PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
IV. Một số chỉ tiêu
4.2.3 Hoạt động hỗ trợ của các tổ chức đối với các hộ điều tra
Hội nông dân và hội phụ nữ huyện là hai trong năm tổ chức thuộc đoàn thể ở địa phương, trong các hoạt động của mình, các tổ chức hội đã thường xuyên phối hợp với các ban ngành, các tổ chức kinh tế như: Phòng Nông nghiệp, Trạm khuyến nông, Trạm BVTV, Trạm Thú y, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng chính sách xã hội huyện.. nhằm đẩy mạnh hoạt động của hội, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho hội viên, góp phần phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.
Qua nghiên cứu cho thấy, các nội dung hoạt động của Hội Nông dân và Hội phụ nữ huyện trong hoạt động hỗ trợ nông dân có nội dung gần giống nhau và khá phong phú: hoạt động tập kỹ thuật, xây dựng mô hình trình diễn, tham quan hội thảo đầu bờ, cho hội viên vay vốn sản xuất kinh doanh, xóa đói giảm nghèo, các phong trào thi đua xây dựng Hội. Các hoạt động này được tiến hành trên tất cả các lĩnh vực của sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt được chú trọng là hoạt động tập huấn kỹ thuật và cho hội viên vay vốn.
4.2.3.1 Vốn
Vốn có vai trò quan trọng trong sản xuất của hộ nông dân. Quy mô vốn là điều kiện tiên quyết để hộ nông dân mở rộng quy mô sản xuất, khai thác tốt các nguồn lực như lao động, đất đai… Thông thường, các hộ nông dân có lượng vốn thấp nhưng những hộ biết tận dụng các nguồn vốn bên ngoài sẽ nâng cao được nguồn vốn của hộ và có nhiều cơ hội phát triển sản xuất hơn. Vì vậy, cơ cấu nguồn vốn có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho hộ nông dân. Trong những năm qua, thực hiện tốt những chủ trương đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước, Hội nông dân, Hội phụ nữ đã phối hợp cùng với các ngân hàng, các tổ chức kinh tế cho hội viên vay vốn bằng
nhiều phương thức khác nhau mang lại hiệu quả. Tình hình nguồn vốn của các hộ điều tra được thể hiện qua bảng 4.
Bảng 4.8 Tình hình nguồn vốn sản xuất của hộ điều tra (BQC/hộ)
ĐVT: Triệu đồng Nguồn vốn BQC Vĩnh Quang Vĩnh Phúc Vĩnh Hòa
1. Tổng số vốn 13,48 15,36 17,24 7,9
- Vốn tự có 4,97 5,97 5,26 3,73
- Vốn vay tín dụng 6,7 6,86 9,97 3,27
- Vốn vay khác 1,81 2,53 2,01 0,9
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra) Qua số liệu ở bảng 4.5, bình quân tổng nguồn vốn của các nhóm hộ điều tra là 13,8 triệu, trong đó vùng 3 có nguồn vốn cao nhất là 17,24 triệu đồng và thấp nhất là vùng 1 với 7,9 triệu đồng. Nguồn vốn của các hộ ở mức thấp chứng tỏ khả năng tích lũy thấp, đầu tư cho sản xuất ở mức nhỏ lẻ điều này phản ảnh thực trạng tình hình sản xuất nông nghiệp ở địa phương đó là sản xuất nhỏ lẻ, mang tính tự cung tự cấp.
Cơ cấu ngồn vốn nói lên mức độ huy động vốn từ các nguồn của hộ. Nếu cơ cấu của nguồn vốn vay lớn chứng tỏ hộ đang mở rộng sản xuất kinh doanh và biết tận dụng các nguồn vốn tín dụng của xã hội. Ngược lại, nếu hộ không có phương án sản xuất tốt sẽ không dám vay hoặc hộ kinh doanh những ngành nghề có tỷ suất lãi trên thu nhập nhỏ hơn lãi suất ngân hàng thì họ cũng không dám vay. Vì vậy, cơ cấu nguồn vốn nói lên mức độ đầu tư, sự nhiệt tâm trong sản xuất, sự chắc chắn trong phương án kinh doanh và khẳ năng tiếp cận được vốn của hộ.
