Tình hình sản xuất và sử dụng PVS của hộ nông dân tại 3 xã thuộc sự hỗ trợ của CEDO

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả mô hình sản xuất và sử dụng phân vi sinh dưới sự hỗ trợ của “dự án môi trường và cộng đồng” tại huyện thanh liêm tỉnh hà nam (Trang 54 - 74)

PHẦN 3: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ SỬ DỤNG PHÂN VI SINH Ở HUYÊN THANH LIấM VÀ VÙNG Cể SỰ HỖ TRỢ CỦA CEDO

4.1.2 Tình hình sản xuất và sử dụng PVS của hộ nông dân tại 3 xã thuộc sự hỗ trợ của CEDO

4.1.2.1 Tình hình thu gom và phân loại rác thải tại hộ nông dân

* Sự hỗ trợ của CEDO với quá trình thu gom và phân loại rác thải

- Mỗi hộ dân tham gia vào dự án sẽ được phát 2 xô đựng hai loại rác khác nhau là rác vô cơ và rác hữu cơ. Đây là bước đầu để người dân hình thành ý thức thu gom và phân loại rác thải. Việc hỗ trợ này làm cho người dân hưởng ứng tích cực vào hoạt động phân loại rác của dự án.

- Các cán bộ CEDO tập huấn, hướng dẫn cách phân loại

rác cho người dân ngay tại thôn của mình. Đối với hai loại rác hữu cơ và rác vô cơ có nhiều người dân còn chưa biết phân biệt. Để quá trình phân loại rác thải được tốt thì việc hướng dẫn là cần thiết. Phân loại tốt đảm bảo cho việc xử lý sau phân loại một cách hiệu quả.

- Văn phòng CEDO tích cực tuyên truyền cho người dân về lợi ích của thu gom và phân loại rác thải. CEDO tổ chức các đợt tuyên truyền bằng pano, appích, các phương tiện truyền thanh,... cùng với việc tuyên truyền người dân hãy phân loại rác thật tốt. Tuyên truyền thường xuyên, liên tục đã nhắc nhở tạo ra ý thức đối với người dân trong việc bảo vệ môi trường nông thôn.

* Thực trạng thu gom và phân loại rác thải tại các hộ gia đình

Sau khi Dự án Môi trường và Cộng đồng được triển khai thì mỗi thôn có một đội thu gom rác được thành lập và tự quản. Mỗi tuần hai lần đội thu gom sẽ đi đến từng hộ gia đình để lấy lượng rác thải đã được phân loại tại hộ.

Sau đó tập trung ở bãi rác của xã và được xe chở rác của huyện chở đi xử lý.

Hầu hết những hộ nằm trong những thôn này thực hiện việc phân loại tốt. Mỗi hộ gia đình ở thôn này sẽ được dự án hỗ trợ thùng chứa rác. Sau khi phân loại các hộ gia đình thường sử dụng rác hữu cơ để làm phân vi sinh hoặc tân dụng cho chăn nuôi.

Rác thải trong gia đình thì được phân loại dưới sự hướng dẫn của cán bộ dự án và mỗi gia đình được hỗ trợ hai chiếc thùng để phân loại rác vô cơ và rác hữu cơ. Ở nông thôn việc phân biệt rác hữu cơ và rác vô cơ còn khó khăn nên trong các buổi phát thùng rác cho hộ cán bộ của CEDO sẽ hướng dẫn cụ thể đặc điểm của từng loại rác. Điều này góp phần rất lớn vào công tác bảo vệ môi trường ở nông thôn, hơn nữa giúp người dân nhận thức được tác dụng của việc phân loại rác như thế nào để nhân rộng mô hình phân loại rác này tới các nơi khác.

Qua điều tra cho thấy, rác thải ở các khu vực này đã có sự phân loại dưới sự hướng dẫn của cán bộ CEDO thì người dân phân loại rác thành 2 loại chính: rác thải hữu cơ và rác thải vô cơ. Rác thải hữu cơ được tận dụng để ủ phân vi sinh bón cho cây trồng cho năng suất cao còn rác thải vô cơ được tổ thu gom hàng tuần đi thu gom và tập kết tại bãi rác tạm của xã. Sau đó sẽ có xe vận chuyển rác của huyện về chở đi tới điểm xử lý.

