Thực trạng sản xuất và sử dụng PVS trên địa bàn huyện Thanh Liêm

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả mô hình sản xuất và sử dụng phân vi sinh dưới sự hỗ trợ của “dự án môi trường và cộng đồng” tại huyện thanh liêm tỉnh hà nam (Trang 48 - 54)

PHẦN 3: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ SỬ DỤNG PHÂN VI SINH Ở HUYÊN THANH LIấM VÀ VÙNG Cể SỰ HỖ TRỢ CỦA CEDO

4.1.1 Thực trạng sản xuất và sử dụng PVS trên địa bàn huyện Thanh Liêm

4.1.1.1 Tình hình thu gom và phân loại rác thải trên địa bàn huyện Thanh Liêm Rác thải luôn là vấn đề bức xúc đối với người dân nhất là vùng nông thôn. Hầu hết người dân ở đây chưa tập được thói quen phân loại rác cũng như đổ rác đúng nơi quy định. Trước khi có Dự án Môi trường và Cộng đồng thì tình hình môi trường ở Thanh Liêm có nhiều điểm đáng báo động. Là một huyện có dân số đông, giáp với thành phố Phủ Lý nên lượng rác thải tập trung nhiều. Nước thải sinh hoạt và làng nghề làm cho nguồn nước ở sông Đáy ô nhiễm nghiêm trọng cùng với lượng rác thải ra hàng ngày làm cho một số đường làng trở thành bãi rác. Vào mùa mưa mùi hôi thối bốc lên làm ảnh hưởng tới sinh hoạt của những hộ xung quanh, làm mất cảnh quan đường làng ngừ xúm. Người dõn vẫn cú thúi quen vứt rỏc bữa bói. Ở cỏc khu chợ sau mỗi phiên chợ kết thúc rác được chất thành đống ngay trước cổng chợ, còn ở hộ gia đình rác hữu cơ và rác vô cơ trộn lẫn với nhau vứt ra vệ đường hoặc kênh mương làm mất cảnh quan và gây tắc hệ thống thủy lợi. Mặt khác, lượng phế phẩm nông nghiệp sau thu hoạch được người dân đốt hoặc chôn vùi ngay tại ruộng. Chính điều này đã làm cho tình trạng ô nhiễm môi trường không khí càng trầm trọng hơn. Tình trạng này ngày càng gây ra nhiều bức xúc vì lượng rác tập trung ngay gần nhà dân và ô nhiễm không khí mỗi vụ mùa về.

Qua bảng 4.1 ta thấy rác thải được thu gom ở hầu hết các xã và được đưa về bãi rác. Ở mỗi xã có các tổ thu gom với các phương tiện khác nhau.

Trên địa bàn 16 xã có 128 tổ thu gom với 329 người, tức trung bình mỗi tổ thu gom có 2 – 3 người với trang thiết bị chủ yếu là xe đẩy. Hầu hết các xã đều có bãi rác ngay tại xã tuy nhiên một số xã như Thanh Tuyền là chưa có

bãi rác. Chính vì vậy, rác thải ở xã này được vận chuyển tới bãi rác của xã khác. Làm lượng rác thải ở một số bảo rác trở nên quá tải. Hầu hết trang thiết bị vận chuyển rác thải là xe đẩy chiếm 91,61% các thiết bị dùng để thu gom rác. Do việc sử dụng xe đẩy nên lượng rác vận chuyển đi không nhiều vì ở huyện vẫn quy định số xe rác được vận chuyển ở mỗi xã. Mặt khác, ở 16 xã có 83 bãi rác thì chủ yếu là bãi rác tạm thời nên chỉ là nơi tập kết rác chứ không phải là nơi xử lý rác. Những bãi rác này thường xuyên trong tình trạng quá tải. Khi đến ngày được xe vận chuyển của huyện chở đi xử lý thì rác thải đã bốc mùi hôi thối.