Về cơ cấu nguồn vốn, chúng ta thấy trong cả 3 nhóm hộ điều tra, nguồn vốn vay, trong đó nguồn vốn vay tín dụng chiếm tỷ lệ cao nhất. Trong đó, nhóm
hộ II có nguồn vốn vay tín dụng cao nhất chiếm 58% tổng nguồn vốn. Nguồn vốn chủ yếu của các hộ là đi vay điều này chứng tỏ các hộ đã mạnh dạn hơn trong đầu tư sản xuất kinh doanh và một phần là do các chính sách cho vay đã dễ dàng hơn.
Giá cả của nguồn vốn ( lãi suất ) là một yếu tố quan trọng tác động đến thị trường vốn. Ngoài lãi suất, các yếu tố khác như kỳ thanh toán, thời hạn vay, lượng vay cũng tác động không nhỏ đến thị trường vốn. Nông dân Việt Nam với đặc điểm là sản xuất nhỏ lẻ, tích lũy thấp, chưa gắn với thị trường do vậy gặp khó khăn khi vay vốn. Có hai đặc điểm cần chú ý khi cho vay vốn đối với người nông dân đó là lãi suất cho vay và hình thức cho vay. Là những hộ nông dân nghèo, mục đích vay vốn của các hộ chủ yếu là hỗ trợ đời sống kinh tế gia đình bớt khó khăn do vậy lãi suất cho vay cần ở mức thấp; nguồn tích lũy của nông dân rất thấp và gần như không có do vậy khi cho vay cần lưu ý đến hình thức bảo đảm nguồn vốn vay của ngân hàng. Nhận thức được tình hình đó, Hội Nông dân và Hội phụ nữ là hai tổ chức đã phối hợp với các ngân hàng như Ngân hàng chính sách xã hội và Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho hội viên của mình( phần lớn là nông dân) vay vốn với các mục đích khác nhau.
Bảng 4.6 cho biết nguồn vốn vay của các hộ điều tra qua Hội Nông dân và Hội phụ nữ.
Bảng 4.9 Nguồn vốn vay của các hộ điều tra qua Hội Nông dân và Hội phụ nữ
ĐVT: Tr đ Nội dung vay Vĩnh Quang Vĩnh Phúc Vĩnh Hòa
Số hộ Giá trị Số hộ Giá trị Số hộ Giá trị
1. Hộ nghèo 6 63 6 53 4 31
2.Hộ SX - KD 2 10 2 37
3. Vay khác 6 74,1 8 109,6 9 94,1
Tổng 14 147,1 16 199,6 13 125,1
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra) Qua bảng 4.6 cho thấy, trong số 20 hộ điều tra số lượt hộ đươc vay vốn từ hai tổ chức hội luôn lớn hơn 12 lượt. Một số hộ vay vốn từ nguồn của 2 tổ chức do hai thành viên trong gia đình là hội viên của hai tổ chức. Tổng nguồn vốn vay của 60 hộ điều tra là 471,8 triệu đồng, bình quân mỗi hộ vay 7,85 triệu đồng. Có 43 lượt hội viên được vay vốn, trung bình mỗi hội viên được vay 10,98 triệu đồng. Trong đó Vĩnh Phúc là vùng có lượng vốn vay lớn nhất cùng với số hội viên vay vốn nhiều nhất.