So sánh hai nhóm hộ có và không tham gia dự án thấy được sự khác biệt trong phân loại rác:

- Đối với các hộ tham gia dự án do nắm được đầy đủ thông tin nên hộ sẽ bỏ ra một khoản chi phí 2000 đồng/tháng cho tổ thu gom rác thải hoạt động. Nên rác thải được thu gom và chở đến nơi đổ đã quy định. Chính vì vậy, môi trường ở các thôn, xã của dự án ít bị ô nhiễm hơn so với những nơi không có sự hỗ trợ của dự án. Lượng rác thải hàng ngày được những hộ không tham gia dự án vứt ở vệ đường hoặc là vứt xuống kênh mương. Điều này ảnh hưởng tới môi trường sống của người dân xung quanh đồng thời làm tắc nghẽn hệ thống tưới tiêu của thôn, xã.

- Khi thực hiện phân loại rác thì các hộ có tham gia dự án có ý thức tốt hơn. 98% số hộ tham gia vào hoạt động của CEDO đã có ý thức tốt, thực hiện việc phân loại theo đúng quy định của dự án đưa ra. Đồng thời những hộ này được dự án hỗ trợ thùng chứa rác và được hướng dẫn việc phân loại nên việc thực hiện dễ dàng và tốt hơn. Tuy nhiên, những hộ không tham gia dự án sẽ không có nhiều thông tin, hiểu biết và cách phân loại rác nên việc phân loại là không có.

- Tổng lượng rác thải một ngày của một hộ gia đình 0,3 – 0,5kg. Lượng rác thải này được những hộ tham gia dự án phân loại. Theo cán bộ của Văn phòng CEDO thì có tời 50% là rác hữu cơ trong tổng số rác của hộ thải ra.

Đây sẽ là nguồn nguyên liệu cho chính hộ sản xuất phân vi sinh. Tuy nhiên lượng rác hữu cơ đó chưa đủ để ủ phân nên người dân cần phải trộn thêm rơm

rạ và bèo tây. Trái lại, những hộ không tham gia dự án thì không có thông tin cũng như các hiểu biết về lợi ích của phân loại rác nên cho dù lượng rác thải ra vẫn bằng hộ tham gia dự án nhưng không thể thực hiện ủ phân vi sinh khi không thực hiện việc phân loại rác được.

Như vậy, qua việc so sánh giữa hai nhóm hộ này ta thấy được vai trò của CEDO là rất lớn. Đồng thời việc phân loại rác là một biện pháp tốt để bảo vệ môi trường và tạo điều kiện cho quá trình sản xuất PVS được thuận tiện hơn.

Bảng 4.4 So sánh tình hình phân loại rác giữa hai nhóm hộ nông dân Chỉ tiêu Hộ tham gia Dự án Hộ không tham gia

Dự án Thu gom rác

Có các đội thu gom rác hàng tuần nên lượng rá thải được

đưa tới đúng nơi quy định

Lượng rác thải ra chủ yếu lại vứt bừa bãi ở các vệ

đường và kênh mương Ý thức phân loại

rác

Có ý thức tốt

98 % hộ thực hiện phân loại

Không nhận thức được vai trò của việc phân loại nên không thực hiện phân loại

rác Cách phân loại

rác

Có 2 thùng nhựa được Dự án cấp:

+ 1 xô xanh đựng rác hữu cơ + 1 xô đỏ đựng rác vô cơ

Tất cả rác đựng trong một xô hoặc một cái túi tải Tổng số rác hộ/

ngày + Hữu cơ + Vô cơ

0,3 – 0,5 kg/ngày 0,3 – 0,5 kg/ngày 50% Không tính được vì không

được phân loại 50%

(Nguồn: Phỏng vấn cán bộ CEDO, 2010) Khi thực hiện phân loại rác thì lượng rác hữu cơ sẽ được tách riêng tích trữ dần và dùng làm nguyên liệu để ủ phân vi sinh.

Tại thôn có tổ thu gom thì 98% hộ gia đình đã tiến hành phân loại rác tốt bởi vì họ nhận thấy được vai trò quan trọng và mục đích của phân loại rác thải tại nguồn:

+ Phân loại riêng rác thải hữu cơ sinh hoạt nhằm góp phần cải thiện môi trường sống của cộng đồng: sạch, vệ sinh, văn minh.

