Các hoạt động sản xuất chính của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu Vai trò của hội nông dân và hội phụ nữ trong sản xuất nông nghiệp của hộ nông dân huyện vĩnh lộc – tỉnh thanh hóa (Trang 71 - 75)

PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

IV. Một số chỉ tiêu

4.2.2 Các hoạt động sản xuất chính của các hộ điều tra

Nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính của huyện với cơ cấu 50% tổng thu nhập GDP của huyện, điều này được phản ỏnh rừ nột trong bảng điều tra cỏc nhóm hộ nông dân. Kinh tế hộ mang những đặc điểm riêng, không giống các doanh nghiệp hay cỏc cụng ty cú thể hạch toỏn kinh tế rừ ràng. Do vậy, thu nhập của hộ nông dân là một chỉ tiêu khó hạch toán và “ chưa bao gồm hết chi phí”.

Nếu hiểu thu nhập của hộ là doanh thu hay tổng các nguồn thu thì có thể có có những thông tin và những nhận xét cơ bản. Nông nghiệp vẫn là hoạt động sản xuất chính của các hộ điều tra với hai ngành chính là trồng trọt và chăn nuôi.

4.2.2.1 Kết quả sản xuất ngành trồng trọt

Trong trồng trọt, lúa là cây trồng chủ yếu được trồng với hai vụ chính trong năm, ngoài ra một số diện tích có trồng thêm 1 vụ đông. Nhìn chung tình hình sản xuất ngành trồng trọt là giống nhau ở cả 3 địa điểm điều tra. Kết quả sản xuất một số cây trồng chính của hộ được tính trung bình cho một hộ được thể hiện qua bảng 4.6

Bảng 4.6 Kết quả sản xuất một số cây trồng chính của hộ điều tra (BQC/hộ)

Diễn giải Vĩnh Quang Vĩnh Phúc Vĩnh Hòa

DT(ha) NS(tạ/ha) DT(ha) NS(tạ/ha) DT(ha) NS(tạ/ha)

1. Lúa 0,32 59,2 0,27 58,5 0,21 58,8

- Lúa mùa 0,16 57,3 0,14 57,1 0,11 58,1

- Lúa xuân 0,16 61,1 0,13 59,9 0,11 59,5

2. Ngô 0,05 56,6 0,03 58,4 0,01 55,2

3. Hoa màu khác 0,01 - -

( Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra ) Qua bảng ta thấy, về cơ cấu cây trồng của hộ vẫn tương đối đơn giản với lúa là cây trồng chủ yếu, được sản xuất 2 vụ trong năm. Năng suất lúa của các nhóm hộ gần tương đương nhau và đạt loại khá khoảng gần 60 tạ một ha. Với giá thị trường trong thời gian gần đây ổn định ở mức khoảng 4.500 đông/kg thì thu nhập của hộ trồng lúa ở mức khá. Ngô là cây trồng phổ biến thứ 2 trong sản xuất của hộ, thường được sản xuất 2 vụ ở địa phương có đất bãi hoặc vào vụ đông. Giá ngô hiện tại trên thị trường ở vào mức 4.000 đồng/kg và khá ổn định.

Các loại hoa màu khác thường là rau mùa vụ, đậu tương, khoai tây… nhưng mang lại thu nhập không lớn do chỉ sản xuất ở mức tiêu dùng gia đình. Như vậy, với năng suất và giá cả thị trường ở mức hiện tại, thu nhập của hộ trong trồng trọt của các nhóm hộ ở các vùng lần lượt là: vùng 1 là 17,49 triệu đồng, vùng 2 là 12,84 triệu đồng, vùng 3 là 14,85 triệu đồng. Vùng 1 là vùng có thu nhập cao nhất do đây các hộ có diện tích sản xuất lớn và năng suất cũng ở mức cao hơn.