Trong cơ cấu nguồn vốn cho vay của tổ chức Hội, nguồn vốn cho vay chủ yểu vấn là hộ nghèo, ngoài ra còn có nguồn vốn hỗ trợ các hộ sản xuất kinh doanh, vốn vay khác. Nguồn vốn cho hộ nghèo vay nhằm hỗ trợ cho hộ các điều kiện sản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình, và được cho vay dưới hình thức tín chấp là chủ yếu. Với mức vay khoảng 7 – 10 triệu đồng/hộ, lãi suất thấp, thời gian hoàn vốn dài, nguồn vốn này đã giải quyết được nhiều khó khăn của hộ nghèo, giúp hộ có điều kiện đầu tư vào sản xuất, đầu tư kịp thời. Cùng với nhiều hoạt động khác đây là nguyên nhân chính giúp các hộ nông dân nâng cao điều kiện sống, giảm tỷ lệ hộ nghèo. Ngoài ra, với những hộ sản xuất kinh doanh lớn, Hội tạo điều kiện giúp đỡ về vốn như tăng lượng vốn vay nhiều hơn, thời gian
hoàn vốn lâu. Vốn vay khác chiếm một tỷ trọng khá lớn trong nguồn vốn vay của hộ. Đây là nguồn vốn vay nhưng không nhằm vào mục tiêu sản xuất kinh doanh hoặc các nguồn vốn để hỗ trợ nông dân nhằm đạt các mục tiêu xã hội, môi trường nông thôn. Qua thực tế điều tra cho thấy, một nguồn vốn mà có số lượng hội viên vay đông nhất đó là nguồn cho vay hỗ trợ học sinh, sinh viên.Đây là chương trình cho vay của chính phủ thông qua Ngân hàng chính sách xã hội phối hợp cùng Hội Nông dân và Hội phụ nữ được triển khai từ năm 2007 và mang lại hiệu quả rất thiết thực.
Cùng với lãi suất thấp, lượng vốn cho vay ngày càng tăng đồng nghĩa với việc số hội viên được vay vốn ngày càng nhiều đã làm cho hoạt động cho vay vốn là một trong những hiệu quả của chương trình ngày càng tăng. Qua điều tra cho thấy, với tiềm lực kinh tế hiện tại, trong điều kiện kinh tế thị trường việc một hộ gia đình có thành viên là sinh viên sẽ làm cho kinh tế hộ gặp rất nhiều khó khăn. Với việc được vay vốn hỗ trợ từ ngân hàng chính sách với lãi suất ưu đãi đã tạo điều kiện cho con em hộ nghèo được học hành từ đó có hy vọng về một tương lai lớn hơn cho gia đình. Có trên 80% số hộ điều tra được hỏi trả lời rằng họ hài lòng với mức vay hiện tại cho rằng đã vừa đủ để sản xuất kinh doanh và có thể hoàn trả vốn đúng hạn. 20% số hộ còn lại cho rằng cần hỗ trợ thêm về lượng vay để có thể đầu tư cho sản xuất kinh doanh phần lớn trong số họ là có mục đích kinh doanh lớn như làm kinh tế trang trại, đại lý tiêu thụ nông sản lớn, mua các máy móc công cụ phụ vụ sản xuất lớn…
Tóm lại, trong thời gian tới cùng với việc hỗ trợ lãi suất, tăng lượng vốn vay cho các hộ nông dân phải đi đôi với việc phát triển cơ sở hạ tầng. Thay vì cho vay vốn với lãi suất thấp, có thể các tổ chức tín dụng cùng với cơ quan địa phương cần có chính sách phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, cải thiện điều kiện
đời sống, việc làm cho lao động nông thôn; tìm và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế trên diện tích đất canh tác.
4.2.3.2 Kỹ thuật
Trong sản xuất nông nghiệp, kỹ thuật sản xuất là một trong những yếu tố quan trọng quyết định năng suất cây trồng vật nuôi. Khoa học kỹ thuật trên thế giới ngày càng phát triển, cùng với đó các tiến bộ khoa học nông nghiệp ngày càng nhiều. Việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất giúp tăng năng suất, chất lượng vật nuôi cây trồng, giảm chi phí, giải quyết được các vấn đề về đất đai, môi trường.
Trong những năm qua, Hội Nông dân và Hội phụ nữ đã phối hợp với các cơ quan tổ chức trên địa bàn tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật, tham quan hội thảo, xây dựng mô hình trình diễn nhằm giải quyết những khó khăn, bồi dưỡng những kỹ năng, kiến thức cho hội viên của mình trong sản xuất nông nghiệp.
Các lớp tập huấn thường được tổ chức theo thời vụ sản xuất hoặc căn cứ vào yêu cầu thực tế của cơ sở. Bảng 4.7 thể hiện một số hoạt động hỗ trợ kỹ thuật của Hội nông dân và Hội phụ nữ cho các hộ nông dân.
