PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả mô hình sản xuất và sử dụng phân vi sinh dưới sự hỗ trợ của “dự án môi trường và cộng đồng” tại huyện thanh liêm tỉnh hà nam (Trang 43 - 48)

PHẦN 3: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

IV. Công trình phúc lợi

3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Xã Thanh Hà, Thanh Tuyền, Liêm Tuyền là những xã ven đô giáp ranh Thành phố Phủ Lý đang phát triển về xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế.. Môi trường ở các xã đang bị đe dọa nghiêm trọng vì lượng rác thải và nước thải sinh hoạt, làng nghề…Những khó khăn đó làm cho kinh tế của các xã phát triển chậm, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, môi trường bị ô nhiễm. Được sự hỗ trợ của Dự án Môi trường và Cộng đồng tại một số thôn của 3 xã đã tiến hành xây dựng mô hình sản xuất và sử dụng phân vi sinh trong nông nghiệp.

3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin

3.2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin/ số liệu đã công bố

- Đề tài tiến hành thu thập thông tin đã công bố qua sách báo, báo cáo, internet, các tài liệu của dự án có liên quan tới mô hình sản xuất và sử dụng phân vi sinh.

- Phương pháp này nhằm cung cấp các thông tin về tình hình sản xuất và sử dụng phân vi sinh trên địa bàn huyện,xã, thôn và các hộ nông dân bao

gồm: Số hộ tham gia làm phân vi sinh, số hộ sử dụng phân vi sinh, những kết quả ban đầu mà các hộ đó đạt được.

- Để thu thập được những thông tin trên cần đến Phòng thống kê nông nghiệp huyện, Phòng tài nguyên môi trường huyện, Văn phòng CEDO để lấy số liệu.

3.2.2.2 Phương pháp thu thập thông tin/ số liệu mới

Các thông tin này được thu thập qua phỏng vấn trực tiếp cán bộ xã và điều tra hộ nông dân về tình hình sử dụng phân vi sinh, hiệu quả mà phân vi sinh mang lại đối với cây trồng và môi trường.

* Chọn mẫu điều tra hộ nông dân

- Chọn 6 thôn ở 3 xã Thanh Tuyền, Thanh Hà, Liêm Tuyền với số lượng mẫu là 90 hộ. Ở mỗi xã điều tra ngẫu nhiên 30 hộ gia đình trong đó có 15 hộ có áp dụng mô hình sản xuất và sử dụng phân vi sinh và 15 hộ không áp dụng mô hình sản xuất và sử dụng phân vi sinh của Dự án Môi trường và Cộng đồng.

- Việc chọn mẫu này giúp cho việc so sánh hiệu quả của hai nhóm ở trên các mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Đồng thời cung cấp những số liệu về số lượng hộ tham gia sản xuất, lượng phân vi sinh được sản xuất hàng năm, những hiểu biết của người dân về lợi ích mà phân vi sinh mang lại, những kết quả mà hộ sử dụng phân vi sinh đạt được.

* Điều tra hộ nông dân

- Những người được điều tra, phỏng vấn thuộc những hộ đã được chọn mẫu ở trên.

- Phương pháp này cung cấp thông tin: điều kiện kinh tế và các nguồn lực của hộ điều tra, những hiểu biết về phân vi sinh, chi phi để sản xuất phân vi sinh, hiệu quả đạt được khi sử dụng phân vi sinh, các ý kiến đóng góp để nhân rộng mô hình này, kiến nghị với các cấp chính quyền, Phòng ban và đối với Dự án Môi trường và Cộng đồng.

- Phương pháp này cần thành lập các câu hỏi phản ánh nội dung của đề tài sau đó đièu tra thử. Nếu còn thiếu sót thì tiến hành bổ sung chỉnh sửa, hoàn thiện rồi điều tra chính thức. Vì vậy khi xây dựng câu hỏi, phiếu điều tra thỡ cần phải nắm rừ vấn đề cần nghiờn cứu. Dựa vào mục tiờu của đề tài để đặt ra các nội dung câu hỏi phục vụ tốt nhất cho đề tài. Đồng thời cần chuẩn bị các câu hỏi để tiến hành phỏng vấn các cán bộ chuyên môn của huyện, xã, ban quản lý dự án và cán bộ phụ trách chuyên môn của dự án tiến hành phỏng vấn bán cấu trúc.

* Phỏng vấn cán bộ xã, cán bộ dự án liên quan tới mô hình sản xuất và sử dụng phân vi sinh được triển khai tại 3 xã Thanh Hà, Thanh Tuyền và Liêm Tuyền.