Trong các nhóm hộ điều tra thì nhóm hộ nghèo ở cả 3 vùng là nhóm hộ có diện tích sản xuất lớn nhất, mang lại thu nhập cao nhất tuy vậy, năng suất ở mức chưa cao so với các nhóm hộ khác. Qua tính toán cho thấy, tuy thu nhập của hộ

ở mức khá nhưng lại có giá trị gia tăng ( VA) không cao, và thị trường không ổn định. Trong thời gian gần đây, nhu cầu lúa gạo trên thế giới tăng cao làm giá lúa gạo trong nước tăng theo, tạo điều kiện tăng thu nhập cho nông dân. Tuy vậy, vẫn cần phải có chính sách về đầu vào và chính sách xuất khẩu gạo hợp lý.

4.2.3.2 Kết quả sản xuất ngành chăn nuôi

Trong nông nghiệp, chăn nuôi là ngành sản xuất chính, trung bình 60%

của ngành nông nghiệp bình quân cho 3 nhóm hộ và không có sự khác nhau lớn giữa các nhóm hộ. Vật nuôi chính của hộ vẫn là vật nuôi truyền thống như trâu, bò, lợn, gia cầm, cá trong đó lợn mang lại thu nhập cao nhất. Từ năm 2006 đến nay, chăn nuôi lợn ở địa phương phát triển theo giai đoạn và gắn chặt với giá cả thị trường. Khi giá thị trường lợn ở mức cao (năm 2006 đầu 2007 và cuối 2008), các hộ chăn nuôi với số lượng lớn và đã mang về thu nhập cao. Tuy vậy, khi giá thị trường xuống thấp, nhiều hộ gia đình đã thua lỗ khá nặng nề và có quyết định từ bỏ chăn nuôi lợn và chuyển sang chăn nuôi trâu bò khi loài vật này cho giá trị cao hơn trong khi vừa có thể cung cấp sức kéo, phân bón và chi phí nuôi dưỡng rất thấp. Kết quả chăn nuôi một số vật nuôi chính của hộ tính trung bình cho một hộ được thể hiện qua bảng 4.7

Bảng 4.7 Kết quả chăn nuôi một số vật nuôi chính của hộ điều tra (BQC/hộ) ĐVT: Triệu đồng

Diễn giải Vĩnh Quang Vĩnh Phúc Vĩnh Hòa

SL( con) GT SL( con) GT SL( con) GT

1. Trâu, bò 1,2 4,21 1,3 4,69 0,7 2,66

2. Lợn 09 14,64 13 19,92 7 7,96

3. Gia cầm, cá 0,71 1,2 0,04

Tổng 19,56 25,81 10,66

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Qua bảng cho thấy, Vĩnh Phúc là vùng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi cao nhất, đạt 25,81 triệu đồng. Nhóm hộ có thu nhập thấp nhất là Vĩnh Hòa với 10,66 triệu đồng. Điều này cho thấy ngành chăn nuôi ở Vĩnh Phúc phát triển hơn Vĩnh Hòa và nguyên nhân là do Vĩnh Phúc gần thị trường tiêu thụ là thị trấn và có điều kiện sản xuất hơn. Nhóm hộ nghèo là nhóm hộ có chăn nuôi phát triển và thu nhập từ chăn nuôi chiếm tỷ lệ lớn hơn. Nhóm hộ nghèo thường nuôi ít và hiệu quả không cao. Trên thực tế, số lượng vật nuôi đặc biệt là lợn đã giảm sút nhiều so với năm 2008, khi mà giá bán lợn xuất chuồng ở mức thấp và giá cám, nguyên liệu đầu vào tăng cao làm cho hộ nông dân không có lãi hoặc thua lỗ.

Các hộ chuyển sang vật nuôi là trâu bò có giá ổn định hơn và đỡ tốn công chăm sóc hơn.

Như vậy, nhìn chung nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính của hộ.

Tuy vậy, sản xuất nông nghiệp ở địa phương mang tính tự cung tự cấp, giá trị sản xuất hàng hóa chưa lớn. Việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp ít. Trong tương lai để phát triển kinh tế hộ cần chuyển một bộ phận lao động trong nông nghiệp sang các ngành kinh tế khác, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa các giống cây, con có giá trị cao phù hợp với địa phương vào sản xuất.

Một phần của tài liệu Vai trò của hội nông dân và hội phụ nữ trong sản xuất nông nghiệp của hộ nông dân huyện vĩnh lộc – tỉnh thanh hóa (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w