Qua điều tra cho thấy, tập huấn kỹ thuật là hoạt động được tiến hành nhiều nhất của các tổ chức Hội nhằm hỗ trợ nông dân với trung bình là hơn 100 lớp mỗi năm. Trong đó, số lớp tập huấn về trồng trọt luôn chiếm một tỷ lệ lớn hơn 70%. Nội dung chủ yếu của các lớp tập huấn đã được triển khai là kỹ thuật chăm sóc lúa, lạc, phòng trừ sâu bệnh cho lúa, hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, kỹ thuật gieo trồng lúa năng suất, chất lượng hiệu quả cao, kỹ thuật chăn nuôi lợn nái, lợn thịt… Hội Nông dân huyện đã phối hợp với doanh nghiệp Tiến Nông tổ chức 2 lớp tập huấn hướng dẫn sử dụng phân bón Tiến Nông cho cán bộ, hội viên nông dân 2 xã Vĩnh Hùng và Vĩnh Hưng, tổng số 235 người dự. Hội đã phối hợp với công ty sufe phốt phát và hóa chất Lâm Thao tổ
chức tập huấn 4 lớp với 300 hội viên nông dân 10 xã tham gia. Trong những năm gần đây, khi mà tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp được áp dụng ngày càng nhiều, và điều kiện thời tiết ngày càng khó khăn, bất lợi cho nông nghiệp hơn thì việc tiến hành các hoạt động tập huấn nhằm giải quyết những khó khăn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho nông dân là một việc làm cần thiết.
Tham quan hội thảo là phương pháp được thực hiện thông qua việc tổ chức các chuyến tham quan, khảo sát thực tế các điểm mô hình tiên tiến nhằm tạo ra những cơ hội lớn cho người nông dân trực tiếp tiếp xúc với các tổ chức, cá nhân ở địa phương khác để trao đổi những thông tin, kinh nghiệm về lĩnh vực mà họ quan tâm. Tổng số lớp tham quan hội thảo của hai tổ chức Hội trong năm 2009 là 8, trong đó chủ yếu là tham quan hội thảo về trồng trọt với 5 lớp. Nội dung chủ yếu của những lớp tham quan hội thảo là các mô hình sản xuất kinh doanh giỏi, hiệu quả cao như mô hình chăn nuôi nhím ở Vĩnh Long, mô hình trồng hành tím tại xã Vĩnh Thịnh. Qua hình thức tham quan hội thảo, người nông dân được mắt thấy tai nghe, trực tiếp tiếp xúc với những nông dân – người đã áp dụng thành công những tiến bộ kỹ thuật mới nên những thông tin mà họ thu được có sức thuyết phục cao hơn những thông tin mà họ thu được qua cán bộ khuyến nông.
Xây dựng mô hình trình diễn là một nội dung quan trọng trong hỗ trợ kỹ thuật sản xuất cho hộ nông dân. Hoạt động này nhằm mục đích đánh giá hiệu quả của KTTB, trên cơ sở đó thuyết phục nông dân ứng dụng và nhân rộng mô hình vào sản xuất. Trong năm 2009, các tổ chức Hội trong huyện tiếp tục tham gia chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi như mô hình chăn nuôi nhím, mô hình nuôi rắn, Hội đã chỉ đạo, thực hiện xây dựng mô hình cánh đồng năng suất, chất lượng, hiệu quả cao. Tổng số mô hình được thực hiện là 16, trong đó chủ yếu là mô hình về cây trồng năng suất, hiệu quả kinh tế cao. Các mô hình này đã có kết quả đáng kể, tác động tích cực đến năng suất, chất lượng của cây trồng, vật nuôi trong huyện.
Qua điều tra cho thấy, các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật cho hội viên của các tổ chức Hội, đã tác động không đồng đều đến đời sống kinh tế của các hộ điều
tra do việc hạn chế về các nguồn lực của Hội trong tổ chức. Bảng 4.8 thể hiện các nội dung hỗ trợ kỹ thuật cho hội viên của các tổ chức Hội.
