Vai trò của Hội Nông dân với kinh tế hộ nông dân

Một phần của tài liệu Vai trò của hội nông dân và hội phụ nữ trong sản xuất nông nghiệp của hộ nông dân huyện vĩnh lộc – tỉnh thanh hóa (Trang 21 - 24)

2.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM

2.2.2 Vai trò của Hội Nông dân với kinh tế hộ nông dân

Kinh tế hộ nông dân đã trở thành một đơn vị kinh tế tự chủ, có quyền bình đẳng như các thành phần kinh tế khác và ngày càng có vai trò quan trọng hơn

trong nền kinh tế quốc dân. Nó không những là “tế bào” của xã hội, là đơn vị sản xuất và bảo đảm cuộc sống cho tất cả các thành viên trong gia đình, mà còn là chủ thể tiêu dùng rất đa dạng của nền kinh tế. Nhưng trước xu thế quốc tế hóa nền kinh tế đang diễn ra nhanh chóng hiện nay, kinh tế hộ nông dân đang gặp phải những khó khăn và cần có sự hỗ trợ giúp đỡ nhằm tạo động lực mới cho kinh tế hộ phát triển.

Trong nhiệm kỳ 2003 – 2008, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quan tâm của các ban ngành, đoàn thể Hội nông dân Việt Nam đã hoàn thành tốt những mục tiêu của nhiệm kì trước đặt ra, đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Trong các hoạt động của Hội các hoạt động hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng là hoạt động nổi bật nhất và được thực hiện một cách có hiệu quả. Hội đã tăng cường phối hợp với các bộ, ngành, các doanh nghiệp, các nhà khoa học tổ chức các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ hội viên, nông dân phát triển sản xuất, cải thiện đời sống.

Hội đã phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng chính sách xã hội giúp hàng chục triệu lượt hộ vay vốn với số dư nợ hiện nay là 27.820 tỷ đồng. Khai thác 3.281 tỷ đồng từ nguồn vốn của các chương trình, dự án như chương trình 120, Chương trình 135, Chương trình 134, các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công, dạy nghề, nước sạch – vệ sinh môi trường, ứng dụng chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật, các dự án quốc tế. Các cấp hội liên kết với các ngành, doanh nghiệp, cung cấp vật tư, máy công cụ, hàng hóa, phục vụ sản xuất và cải thiện đời sống theo phương thức trả chậm với hàng vạn tấn phân bón, hàng ngàn máy móc các loại.

Tích cực tổ chức công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công mở 275.891 lớp tập huấn, cac điểm, mô hình trình diễn kỹ thuật, tổ chức các cuộc hội thảo đầu bờ… giúp hội viên, nông dân ứng dụng các tiến bộ khoa học

kỹ thuật, đưa các loại cây trông, vật nuôi có sức cạnh tranh cao và hiệu quả đưa vào sản xuất kinh doanh. Công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công của hội đã quan tâm tới vùng nông thôn nghèo, vùng đặc biệt khó khăn. Tổ chức triển khai thực hiện nhiều dự án khuyến nông, hỗ trợ việc làm, phát triển ngành nghệ, các dự án “ hướng dẫn người nghèo cách làm ăn ở một số xã đặc biệt khó khăn”, nhanh chóng đi vào tổ chức dạy nghề và giới thiệu việc làm cho nông dân.

Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo và làm giàu chính đáng của Hội đề ra tiếp tục phát triển cả chiều rộng và chiều sâu, có sức lan tỏa trên phạm vi cả nước, trong tất cả các lĩnh vực sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp… trở thành một tâm điểm trong đời sống kinh tế - xã hội nông thôn và dành được những kết quả to lớn và toàn diện, tạo ra được những tiền đề cho nông dân tiếp cận với hội nhập kinh tế thế giới.

Phong trào đã khích lệ, động viên nông dân cả nước vươn lên xóa đói giảm nghèo. Từ phong trào đã xuất hiện ngày càng nhiều hộ nông dân thuộc nhiều thành phần dân tộc, tôn giáo sản xuất kinh doanh giỏi, những điển hình tiên tiến đoàn kết giúp nhau xóa đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng có mức thu nhập hàng trăm triệu đồng, nhiều hộ có thu nhập hàng tỷ đồng/năm. Bình quân hàng năm số hộ nông dân đăng ký phấn đấu danh hiệu “Nông dân sản xuất giỏi” tăng 16,7%, trong đó gần 65% số hộ ở các cấp. Số hộ đạt tiểu chuẩn hộ sản xuất giỏi các cấp tăng 13,6% so với 5 năm trước.

Phong trào thi đua xây dựng gia đình văn hóa, tham gia xây dựng làng, xã văn hóa ngày càng phát triển cả chiều rộng và chiều sâu. Các cấp Hội đã năng động, linh hoạt phối hợp với các ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội vận động hội viên, nông dân hăng hái tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao; thực hiện nếp sống trong việc cưới, việc tang và lễ hội; tham gia bảo

đảm an toàn giao thông; an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ, vệ sinh an toàn thực phẩm; bảo vệ môi trường nông thôn. Trong công cuộc xây dựng nông thôn mới, các cấp Hội đã vận động cán bộ, hội viên, nông dân tích cực tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn. Nông dân cả nước đã đóng góp 2.840 ngàn tỉ đồng và trên 60 triệu ngày công làm mới và sửa chữa 462 nghìn km đường giao thông nông thôn; 271 nghìn km kênh mương, 40.600 cầu, cống;

27.280 phòng học, trạm xã. Bình quân hàng năm có trên 8 triệu hộ nông dân đăng ký phấn đấu, trong đó có trên 4 triệu hộ đạt danh hiệu “ Gia đình văn hóa”

Phong trào nông dân thi đua tham gia bảo đảm quốc phòng, an ninh tiếp tục phát triển. Năm năm qua, các cấp Hội Nông dân Việt Nam đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên, nông dân về nhiệm vụ quốc phòng an ninh trong tình hình mới. Nêu cao tinh thần cảnh giac cách mạng trước âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, nhất là âm mưu lợi dụng tôn giáo, dân chủ, dân tộc tể kích động chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

2.3 VAI TRề CỦA HỘI PHỤ NỮ ĐỐI VỚI SẢN XUẤT NễNG NGHIỆP CỦA HỘ NÔNG DÂN

Một phần của tài liệu Vai trò của hội nông dân và hội phụ nữ trong sản xuất nông nghiệp của hộ nông dân huyện vĩnh lộc – tỉnh thanh hóa (Trang 21 - 24)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w