ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA MÔ HÌNH SẢN XUẤT VÀ SỬ DỤNG PHÂN VI SINH CỦA NHểM HỘ ĐIỀU TRA TẠI 3 XÃ ĐƯỢC SỰ HỖ TRỢ

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả mô hình sản xuất và sử dụng phân vi sinh dưới sự hỗ trợ của “dự án môi trường và cộng đồng” tại huyện thanh liêm tỉnh hà nam (Trang 75 - 79)

PHẦN 3: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA MÔ HÌNH SẢN XUẤT VÀ SỬ DỤNG PHÂN VI SINH CỦA NHểM HỘ ĐIỀU TRA TẠI 3 XÃ ĐƯỢC SỰ HỖ TRỢ

CỦA CEDO

Gần đây việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp được nhiều nông dân quan tâm, bởi đây là giải pháp góp phần tăng năng suất, chất lượng nông sản hàng hoá hiện nay. Cùng với các chương trình chuyển giao khoa học kỹ thuật mới ứng dụng vào sản xuất, người dân làm nông nghiệp tại huyện Thanh Liêm còn quan tâm chuyển giao việc ứng dụng khoa học công nghệ. Điều này giúp giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất và góp phần bảo vệ môi trường đây sẽ là xu hướng để sản xuất nông nghiệp huyện nhà phát triển bền vững hơn. Việc ứng dụng phân sinh học vào sản xuất của nông dân trong huyện thời gian qua đã góp phần giảm thêm chi phí sản xuất đang là tâm điểm thu hút sự quan tâm của nông dân hiện nay.

4.2.1 Hiệu quả kinh tế

* Hiệu quả kinh tế của việc sản xuất phân vi sinh

Sản xuất phân vi sinh đang được người dân không chỉ ở vùng thuộc sự hỗ trợ của CEDO mà các vùng lân cận đều muốn làm mô hình này. Theo điều tra của phòng Môi trường huyện Thanh Liêm thì số lượng các hộ dân tham gia phân vi sinh ngày càng tăng. Bên cạnh đó vẫn còn nhiều hộ gia đình chưa có đủ điều kiện về thời gian, vật chất, kỹ thuật để sản xuất phân vi sinh nhưng những hộ này cũng muốn được sử dụng phân vi sinh. Vì thế những hộ sản xuất phân vi sinh sẽ bán cho những hộ không sản xuất được.

Theo điều tra nông hộ ở 3 xã Thanh Hà, Thanh Tuyền, Liên Tuyền cho thấy: khi sản xuất 1 tấn PVS/hộ phải bỏ ra từ 120-155 nghìn, nhưng sau khi có sản phẩm thì hộ sẽ bán với giá 200-210 nghìn/tấn. Như vậy, với 1 tấn PVS được sản xuất ra sau khi trừ chi phí thì hộ thu được 45-90 nghìn đồng/1 tấn vi sinh sản xuất ra.

Do nhu cầu của người sử dụng PVS nên việc hộ nông dân tự sản xuất phân vi sinh đẻ bán cần được khuyến khích và đây cũng là một khả năng để nhân rộng mô hình sản xuất và sử dụng phân vi sinh tới nhiều nơi.

Khi thực hiện đầu tư một hoạt động nào đó luôn phải tính đến hiệu quả của nó, nhất là hoạt động sản xuất nông nghiệp. Các hộ gia đình trong 3 xã Thanh Hà, Thanh Tuyền, Liêm Tuyền tham gia sản xuất và sử dụng phân vi sinh thì hiệu quả kinh tế luôn được đặt lên hàng đầu. Là một mô hình đã được chứng minh mang lại hiệu quả cao ở các địa phương khác khi được áp dụng vào địa bàn 3 xã mang 3 đặc trưng khác nhau của huyện Thanh Liêm thì mô hình đã đạt được những thành công nhất định:

+ Hàng năm người nông dân vẫn phải bỏ ra một khoản chi phí rất lớn dành cho phân bón và công lao động. Khoản chi phí đó đã làm cho hiệu quả sản xuất của hộ giảm xuống. Thế nhưng với những hộ sản xuất và sử dụng phân vi sinh ở 3 xã Thanh Hà, Thanh Tuyền, Liêm Tuyền thì chi phí dành cho phân bón và công lao động đã giảm đi đáng kể.

Bảng 4.10 So sánh chi phí cho sản xuất một vụ lúa năm 2009 Loại phân

bón

Chưa sử dụngphân vi sinh

(kg/sào)

Sử dụng phân vi sinh

(kg/sào)

Tiết kiệm (kg/sào)

Đạm 5-7 3-5 2-4

Lân 15-20 8-10 7-10

Kali 5 2-3 2-3

Phân chuồng 300-450 0 300-450

(Nguồn: Điều tra hộ nông dân, 2010) Lượng phân bón thể hiện khi chưa sử dụng phân vi sinh và khi sử dụng phõn vi sinh cú sự khỏc biệt rừ rệt. Lượng phõn bún húa học giảm đi đỏng kể đó giúp bà con tiết kiệm được một chi phí. Trong quá trình sản xuất nông nghiệp thì phân bón cho cây trồng là không thể thiếu nhất là đạm một loại phân bón thiết

yếu giúp cây trồng sinh trưởng tốt. Thế nhưng hiện nay đạm bán trên thị trường chủ yếu vẫn phải nhập khẩu nên giá thành cao.