* Quan sát trực tiếp

- Đối tượng được quan sát là các hộ nông dân có và những hộ không sản xuất và sử dụng phân vi sinh trên các cây trồng như lúa, khoai tây, cà chua,...

- Dựa vào các số liệu đã có thì phương pháp này bổ sung những nhận định của cá nhân người điều tra vào vấn đề nghiên cứu, đưa ra các đề xuất, kiến nghị để nhân rộng mô hình. Xem xét những người sử dụng phân vi sinh thì đạt được những kết quả gì?

- Người điều tra tiến hành đến những thửa ruộng của hai nhóm hộ nông dân trên trồng các loại cây đó để quan sát.

3.2.3 Phương pháp xử lý thông tin

- Xử lý số liệu nhằm giúp cho người điều tra tìm thấy những thông tin còn ẩn chứa trong các số liệu, tài liệu. Trong đề tài này chủ yếu xử lý số liệu trên excel.

- Dùng các hàm có trong excel như hàm SUM, hàm Vlookup để xử lý số liệu.

3.2.4 Phương pháp phân tích số liệu

3.2.4.1 Phương pháp định lượng

* Phương pháp so sánh: Dựa vào các số liệu thu thập được từ hộ nông dân chúng ta tiến hành phân tích so sánh hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của hộ nông dân có áp dụng mô hình và so sánh với hộ không áp dụng mô hình sản xuất và sử dụng phân vi sinh trong nông nghiệp.

3.2.4.2 Phương pháp định tính - Phân tích sơ đồ VENN:

+ Đối tượng tham gia: Hội nông dân, Hôi phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên,...

+ Mục đích: tìm hiểu vai trò của các tổ chức này đến việc tuyên truyền người dân tới việc sản xuất và sử dụng phân vi sinh trong nông nghiệp và những lợi ích mà nó mang lại. Từ đó thấy được mức độ ảnh hưởng của tổ chức, Hội đến vấn đề nghiên cứu để có biện pháp tác động phù hợp nhằm giải quyết vấn đề.

+ Cách tiến hành: tổ chức họp dân với số lượng từ 8 – 10 người là những cán bộ của các tổ chức, và một số người dân được tín nhiệm.

- Sử dụng công cụ Họp thôn bản :

+ Đối tượng tham gia buổi họp dân là những người thuộc những hộ có tham gia hoạt động của dự án và sản xuất, sử dụng phân vi sinh.

+ Từ những thông tin về thuận lợi và khó khăn trong sản xuất và sử dụng phân vi sinh, tiến hành đưa ra cùng người dân thảo luận để tìm hiểu nguyên nhân. Từ đó đưa ra những giải pháp thực hiện việc nhân rộng mô hình và các khuyến nghị với các Phòng ban và dự án.

+ Tổ chức một buổi họp với mục đích là nhân rộng mô hình phân vi sinh. Liên hệ với trưởng thôn để mời người dân tới họp, chuẩn bị nội dung của cuộc họp đầy đủ, mặt khác chuẩn bị chỗ họp phù hợp để buổi họp đạt được kết quả cao.

3.2.5 Các chỉ tiêu nghiên cứu

* Các chỉ tiêu phản ánh kết quả

- Số hộ sản xuất phân vi sinh hàng năm;

- Số hộ hiểu biết về quy trình làm phân vi sinh;

- Số hộ có nhận thức về lợi ích của phân vi sinh;

- Số hộ sử dụng phân vi sinh hàng năm;

- Số lượng phân vi sinh được sản xuất hàng năm;

- Chi phí sản xuất;

- Năng suất cây trồng.

* Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả

- Số hộ sản xuất và sử dụng phân vi sinh cho năng suất cao;

- Số hộ cho thấy sản xuất và sử dụng phân vi sinh tiết kiệm chi phí sản xuất;

- Số hộ cho thấy sản xuất và sử dụng phân vi sinh góp phần cải tạo môi trường: giảm thoái hóa đất, giảm lượng rác thải,...

- Số hộ thấy sản xuất và sử dụng phân vi sinh mang lại hiệu quả xã hội:

con người ít bị độc hại, giảm công lao động, bảo vệ đa dạng sinh học, tạo cảnh quan môi trường sạch, tạo bầu không khí trong lành, tăng cường cải tạo môi trường đất,...

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả mô hình sản xuất và sử dụng phân vi sinh dưới sự hỗ trợ của “dự án môi trường và cộng đồng” tại huyện thanh liêm tỉnh hà nam (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w