+ Rác thải hữu cơ được phân loại riêng tại nguồn nhằm thuận lợi và nâng cao chất lượng sản xuất phân vi sinh có từ nguồn rác thải này.

+ Việc tận dụng được rác thải hữu cơ sinh hoạt nhằm giảm công vận chuyển rác và giảm diện tích chôn rác, hiện đang là vấn đề kinh tế và xã hội nổi cộm của nhiều quốc gia.

+ Phân vi sinh được chế biến từ nguồn rác thải hữu cơ sinh hoạt góp phần cung cấp thêm một lượng phân hữu cơ an toàn, có chất lượng cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt cho rau quả và cây hoa cảnh vùng ven đô thị, thiết thực đóng góp vào xu thế xây dựng nền "kinh tế rác thải" của nhà nước.

Còn 2% còn lại hộ chưa phân loại rác tốt vì mặc dù họ có nhận thức được tầm quan trọng của việc phân loại rác nhưng một số hộ dùng xô do Dự án phát để làm vật dụng trong gia đình. Chính vì vậy, rác thải ra được bỏ vào tỳi nilon sau đú lại bỏ chung vào một xụ khụng cú sự phõn loại rừ ràng. Sau khi nhận thấy được vấn đề này, cán bộ CEDO phụ trách xã đó đã trực tiếp tới từng hộ nông dân tuyên truyền và bắt kí cam kết phân loại rác. Nếu không thì Dự án sẽ không tiếp tục hỗ trợ nữa. Sau khi thực hiện kiểm tra phân loại rác tại hộ gia đình, việc thực hiện phân loại đã tốt hơn trước. Chỉ trong vài tháng

Phân loại rác theo sự hướng dẫn của cán bộ CEDO tốt thật đó.

Nhà tôi không còn hiện tượng rác bốc mùi ở trong nhà nữa. Hơn nữa, nhà tôi còn làm được phân vi sinh từ rác hữu cơ đã phân loại đó.

Bác Nguyễn Văn Hiền-thôn Ngái Trì-xã Liêm Tuyền

tới số thôn đích của Dự án sẽ thực hiện 100% việc phân loại rác thải (Theo quản lí CEDO cho biết).

Để có được kết quả cao như vậy không thể không nói đến vai trò của CEDO đã có những buổi truyền thông, tập huấn về phân loại rác thải, những cuộc thi về môi trường nên người dân ở đây đã nhận thức tốt hơn về vấn đề rác thải: vai trò của việc phân loại rác thải tại nguồn, ảnh hưởng của rác thải đến môi trường sống của họ, tận dụng rác thải hữu cơ để ủ phân vi sinh và Dự án đã tài trợ cho hộ gia đình mỗi hộ hai xô để phân loại rác và một phần kinh phí để mua bảo hộ lao động cho tổ thu gom.

4.1.2.2 Nhận thức của người dân ở vùng Dự án về sản xuất và sử dụng phân vi sinh Dự án Môi trường và Cộng đồng đã hoạt động được gần 2 năm và đã thay đổi được nhận thức của một bộ phận người dân về phân vi sinh. Qua điều tra hộ nông dân thấy được các hộ tham gia dự án có sự thay đổi nhận thức rất lớn, trước khi có dự án có tới 51,11% số hộ không biết gì về PVS nhưng sau khi tham gia hoạt động của dự án con số này đã giảm đi 37,88%

còn có 13,33% là chưa biết. Những hộ không tham gia hoạt động của dự án cú hiểu biết về quy trỡnh làm phan vi sinh rất ớt 15,56% (8,89% hiểu khụng rừ ràng) còn 84,44% là không biết về quy trình này,... điều này được lý giải là trên địa bàn 3 xã mà dự án hoạt động là rất lớn nhưng dự án mới chỉ thực hiện tại 6 thôn/24 thôn còn lại là các hộ nông dân được nghe qua các phương pháp tuyên truyền của dự án như panô, áp phích, tập huấn. Như vậy dự án đã tích cực làm tốt công tác tuyên truyền thì số lượng người dân hiểu biết về phân vi sinh mới tăng lên như vậy. Số hộ có biết về phân vi sinh trước khi có dự án là 22 hộ trong đú cú 37,78% khụng hiểu rừ nhưng sau 2 năm hoạt động con số đú đó lờn tới 39 hộ (31,11% hiểu rừ ràng). Trong khi đú những hộ khụng tham gia dự ỏn chỉ cú 7 hộ biết về phõn vi sinh (8,89% khụng hiểu rừ ràng). Như vậy việc tham gia vào hoạt động của dự án là một lợi thế cho hộ nông dân,

việc tiếp nhận thông tin sẽ tốt hơn khi hộ tham gia vào dự án đồng thời việc hỗ trợ về kĩ thuật cũng nhanh chóng hơn.