Bảng 4.10 Các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật cho hội viên của các tổ chức Hội Nội dung
ĐVT Vùng
I II III
1. Tập huấn kỹ thuật Lớp
- Kỹ thuật thâm canh lúa năng suất, chất lượng, hiệu quả cao
Lớp 9 6 5
- Kỹ thuật gieo trồng ngô giống Lớp 8 4 5
- Kỹ thuật gieo trồng ngô lai Lớp 4 4 2
- Kỹ thuật sử dụng một số loại thuốc bảo vệ thực vật
Lớp 11 - -
- Kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt Lớp 5 4 -
2. Tham quan hội thảo Lớp
- Mô hình nuôi rắn thương phẩm Lớp 6 5 3
- Mô hình nuôi nhím sinh sản Lớp 6 6 2
- Cánh đồng lúa năng suất, chất lượng, hiệu quả cao
Lớp - 4 4
3. Mô hình trình diễn Mô hình
- Mô hình trồng hành tím Mô hình
- Mô hình nuôi nhím sinh sản Mô hình - Cánh đồng lúa năng suất, chất lượng, hiệu
quả cao
Mô hình 4 3
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra) Qua bảng 4.8 ta thấy, nhóm hộ I là nhóm hộ có hội viên tham gia vào các lớp tập huấn kỹ thuật nhiều nhất. Qua điều tra nhận thấy, đây cũng là nhóm hộ cần cù, chịu khó, có tinh thần ham học hỏi và sáng tạo trong sản xuất nông nghiệp. Nhóm hộ III là nhóm hộ tham gia ít nhất vào các hoạt động hỗ trợ từ các tổ chức Hội. Qua thực tế điều tra nhận thấy, đây là nhóm hộ có điều kiện sản xuất kém, tư liệu sản xuất hầu hết được sử dụng vào mục đích khác và hoạt động sản xuất nông nghiệp kém phát triển. “ Kỹ thuật vùng thâm canh lúa năng suất,
chất lượng, hiệu quả cao” là hoạt động thu hút được nhiều hội viên tham gia của các tổ chức Hội. Trong sản xuất nông nghiệp ở địa phương, lúa là cây trồng chính tuy vậy, trong điều kiện hiện tại, do chưa phát huy được hết tiềm năng, thế mạnh của vùng nên năng suất, hiệu quả của sản xuất lúa chưa cao. Các lớp tập huấn về thâm canh lúa được tổ chức từ năm 2009, với sự tham gia của nhiều hội viên và đã có tác động tích cực. Các hội viên khi được tham gia các lớp tập huấn đã được nâng cao kỹ thuật trong chọn giống, thời vụ, kỹ thuật canh tác và từ đó cho một vụ lúa năng suất cao hơn.
Hoạt động xây dựng mô hình trình diễn và tham quan hội thảo cũng được các tổ chức Hội triển khai và mang lại hiệu quả tích cực. Năm 2009, Hội Nông dân huyện ký hợp đồng với Ban quản lý khoa học công nghệ nông nghiệp tỉnh thực hiện 2 mô hình: Mô hình nuôi nhím sinh sản tại xã Vĩnh Long, kết quả có 9 hộ nông dân nghèo được hưởng lợi do dự án mang lại là được hỗ trợ 9 cặp nhím sinh sản; Mô hình trình diễn trồng hành tím tại xã Vĩnh Thịnh với 60 hộ tham gia trên diện tích 3ha. Các mô hình này đang được triển khai và là điểm tham quan hội thảo của các lớp do các tổ chức Hội tổ chức. Mô hình cánh đồng lúa năng suất, chất lượng, hiệu quả cao hiện đang được triển khai trên địa bàn của nhóm hộ I và II, với tổng số 7 hộ tham gia. Qua phỏng vấn điều tra, nhận thấy nhóm hộ này đều thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, xây dựng mô hình đạt hiệu quả góp phần mang lại thu nhập cao hơn.
Tóm lại, qua kết quả vừa phân tích và điều tra phỏng vấn trực tiếp hộ nông dân, cho thấy rằng hoạt động hỗ trợ kỹ thuật sản xuất của Hội Nông dân và Hội phụ nữ cho các hội viên là hoạt động thiết thực, góp phần giải quyết những khó khăn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng trong sản xuất nông nghiệp. Hoạt động này cần được các tổ chức Hội tiến hành thường xuyên và kịp thời trong điều