Sự hình thành và phát triển của Hội phụ nữ

Một phần của tài liệu Vai trò của hội nông dân và hội phụ nữ trong sản xuất nông nghiệp của hộ nông dân huyện vĩnh lộc – tỉnh thanh hóa (Trang 24 - 27)

2.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM

2.3.1 Sự hình thành và phát triển của Hội phụ nữ

* Sự ra đời của Hội phụ nữ

Phụ nữ Việt Nam vốn sinh ra trong một đất nước với nền văn minh nông nghiệp, dựa trên nền tảng nghề trồng lứa nước và thủ công nghiệp, nên phụ nữ Việt Nam đã trở thành lực lượng lao động chính. Bên cạnh đó, nước ta luôn bị kẻ thù xâm lược, đời sống nghèo khổ. Từ thực tế đó mà người phụ nữ Việt Nam có bản sắc phong cách riêng: là những chiến sĩ chống ngoại xâm kiên cường, dũng cảm, là những người lao động trí óc và lao động chân tay cần cù, sáng tạo, thông minh, người nghệ sỹ bảo vệ, giữ gìn, phát triển bản sắc và tinh hoa văn

hóa dân tộc, là người chủ gia đình: dịu hiền, đảm đang, trung hậu, người sản sinh ra những thế hệ anh hùng của dân tộc anh hùng.

Dưới chế độ phong kiến và đế quốc, phụ nữ là những người bị áp bức, bóc lột, chịu nhiều bất công nên luôn có yêu cầu được giải phóng và sẵn sàng đi với cách mạng. Ngay từ những ngày đầu chống Pháp, phụ nữ đã tham gia đông đảo vào phong trào Cần Vương, Đông Kinh Nghĩa Thục, Đông du…

Vào những năm 1927 – 1930, những tổ chức quần chúng bắt đầu hình thành và thu hút đông đảo các tầng lớp như: Công Hội Đỏ, Nông Hội Đỏ, các nhóm tương tế, tổ học nghề và các tổ chức có tính chất riêng của giới nữ: Phụ nữ phản đế, Đồng minh phụ nữ hiệp hội, Hội phụ nữ giải phóng… và hình thành nhiều nhóm phụ nữ.

Ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập, trong cương lĩnh đầu tiờn của Đảng đó ghi: “ Nam nữ bỡnh quyền”. Đảng sớm nhận rừ, phụ nữ là lực lượng quan trọng của cách mạng và đề ra nhiệm vụ: Đảng phải giải phóng phụ nữ, gắn liền với giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp với giải phóng phụ nữ. Đảng đặt ra: phụ nữ phải tham gia các đoàn thể cách mạng ( công hội, nông hội) và thành lập tổ chức riêng cho phụ nữ để lôi cuốn các tầng lớp phụ nữ tham gia cách mạng. Chính vì vậy mà vào ngày 20/10/1930, Hội phụ nữ chính thức được thành lập. Sự kiện lịch sử này nói lên quan điểm của Đảng ta đối với vai trò của phụ nữ trong cách mạng, đối với tổ chức phụ nữ, đối với sự nghiệp giải phóng phụ nữ.

* Hội phụ nữ trong sự nghiệp cách mạng, xây dựng XHCN ở nước ta + Trong sự nghiệp cách mạng, giải phóng đất nước

Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập, phụ nữ Việt Nam có điều kiện phát huy khả năng trên các lĩnh vực, phong trào phụ nữ ngày càng phát triển, góp phần quan trọng tạo nên thắng lợi của sự nghiệp cách mạng.

Trong thời kỳ chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền ( 1930 – 1945), phụ nữ tham gia hoạt động cách mạng ngày càng nhiều, góp phần xây dựng lực lượng chuẩn bị Tổng khởi nghĩa giành chính quyền “ Hội phụ nữ phản đế, sau đó là “ Đoàn phụ nữ cứu quốc” đã tập hợp, giáo dực phụ nữ tham gia các đội vũ trang tuyên truyền. Qua đấu tranh cách mạng, lực lượng phụ nữ đã từng bước trưởng thành, góp phần quan trọng vào thắng lợi cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền tháng Tám 1945.

+ Trong thời kỳ đấu tranh giữ vững chính quyền và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ( 1945 – 1954 ).

“ Đoàn phụ nữ cứu quốc” đã động viên các tầng lớp phụ nữ thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tham gia xây dựng bảo vệ chính quyền. Chị em tích cực tuyên truyền và thực hiện bầu cử Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam độc lập. Cả nước hăng hái hưởng ứng phong trào tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm, tích cực đóng góp trong “ Tuần lễ vàng”, tham gia phong trào “Bình dân học vụ”, xóa nạn mù chữ, gia nhập lượng dân quân tự vệ, tích cực tham gia đấu tranh với nhiều hình thức làm thất bại âm mưu bạo loạn, giữ vững thành quả cách mạng. Sự tham gia đông đảo của các tầng lớp phụ nữ ở hậu phương và tiền tuyến trong sản xuất, chiến đấu và phụ vụ chiến đấu đã góp phần to lớn vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

+ Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975 )

Năm 1954, miền Bắc hoàn toàn được giải phóng, tiến hành xây dựng CNXH, làm nhiệm vụ của hậu phương to lớn đối với tiền tuyến lớn thực hiện nhiệm vụ chiến lược cách mạng.

+ Trong thời kỳ xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc XHCN (1975 – 1988) Trong thời kỳ này, TƯ Hội LHPN Việt Nam đã phát động nhiều phong trào thi đua, các cuộc vận động nhằm cùng cả nước xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

+ Thời kỳ đổi mới đất nước

Góp phần phát huy vai trò, tiềm năng to lớn của lực lượng phụ nữ, để phụ nữ và phong trào phụ nữ ngày càng có những đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp đổi mới, xây dựng một nước Việt Nam “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, Hội LHPN Việt Nam với tư cách là cơ quan phát ngôn của phụ nữ Việt Nam đã có những chương trình, hoạt động nhằm huy động sức mạnh của phụ nữ, tạo điều kiện để phát huy vai trò, khả năng của phụ nữ, nâng cao vị thế của người phụ nữ trong gia đình và xã hội.

Một phần của tài liệu Vai trò của hội nông dân và hội phụ nữ trong sản xuất nông nghiệp của hộ nông dân huyện vĩnh lộc – tỉnh thanh hóa (Trang 24 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w