Qua bảng chi phí sản xuất cho cây lúa ở một vụ ta thấy: nguyên giá năm 2009 giá đạm đã lên tới 7.500 đồng/kg, giá lân là 3.200 đồng/kg, giá kali là 11.000 đồng/kg trong khi đó nếu không sử dụng phân vi sinh người dân phải bón đạm từ 5 – 7 kg/sào tức từ 37.500 – 52.500 đồng/sào, bón lân 15 – 20 kg/sào tức 48.000 – 64.000 đồng/sào , bón kali 5kg/sào tức 55.000 đồng/sào. Nhưng nếu sử dụng phân vi sinh thì người dân đã tiết kiệm được 30 – 40% lượng đạm, 45 – 50 % lượng lân, 40 – 60% lượng kali bón cho cây trồng. Như vậy sử dụng phân vi sinh sẽ giúp bà con tiết kiệm một khoản chi phí 57.500 – 87.500 đồng/sào cho chi phí phân bón và có thể thay thế hoàn toàn phân chuồng. Lượng phân chuồng này được người dân cho vào ủ phân vi sinh cùng rác hữu cơ, bèo tây,... chính vì vậy bà con sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí vận chuyển phân chuồng ra ruộng và công lao động.

Bảng 4.11 Đánh giá khả năng tiết kiệm chi phi phân bón đối với mỗi loại cây trồng của hộ nông dân

ĐVT:%

Loại cây trồng

Hộ không tham gia CEDO Hộ có tham gia CEDO Trước khi

có CEDO

Sau khi có CEDO

Trước khi có CEDO

Sau khi có CEDO

Cây lúa - 2,13 20,26 40,23

Cà chua - 5,46 24,57 37,81

Khoai tây - 8,54 18,64 35,74

Cây lạc - 9,38 25,69 43,25

(Nguồn: Điều tra hộ nông dân, 2010) Qua bảng trên thì thấy được sự khác biệt giữa hộ có sử dụng và hộ không sử dụng PVS về khả năng tiết kiệm chi phí sản xuất của hộ nông dân đối với một số loại cây trồng. Thật vậy, đối với hộ không sử dụng phân vi sinh muốn tăng năng suất thì phải đầu tư phân bón hóa học nhưng giá thành lại cao nên khả năng

tiết kiệm là ít đối với cây lúa chỉ có 2,13% trong khi đó khi sử dụng PVS với quy trình sản xuất mới của CEDO khả năng tiết kiệm lên tới 40,23% (20,26% khi chưa có CEDO). Với một số cây trồng khác như khoai tây, cà chua cũng có sự khác biệt đó. Điều này được giải thích là chất lượng phân vi sinh với quy trình do CEDO làm đảm bảo chất lượng giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt. Cùng với hệ vi sinh vật có ích trong phân tạo điều kiện cho cây trồng hút các chất dinh dưỡng trong đất tốt nên lượng N, P, K bón ít nhưng lại mang lại hiệu quả cao.

Ngoài việc tiết kiệm được một lượng phân bón hóa học thì bón phân vi sinh giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt làm tăng năng suất cây trồng.

Dưới đây là bảng thống kê năng suất của một số loại cây trồng trước và sau khi bón phân vi sinh.

Bảng 4.12 So sánh năng suất trước và sau khi sử dụng phân vi sinh Loại cây

trồng

ĐVT Năng suất khi chưa sử dụng PVS

Năng suất sau sử dụng PVS

Cây lúa kg/sào 180-200 210-220

Cây khoai tây kg/sào 800-900 1000-1200

Cây cà chua kg/sào 1500-1600 1800-1900

Cây lạc kg/sào 120-140 160-175

(Nguồn: Điều tra hộ nông dân, 2010) Qua bảng số liệu trên ta thấy các cây trồng này đều có phản ứng tốt với phân vi sinh được biểu hiện qua năng suất của các loại cây này đều tăng. Đối với cây lúa năng suất tăng 17 – 22%, cây khoai tây tăng từ 25 – 30% cây cà chua năng suất tăng từ 18 – 20%, cây lạc từ 25 – 30%. Năng suất của cây trồng tăng lên cùng với việc người dân tiết kiệm được chi phí cho phân bón làm tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp.

Ta thấy năng suất của cây trồng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng không thể phủ nhận rằng từ khi người nông dân sử dụng phân vi

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả mô hình sản xuất và sử dụng phân vi sinh dưới sự hỗ trợ của “dự án môi trường và cộng đồng” tại huyện thanh liêm tỉnh hà nam (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w