Bảng 4.5 Nhận thức của hộ nông dân về quy trình làm phân vi sinh

Chỉ tiêu

Hộ có tham gia hoạt động của CEDO

Hộ không tham gia hoạt động

của CEDO Trước khi

có CEDO (hộ)

Tỷ lệ (%)

Sau khi có CEDO

(hộ)

Tỷ lệ

(%) Số hộ Tỷ lệ (%)

Không biết gì 23 51,11 6 13,33 38 84,44

Có biết nhưng

khụng rừ ràng 17 37,78 25 55,56 4 8,89

Biết và hiểu rừ 5 11,11 14 31,11 3 6,67

(Nguồn: Điều tra hộ nông dân,2010) - Hầu hết các hộ trên địa bàn 3 xã có tham gia vào các hoạt động của dự án thì có biết đến mô hình sản xuất và sử dụng phân vi sinh còn những hộ không tham gia vào hoạt động của dự án thì chỉ nghe nói đến qua hoạt động truyền thông của dự án. Điều này được chứng minh là 100% hộ có làm phân vi sinh khi được hỏi đều cho biết Dự án Môi trường và Cộng đồng đã tuyền truyền cho họ biết. Hơn thế các cán bộ kỹ thuật của CEDO đã tận tình hướng dẫn cho người nông dân làm phân vi sinh. Hoạt động truyền thông của dự án mang một vai trò lớn, là bước khởi đầu để người dân có hiểu biết về PVS làm cho hoạt động sản xuất PVS tại hộ gia đình trở nên cần thiết. Hơn nữa, họ còn biết được những lợi ích mà sử dụng phân vi sinh mang lại. Dưới đây là bảng thống kê về các lợi ích mà sản xuất và sử dụng PVS mang lại được thống kê khi điều tra các hộ có làm PVS.

Bảng 4.6 Nhận thức của người dân về lợi ích của phân vi sinh

STT Lợi ích của phân vi sinh

Số người dân đồng ý Có tham

gia Dự án (hộ)

Tỷ lệ (%)

Không tham gia

Dự án (hộ)

Tỷ lệ (%)

1 Giảm thiểu ô nhiễm môi

trường do rác hữu cơ 45 100 32 71,11

2 Tăng năng suất cây trồng 45 100 30 66,67

3 Tăng sức chống chịu và

giảm sâu bệnh 45 100 20 44,44

4 Cung cấp một lượng phân

bón thay thế 42 93,33 31 68,89

5 Tiết kiệm chi phí sản xuất 40 88,89 15 33,33 6 Tăng độ phì nhiêu cho đất 35 77,78 24 53,33 (Nguồn: Điều tra hộ nông dân,2010) Qua bảng thống kê ta thấy hầu hết những người dân ở 3 xã điều thấy được hiệu quả của phân vi sinh. Những lợi ích trên đã được những người nông dân thấy được trong gần 2 năm sử dụng và ngày càng thấy rừ hơn khi nhưng lợi ích lâu dài xuất hiện như độ phì nhiêu của đất được cải thiện. Sở dĩ Hà Nam được xem là vùng đất trũng nên việc cải tạo đất ở đây còn là vấn đề nan giải.

Như vậy có thể nói nhu cầu sử dụng phân vi sinh ngày càng tăng vì:

+ Sử dụng phân vi sinh sẽ thay thế dần việc bón phân hoá học trên đồng ruộng, đất trồng trọt mà vẫn đảm bảo được nâng cao năng suất thu hoạch.

