Các chỉ tiêu kinh tế, xã hội cơ bản của địa phương .1 Tình hình sử dụng đất đai của huyện

Một phần của tài liệu Vai trò của hội nông dân và hội phụ nữ trong sản xuất nông nghiệp của hộ nông dân huyện vĩnh lộc – tỉnh thanh hóa (Trang 33 - 40)

PHẦN III. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .1 Điều kiện tự nhiên

3.1.2 Các chỉ tiêu kinh tế, xã hội cơ bản của địa phương .1 Tình hình sử dụng đất đai của huyện

Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 15.803 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm trên 50%. Năm 2009, diện tích đất nông nghiệp là 9733 ha chiếm 61,59 % tổng diện tích, tăng 12,29% so với năm 2008, trung bình diện tích đất nông nghiệp của huyện mối năm tăng 7,67 % từ 2007 – 2009. Sự gia

tăng này diễn ra đồng thời với sự sụt giảm của diện tích đất chưa sử dụng của huyện và nó được sử dụng vào các dự án lâm nghiệp: dự án 661( dự án trồng mới 5 triệu ha rừng của chính phủ) và dự án Việt – Đức ( dự án tái thiết Đức).

Như vậy, trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế, cộng với áp lực về dân số, việc làm và vai trò của nông nghiệp trong kinh tế thì kết quả của việc đưa vào sản xuất diện tích đất chưa sử dụng rất có ý nghĩa.

Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất đai của huyện 2007 – 2009

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh(%)

SL(ha) CC(%) SL(ha) CC(%) SL(ha) CC(%) 08/07 09/08 BQ Tổng diện đất tích tự nhiên 15.803 100 15.803 100 15.803 100 100 100 100 I. Đất nông nghiệp 8.396 53,13 8.668 54,87 9.733 61,59 103,24 112,29 107,67 1. Đất sản xuất nông nghiệp 6.692 79,70 6.645 76,67 6.604 67,85 99,30 99,38 99,34 1.1 Đất trồng cây hàng năm 6.218 92,92 6.245 93,97 6.203 93,92 100,43 99,33 99,88 - Đất trồng lúa 5.302 85,27 5.347 85,63 5.309 85,58 100,85 99,29 100,07

1.2 Đất trồng cây lâu năm 474 7,08 402 6,03 401 6,08 84,81 99,75 91,98

2. Đất lâm nghiệp 1.554 18,50 1.832 21,13 2.892 29,70 117,89 157,86 136,42 3. Đất nuôi trồng thủy sản 159 1,90 179 2,20 224 2,45 112,58 125,14 118,69 II. Đất phi nông nghiệp 3.669 23,31 3.644 23,10 3.641 23,00 99,32 99,92 99,62 III. Đất chưa sử dụng 3.738 23,56 3.491 22,03 2.429 15,41 93,39 69,58 80,61 Một số chỉ tiêu khác

1. DT đất tự nhiên/khẩu 0,177 0,176 0,175

2. DT đất NN/hộ 0,417 0,430 0,443

3. DT đất NN/hộ NN 0,453 0,468 0,483

( Nguồn: Phòng thống kê huyện Vĩnh Lộc )

Trong cơ cấu đất nông nghiệp, diện tích đất sản xuất nông nghiệp giảm tương ứng qua từng năm cùng với sự tăng lên mạnh mẽ của diện tích đất lâm nghiệp. Từ năm 2007 – 2009, đất lâm nghiệp của huyện tăng từ 1.554 ha lên 2.892 ha, trung bình mỗi năm tăng gần 36,42 %. Giải thích cho sự gia tăng này là việc đưa vào triển khai các dự án trồng rừng trên địa bàn huyện như dự án 661, dự án Việc – Đức. Trong các năm tới, sẽ có nhiều dự án trồng rừng trên địa bàn huyện được triển khai hoặc mở rộng quy mô hơn, điều này cùng với việc đưa vào canh tác diện tích đất chưa sử dụng mà chủ yếu là đất đối núi trọc sẽ góp phần tạo công ăn việc làm, phát triển kinh tế, cải thiện môi trường của huyện.

Diện tích đất trồng lúa của huyện là khoảng 5.300 ha, chiếm khoảng 1/3 diện tích đất tự nhiên và giữ ổn định qua các năm. Bình quân diện tích đất tự nhiên trên khẩu là 0,175 ha, ở mức thấp và 0,443 ha bình quân trên một hộ cho thấy nguồn tư liệu sản xuất đặc biệt của sản xuất nông nghiệp của huyện khó khăn. Để phát triển kinh tế xã hội ở địa phương thì việc đưa ra các giải pháp phù hợp với sản xuất nông nghiệp ở địa phương là điều mà các lãnh đạo ở địa phương cần rất quan tâm.

3.1.2.2 Đặc điểm về dân số và lao động của huyện

Năm 2009, dân số của huyện là 90.307 người, tăng 0,57% so với năm 2008, trong đó, nữ chiếm 51,12%. Tổng số hộ gia đình toàn huyện năm 2009 là 21.985 hộ, tăng 9,14% so với năm 2008, gấp nhiều lần với tốc độ tăng dân số của năm, trong đó số hộ nông nghiệp tăng 9,14%, chiếm tỷ lệ 91,68% tổng số hộ. Điều này cho thấy nông nghiệp vẫn là hoạt động kinh tế chính của hầu hết dân cư huyện Vĩnh Lộc. Trong những năm tới, huyện cần có những chính sách đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn nhằm phát triển kinh tế hộ từ đó góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Năm 2009, tổng số lao động của huyện là 40.747 người, bằng 45,1% dân số, trong đó cơ cấu lao động trong các ngành nông nghiệp: công nghiệp – xây dựng: thương mại – dịch vụ là: 80,9:7,7:11,4. Như vậy, số lao động trong nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất và lớn nhất. Trong các ngành kinh tế, nông nghiệp là ngành mang lại thu nhập thấp nhất, với một tỷ lệ lao động nông nghiệp bằng khoảng 4/5 tổng số lao động thì Vĩnh Lộc vẫn là một huyện nghèo của tỉnh là một điều dễ hiểu.