Bảng 4.1 Tình hình thu gom rác thải tại một số xã trong huyện năm 2009

Tên Xã

Số tổ thu gom rác

( tổ)

Số người tham gia trong tổ thu

gom ( người)

Trang thiết bị trong hoạt động

thu gom (cái)

Xe đẩy thu gom

rác (cái)

Các thiết bị khác

(cái)

Số bãi rác ( bãi)

Thanh Tân 9 18 9 9 0 3

Thanh Lưu 10 20 12 10 2 8

Thanh Nguyên 4 12 8 8 0 0

Thanh Tâm 12 72 16 12 0 9

Liêm Tiết 9 23 16 9 7 9

T.T Kiện Khê 11 11 11 11 0 0

Liêm Phong 6 8 10 10 0 13

Thanh Phong 11 11 15 15 0 4

Liêm Tuyền 4 10 4 4 0 4

Thanh Bình 6 24 6 6 0 6

Thanh Nghị 9 27 9 9 0 4

Thanh Hải 6 12 7 7 0 6

Thanh Hà 8 21 5 5 0 5

Liêm Thuận 9 32 9 9 0 9

Thanh Thuỷ 10 20 10 10 0 3

Thanh Tuyền 4 8 8 8 0 0

Tổng số 128 329 155 142 9 83

(Nguồn: Phòng Môi trường huyện Thanh Liêm,2009) Tuy nhiên, số lượng rác thải được thu gom lại chủ yếu là chôn lấp, ở xã Liêm Tiết tỷ lệ chôn lấp lên đến 86% trong tổng số 94% rác thải được thu gom. Trên địa bàn xã Thanh Tân có tỷ lệ chôn lấp rác thấp nhất là 40% trong

được thu gom và có tới 57,38% số rác đuợc xử lý bằng cách là đốt. Điều này đã làm ảnh hưởng tới môi truờng, không khí bị ô nhiễm đồng thời gây ra các hiện tượng như hiệu ứng nhà kính trên địa bàn huyện Thanh Liêm. Số lượng rác phát sinh hàng tháng trung bình là 33,13 tấn. Một lượng rác rất lớn phát sinh mà hiện nay biện pháp chủ yếu vẫn là chôn lấp. Đây là vấn đề ảnh hưởng rất lớn tới môi trường của vùng nông thôn vì nếu không được xử lý tốt thì lượng nước rò rỉ khi chôn lấp sẽ làm ô nhiễm môi trường đất ảnh hưởng trực tiếp đến cây trồng.

Bảng 4.2 Tình hình xử lý rác thải tại một số xã trên địa bàn huyện Thanh Liêm

Tổng lượng rác thải phát

sinh hàng tháng ( tấn/tháng)

Tỷ lệ rác được thu

gom (%)

Tỷ lệ rác được chôn

lấp (%)

Số bãi rác ( bãi)

Thanh Tân 2 70 40 3

Thanh Lưu 3 60 45 8

Thanh Nguyên 6 55 65 0

Thanh Tâm 2 85 50 9

Liêm Tiết 151 94 86 9

Liêm Phong 28 100 60 13

Thanh Phong 4 40 65 4

Liêm Tuyền 3 100 58 4

Thanh Bình 4,5 90 43 6

Thanh Hà 4 67 68 5

Liêm Thuận 9,9 83 52 9

Thanh Thuỷ 80 70 70 3

Thanh Tuyền 3.7 73 45 0

Trung bình 33,13 75,93 57,38 5,62

(Nguồn: Phòng Môi trường huyện Thanh Liêm,2009 ) Như vậy, qua việc thu gom, phân loại và xử lý rác thải tại huyện Thanh Liêm là chưa tốt vì thói quen của người dân vẫn vứt chung vào một thùng nên gây khó khăn cho việc xử lý. Hiện nay, việc thu gom được tiến hành ở hầu hết

Tài nguyên và Môi trường huyện Thanh Liêm cho biết mỗi tháng huyện chỉ điều được 2 xe chở rác về tận bãi rác của từng xã để vận chuyển rác tới nơi xử lý. Vậy lượng rác thải sẽ tập trung lại một thời gian khá dài từ 10-15 ngày gây ra mùi hôi thối làm ô nhiễm môi trường xung quanh bãi rác.