+ Sử dụng phân vi sinh về lâu dài sẽ dần dần trả lại độ phì nhiêu cho đất như làm tăng lượng photpho và kali dễ tan trong đất canh tác, cải tạo, giữ độ bền của đất đối với cây trồng nhờ khả năng cung cấp hàng loạt các chuyển hoá chất khác nhau liên tục do nhiều quần thể vi sinh vật khác nhau tạo ra.

+ Việc sử dụng phân vi sinh còn có ý nghĩa rất lớn là tăng cường bảo vệ môi trường sống, giảm tính độc hại do hoá chất trong các loại nông sản thực phẩm do lạm dụng phân bón hóa học.

+ Giá thành hạ, nông dân dễ chấp nhận, có thể sản xuất được tại địa phương và giải quyết được việc làm cho một số lao động, ngoài ra cũng giảm được một phần chi phí ngoại tệ nhập khẩu phân hoá học

4.1.2.3 Vai trò của CEDO và các bên liên quan trong sản xuất và sử dụng PVS tại huyện Thanh Liêm

Các tổ chức có ảnh hưởng như thế nào tới việc sản xuất và sử dụng phân vi sinh trong nông nghiệp: thông qua sơ đồ VENN dưới đây ta có thể thấy rừ vai trũ của cỏc tổ chức, Hội,...

Sơ đồ 4.2 Mối quan hệ giữa các bên liên quan tới hoạt động sản xuất và sử dụng phân vi sinh

Nhìn vào sơ đồ VENN ta thấy được Văn phòng dự án CEDO có vai trò rất quan trọng đối với quá trình hiểu biết về phân vi sinh của người dân. Đây

Phòng NN huyện Thanh Liêm

Hội cựu chiến binh

xã Hội Phụ

nữ xã

Hội nông dân xã

Sản xuất và sử dụng PVS của hộ

nông dân

Phòng TNMT huyện Thanh Liêm

Văn phòng CEDO

được coi là nơi cung cấp mọi thông tin cho người dân thông qua các tổ chức và hội. Văn phòng CEDO thường xuyên mở các buổi tập huấn để phổ biến kiến thức và kỹ thuật làm phân vi sinh cho người dân. Số lượng các buổi tập huấn và chất lượng của nó được đánh giá qua số lượng và chất lượng phân vi sinh được sản xuất ra.

* Vai trò của Văn Phòng CEDO đó là:

+ Vai trò lớn nhất của CEDO là hỗ trợ người nông dân sản xuất phân vi sinh bằng các hoạt động như:

- Tập huấn nâng cao hiểu biết cho người dân: trước khi bước vào xây dựng mô hình sản xuất thì các cán bộ CEDO tổ chức cá buổi tập huấn để người dân biết về phân vi sinh.

- Tuyên truyền về các lợi ích của phân vi sinh. Lợi ích của phân vi sinh rất rừ nhưng khụng phải người dõn nào cũng biết. Những hộ tham gia dự ỏn sẽ được cán bộ của CEDO cho biết những lợi ích của phân vi sinh để tăng tính thuyết phục với người dân.

- Phổ biến kỹ thuật sản xuất phân vi sinh cho người dân: Không có kĩ thuật thì không thể sản xuất được phân vi sinh. Kĩ thuật làm phân vi sinh không khó nhưng nếu không được hướng dẫn thì rất khó thực hiện. Các cán bộ của CEDO đã trực tiếp hướng dẫn cho người dân làm phân vi sinh.

- Hỗ trợ men vi sinh: Hiện nay có nhiều loại men vi sinh trên thị trường nên khi người dân muốn sản xuất PVS phải lựa chọn khó khăn. Văn phòng CEDO hiểu được điều đó nên đã liên hệ với nơi cung cấp men chất lượng, lấy men về bán tại văn phòng với giá hỗ trợ 10.000 đồng/lít ( Giá trên thị trường 15.000 đồng/lít) dùng để ủ 1 tấn nguyên liệu.

+ Xây dựng quy trình làm phân vi sinh mới có nhiều ưu điểm hơn các quy trình khác.

+ Chỉ đạo việc thực hiện các mô hình thí điểm phân vi sinh tại địa bàn 3 xã.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả mô hình sản xuất và sử dụng phân vi sinh dưới sự hỗ trợ của “dự án môi trường và cộng đồng” tại huyện thanh liêm tỉnh hà nam (Trang 54 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w