PHẦN 3: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
IV. Công trình phúc lợi
3.1.8 Giới thiệu về Dự án Môi trường và Cộng đồng ( CEDO)
Dự án “Môi trường và Cộng đồng” (CEDO) ở Hà Nam được tài trợ bởi tổ chức năng lượng bền vững Đan Mạch (OVE) từ nguồn viện trợ của DANIDA.
Dự án được thực hiện tại 3 xã Thanh Tuyền, Liêm Tuyền và Thanh Hà, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam từ tháng 6 năm 2008 đến tháng 6 năm 2012. Sau đó những mô hình thành công của dự án ở Hà Nam sẽ được nhân rộng tại Thái Nguyên trong 2 năm 2010 – 1012. Trung tâm Phát triển Cộng đồng bền vững (S- CODE) là trung tâm trực tiếp quản lý dự án. S-CODE trực thuộc Hội nghiên cứu Khoa học Đông Nam Á, hoạt động trong lĩnh vực phát triển cộng đồng và xóa đói giảm nghèo. S-CODE làm việc tạo ra các giải pháp bền vững nhằm giảm nghèo và cải thiện sức khỏe và điều kiện sống ở Việt Nam thông qua các dự án phát triển cộng đồng và bảo vệ môi trường S-CODE là đối tác chính trong dự án này, chịu trách nhiệm báo cáo với OVE kết quả hoạt động/tài chính của dự án.
Sơ đồ 3.1 Cơ cấu tổ chức của trung tâm phát triển cộng đồng bền vững (S- CODE) và CEDO
* Mục đích của dự án là cải thiện điều kiện môi trường và tăng sự tham gia của cộng đồng trong việc quản lý môi trường tại 10 thôn của 2 huyện ven đô đến năm 2015 và đồng thời nâng cao năng lực cho các ban ngành địa phương về cải thiện và quản lý môi trường. Việc khảo sát ban đầu để đánh giá hiện trạng về môi trường nhằm tìm ra các giải pháp phù hợp với địa phương để quản lý tốt nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Đây cũng là cơ sở để xác định dự án có thành công hay không khi đánh giá giữa kỳ và cuối kỳ.
* Dự án hoạt động với mục tiêu:
Danida
Đối tác:
OVE S-Code Enerteam
PMG PSC
Văn phòng CEDO Các bên hữu quan:
• Chính quyền địa phương: tỉnh, huyện, xã, thôn
Nhóm cộng đồng Nhóm cộng đồng
Các cấp chính quyền:
• Cấp tỉnh (DONRE)
• Cấp huyện
• Cấp xã (CPC)
Hỗ trợ
Nhóm cộng đồng
Đối thoại trực tiếp
- Làm rừ hiện trạng mụi trường tại huyện Thanh Liờm, đặc biệt là tại ba xã Thanh Hà, Thanh Tuyền và Liêm Tuyền. Với các vấn đề môi trường cần làm rừ là:
+ Hiện trạng môi trường nước bao gồm nước sinh hoạt và nước thải: người dân dùng nước mưa, nước giếng khoan,... nguồn ô nhiễm, mức độ ô nhiễm.
+ Hiện trạng chất thải rắn: nguồn phát thải, thành phần chất thải rắn.
+ Môi trường đất, không khí: nguồn phát thải ô nhiễm, mức độ ô nhiễm.
- Đưa ra các giải pháp cải thiện môi trường phù hợp theo hướng phát triển bền vững nhằm mục đích:
+ Tiếp cận với nguồn nước sạch tăng lên + Giảm lượng nước thải
+ Giảm sử dụng phân vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật v.v...
+Phân loại, thu gom rác thải và các biện pháp xử lí/tái chế.
- Phát triển kinh tế hộ gắn liền với phát triển bền vững và cải thiện môi trường.
=> Để thực hiện được các mục tiêu đó, một trong những hoạt động mà dự án sẽ thực hiện là xây dựng mô hình sản xuất phân vi sinh với mong muốn là giảm sử dụng phân vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật, phân loại, thu gom rác thải tốt hơn đồng thời cải thiện điều kiện môi trường vùng ven đô. Nhằm cung cấp thông tin và nâng cao nhận thức, dự án mở các chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức môi trường dưới hình thức họp dân, ápphich, tài liệu giáo dục, radio và tivi. Các tài liệu phát tay cùng với các mô hình thí điểm khác sẽ triển khai và trình bày tại cộng đồng và trong các hội thảo. Chủ đề chiến dịch sẽ bao gồm các vấn đề về chuyên môn như thông tin về quản lí môi trường như quản lý, xử lý nguồn nước, rác thải, bảo vệ nguồn tài nguyên tại địa phương và các vấn đề dân chủ như quyền lợi công chúng và giới trong phát triển đô thị.
=> Để mô hình sản xuất và sử dụng phân vi sinh được nhân rộng thì người dân phải tích cực tham gia vào các buổi tập huấn tham quan và đồng thời rút ra được kinh nghiệm từ đó tự thực hiện mô hình này.
=> Dự án muốn qua các phương tiện và hình thức truyền thông để cho người dân nhân thức được vấn đề rác thải ảnh hưởng xấu tới môi trường thế nào. Qua đó dự án khuyến khích người dân tích cực phân loại rác thải và hưởng ứng mô hình sản xuất phân vi sinh.
=> Xây dựng các mô hình sản xuất và sử dụng phân vi sinh thí điểm tại 3 xã và được cán bộ kỹ thuật của dự án hướng dẫn cách làm. Những mô hình này cho kết quả tốt thì dự án sẽ tổ chức cho người dân tham quan học tập rồi nhân rộng mô hình.