4.1.1.2 Thực trạng sản xuất PVS trên địa bàn huyện Thanh Liêm

Theo Ban Thống kê huyện Thanh Liêm có diện tích đất nông nghiệp khá lớn 9.200,95 ha chiếm 53% tổng diện tích đất tự nhiên. Đất nông nghiệp được sử dụng cho trồng trọt 7.352,85 ha chiếm 79,92%, chủ yếu là trồng lúa (5.217 ha chiếm 72,31% diện tích đất trồng trọt). Còn lại ở một số xã có trồng thêm khoai tây, ngô, cà chua, cây cảnh,... Toàn huyện có 26.740 hộ tham gia sản xuất nông nghiệp. Các số liệu trên cho thấy ngành trồng trọt vẫn giữ vai trò quan trọng trong nông nghiệp của huyện nhà. Chính vì vậy, vấn đề phân bón cho cây trồng phải được quan tâm khi muốn nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt hiện nay Dự án Môi trường và Cộng đồng đã xây dựng thành công mô hình sản xuất và sử dụng phân vi sinh. Nhưng đến thời điểm cuối năm 2009, theo Ban thống kê của huyện số hộ sử dụng phân vi sinh trong sản xuất nông nghiệp mới chỉ có 673 hộ sản xuất chiếm 2,5% tổng số hộ sản xuất nông nghiệp trong huyện và có 865 hộ sử dụng chiếm 3,2% tổng số hộ của toàn huyện dùng phân vi sinh cho cây trồng.

Điều này được giải thích bởi các nguyên nhân sau:

+ Việc phân loại rác thải trên địa bàn huyện là chưa tốt. Vì vậy, lượng rác hữu cơ để làm phân vi sinh không có. Nguyên liệu không có, người dân không sản xuất được phan vi sinh để dùng.

+ Hầu hết các phế phẩm nông nghiệp sau thu hoạch người dân đem đốt hoặc vùi lấp để tiết kiệm thời gian vận chuyển. Điều này làm cho nguyên liệu làm phân vi sinh thiếu, tốn năng lượng và ô nhiễm môi trường.

+ Người dân chưa có hiểu biết về lợi ích, kĩ thuật, quy trình của phân vi sinh.

Những xã nằm xa vùng dự án thường không có nhiều thông tin. Hơn nữa việc tiếp nhận thông tin ở các xã vùng sâu, vùng xa cũng khó khăn hơn.

+ Người dân không được hướng dẫn kĩ thuật. Để sản xuất được phân vi sinh cần có kỹ thuật nhưng các xã vùng sâu, vùng xã các cán bộ hướng dân chưa đến để hướng dân kỹ thuật vì nhiều lý do: đường đi, thời gian, trình độ của người dân gây rá khó khăn cho người hướng dẫn.

+ Số lượng men cung cấp trên thị trường còn chưa nhiều. Men do Dự án Môi trường và Cộng đồng cung cấp còn quá ít so với nhu cầu của người sản xuất phân vi sinh vì vậy cần có biện pháp khắc phục khó khăn nay bằng cách mở đại lý phân phối men vi sinh tại mỗi xã.

Hiện nay cần xem xét các nguyên nhân trên và giải quyết các nguyên nhân đó để người dân tham gia sản xuất phân vi sinh nhiều hơn. Vì người dân ở huyện Thanh Liêm còn chưa hiểu biết nhiều đến phân vi sinh nên việc áp dụng mô hình gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa trình độ dân trí chưa cao, việc thiếu thông tin và kĩ thuật để sản xuất phân vi sinh. Theo điều tra của Dự án Môi trường và Cộng đồng có khoảng 80% người dân cho biết không nghe nói đến phân vi sinh qua các buổi tập huấn của xã, huyện, 17- 18% có nghe nói đến phân vi sinh nhưng không quan tâm và không biết các lợi ích của phân vi sinh. Vì vậy số hộ tham gia làm phân vi sinh trên tổng số hộ sản xuất nông nghiệp ở địa bàn huyện còn nhỏ chiếm 2-3% là hộ những có nhận thức, có hiểu biết về lợi ích, kĩ thuật để làm phân vi sinh.

4.1.1.3 Thực trạng sử dụng phân vi sinh tại huyện Thanh Liêm

Hầu hết người dân trên địa bàn huyện vẫn chưa tham gia sản xuất phân vi sinh ngoài những xã thuộc địa bàn hỗ trợ của CEDO. Chính vì vậy, việc sử dụng phân vi sinh chiếm một tỷ lệ nhỏ 3-4% tổng số hộ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện (Theo Phòng Nông nghiệp huyện Thanh Liêm). Như chúng ta đã xét thì nguồn nguyên liệu chủ yếu để sản xuất phân vi sinh là rác

thải hữu cơ và bèo tây ở các ao hồ cùng với phế phẩm nông nghiệp như rơm rạ. Tuy nhiên, người dân thường không biết tận dụng những nguyên liệu này để sản xuất phân vi sinh. Vì thế, có hộ đã lựa chọn đi mua phân về sử dụng cho cây trồng nhà mình. Nhưng trên thị trường lại có quá nhiều loại phân vi sinh nên để chọn được một loại tốt là rất khó.

