hiệu đặc trưng nhận thấy khi các doanh nghiệp có hành vi LKKHBC vì mục đích riêng của mình.

Thứ hai, LCT quy định về thẩm quyền xù lí hành vi LKKHBC

Ve thẩm quyền xứ lí các vụ việc cạnh tranh cần chú trọng đen quyền hạn, chuyên môn của các cơ quan, cá nhân xử lí các hành vi lôi kéo khách hàng bất chính.

Tham quyền xử lí vô cùng quan trọng vì nó ảnh huởng trực tiếp đen quyền và lợi ích hợp pháp cùa doanh nghiệp và nguời tiêu dùng. Do đó, cần có quy định cụ the về thẩm quyền của các cơ quan ban ngành có liên quan, quy định rõ từng nhiệm vụ, quyền hạn cùa các cơ quan tránh tình trạng đùn đẩy trách nhiệm hoặc chồng chéo về thẩm quyền xử lí.

Thử ba, LCT quy định ve che tài xử lí khi có hành vi LKKHBC

Việc quy định che tài xử lí phải phù hợp với thực tiễn hiện nay, chế tài phải vừa mềm mỏng nhưng phải có tính nghiêm minh, mang tính răn đe các đoi tượng đã đang và sẽ có hành vi vi phạm pháp luật. Hiện nay, mức phạt đối với hành vi này chưa cao cần quy định cụ thể và mức cao hơn để tăng tính răn đe và đảm bảo minh bạch trong thực tiễn.

Thứ tư, trình tự thù tục xử lý hành vi LKKHBC

Đẻ nâng cao hiệu quả của việc thực thi xử lý hành vi LLKHBC thì cần phải xây dựng một quá trình xừ lý trình tự thủ tục hợp lý và phù hợp. Các thủ tục cần đơn giản hóa nhưng vẫn đàm bào được đúng quy trình không bỏ sót để tránh sai phạm, hạn che các thũ tục rườm rà, phức tạp mất thời gian. Do vậy, việc ban hành quy trình xữ lý thủ tục ve hành vi LKKHBC giữ vai trò quan trọng nhằm đem lại hiệu quà trong việc điều chỉnh hành vi trên.

Một phần của tài liệu xử lý hành vi lôi kéo khách hàng bất chính theo luật cạnh tranh năm 2018 (Trang 20 - 23)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)