Tỷ lệ nhân khẩu/hộ của huyện ở mức cao trên 4 khẩu/ hộ, trong khi lao động bình quân chỉ là gần 2 lao động/hộ mà phần đông là lao động nông nghiệp ( 1.5 lao động/hộ ), cho thấy thu nhập của hộ ở mức thấp và như vậy điều kiện kinh tế sẽ rất khó khăn. Mật độ dân số của huyện năm 2009 là 572 người/km2, ở mức cao cộng với hầu hết dân số làm nông nghiệp thì đây sẽ một khó khăn trong phát triển kinh tế xã hội của huyện.

Bảng 3.2: Tình hình dân số và lao động của huyện 2007 - 2009

Chỉ tiêu ĐVT

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh (%)

SL CC

(%) SL CC

(%) SL CC

(%) 08/07 09/08 BQ

I. Tổng dân số Người 89.121 100 89.796 100 90.307 100 100,76 100,57 100,66 1. Nữ giới Người 45.422 50,97 46.173 51,42 46.164 51,12 101,65 99,98 100,81 II. Tổng số hộ Hộ 20.123 100 20.143 100 21.985 100 100,10 109,14 104,52

1. Hộ NN Hộ 18.547 92,17 18.537 92.03 20.156 91,68 99,95 108,73 104,25

2. Hộ phi NN Hộ 1.576 7,83 1.606 7,97 1.829 8,32 101,90 113,89 107,73

III. Tổng số lao động Lao động

40.296 100 40642 100 40.747 100 100,86 99,59 100,22

1. Lao động NN Lao

động

32.785 81,36 32.792 80,69 32.972 80,92 100,02 100,55 100,28 2. Lao động CN-XD Lao

động

2.761 6,85 3.081 5,99 3.145 7,72 111,59 102,08 106,73 3. Lao động dịch vụ Lao

động

4.750 11,79 4.769 13,32 4.628 11,36 100,4 97,04 98,71 IV. Một số chỉ tiêu khác

1. Số nhân khẩu/hộ Ng/hộ 4,43 4,46 4,11

2. Số lao động/hộ Lđ/hộ 2,00 2,02 1,86

3. Lao động NN/hộ Lđ/hộ 1,63 1,63 1,50

4. Mật độ dân số Ng/km2 564 568 572

( Nguồn: Phòng thống kê huyện Vĩnh Lộc )

3.2.1.3 Đặc điểm cơ sơ hạ tầng của huyện

Cơ sở hạ tầng có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Ý thức được điều này, UBND huyện luôn quan tâm đến công tác xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống và sản xuât. Cơ sở vật chất càng đầy đủ thì thúc đẩy kinh tế xã hội của địa phương càng phát triển. Tuy nhiên, trong việc trang bị cơ sở vật chất kĩ thuật phải đảm bảo tính đồng bộ, hợp lý, phù hợp với trình độ quản lý và điều kiện sản xuất của vùng thì mới đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tình hình cơ sở vật chất của huyện thể hiện trong bảng 3.3.

+ Về giao thông vận tải: Hiện nay toàn huyện có gần 1000 km đường bộ các loại. Trong đó:

- Quốc lộ 45 từ cầu Kiểu – Vĩnh Ninh đi qua các xã: Vĩnh Thành – Thị trấn Vĩnh Lộc – Vĩnh Tiến – Vĩnh Long - đi qua huyện Thạch Thành đoạn này dài 12,5 km.

- Quốc lộ 217: Từ quốc lộ 1A qua Hà Trung, qua các xã Vĩnh Thinh – Vĩnh Minh – Vĩnh Tân – Vĩnh Hùng – Vĩnh Hòa – Thị trấn Vĩnh Lộc – Vĩnh Tiến – Vĩnh Long – Vĩnh Quang – qua Eo Lê sang huyện Cẩm Thủy và sang nước bạn Lào, đoạn chạy qua huyện dài 25 km. Ngoài hai tuyến quốc lộ, trên địa bàn huyện còn có tỉnh lộ 5, đoạn chạy qua huyện dài 5 km.

- Hệ thống giao thông liên xã, liên thôn cũng được mở mang, toàn huyện có 285 km đường xe cơ giới đi được và đã được rải nhựa hoặc bê tông hóa.

- Đường thủy: Giao thông trên địa bàn huyện được duy trì và phát triển, huyện có 2 tuyến sông: sông Bưởi và sông Mã tạo cho huyện có mạng lưới giao thông thủy bộ khá hoàn chỉnh. Các cầu lớn, nhỏ trên các tuyến giao thông đã được xây dựng và hoàn thành, phá thế ốc đảo, tạo thuận lợi cho sự phát triển về kinh tế - xã hội, cải tạo bộ mặt nông thôn.

Bảng 3.3 Tình hình cơ sở hạ tầng của huyện năm 2009

Chỉ tiêu ĐVT Số lượng

Một phần của tài liệu Vai trò của hội nông dân và hội phụ nữ trong sản xuất nông nghiệp của hộ nông dân huyện vĩnh lộc – tỉnh thanh hóa (Trang 33 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w