Theo điều tra của Phòng Nông nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Liêm có tổng diện tích sử dụng phân vi sinh là 1.915,38 ha chiếm 26,05% diện tích đất trồng trọt, 87% số người trong huyện trả lời không biết về phân vi sinh và không sử dụng sử dụng phân vi sinh, 8 – 10% có biết về phân vi sinh nhưng khụng rừ ràng và khụng sử dụng phõn vi sinh, cũn lại là những hộ sản xuất và sử dụng phân vi sinh cho cây trồng của họ.

Bảng 4.3 Tình hình sử dụng PVS trên địa bàn huyện Thanh Liêm Loại cây

trồng

Số diện tích sử dụng PVS (ha)

Tỷ lệ

(%) Số hộ sử dụng PVS (hộ)

Tỷ lệ (%)

Cây lúa 1276 66,36 585 67,63

Cây khoai tây 310 16,19 124 14,34

Cây cà chua 123 6,42 54 6,24

Cây lạc 118 6,16 68 7,86

Cây ngô 62 1,36 22 2,54

Các cây khác 26 3,51 12 1,39

(Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Thanh Liêm, 2009) Trong ngành nông nghiệp, trồng trọt chiếm một vị trí quan trọng. Để đảm bảo an ninh lương thực và chiến lược phát triển kinh tế của quốc gia cần đảm bảo tốt việc sản xuất lương thực. Huyện Thanh Liêm không nằm ngoài những chiến lược đó nên nông nghiệp vẫn luôn được chú trọng. Tuy nhiên, hiệu quả sản xuất nông nghiệp còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố mà quan trọng nhất đó là khả năng đầu tư cho sản xuất. Khi người dân sử dụng phân bón hóa

sau thu hoạch không đảm bảo chất lượng. Vì vậy, sử dụng phân vi sinh là một biện pháp phù hợp để giải quyết vấn đề trên. Qua bảng 4.3, trên cây lúa có 585 hộ nông dân sử dụng phân vi sinh chiếm diện tích nhiều nhất 1.276 ha chiếm 66,63% diện tích đất trồng trọt. Vì cây lúa có sự gắn bó lâu đời với người nông dân Việt Nam và là cây lương thực chủ yếu. Cây khoai tây là rau lấy củ, phân vi sinh rất thích hợp với loại cây này. Khi sử dụng PVS sẽ làm tơi xốp đất tạo điều kiện cho cây phát triển nên củ của khoai tây rất lớn, cho năng suất cao. Cho nên diện tích sử dụng PVS ngày càng nhiều, năm 2009 có 124 hộ với diện tích 310 ha đã sử dụng chiếm 16,19 % tổng diện tích đất dành cho trồng trọt. Ngoài ra cây cà chua, cây ngô người dân sử dụng PVS cũng mang lại năng suất cao. Phần lớn số hộ sử dụng phân vi sinh do chính họ sản xuất ra còn lại 192 hộ là sử dụng phân của hộ khác sản xuất ra hoặc mua phân ở nơi khác về sử dụng. Như vậy, số hộ sử dụng phân vi sinh trên địa bàn huyện còn ít, số lượng phân sản xuất ra chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu sử dụng của người dân. Một yêu cầu đặt ra là có nên nhân rộng mô hình sản xuất và sử dụng phân vi sinh. Có như vậy mỗi hộ sẽ tự sản xuất để đáp ứng nhu cầu của mình. Bên cạnh đó, các chính sách khuyến khích, thúc đẩy người dân sản xuất và sử dụng PVS trên địa bàn huyện là chưa có. Đây là một điểm mà UBND huyện cần xem xét khi ban hành cách chính sách nông nghiệp để nâng cao hiệu quả sản xuất của người nông dân.

4.1.2 Tình hình sản xuất và sử dụng PVS của hộ nông dân

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả mô hình sản xuất và sử dụng phân vi sinh dưới sự hỗ trợ của “dự án môi trường và cộng đồng” tại huyện thanh liêm tỉnh hà nam (Trang 48 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w