ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Hiện nay trên địa bàn Hà Nội có rất nhiều đơn vị cung ứng giống lúa cho bà con nông dân nhưng để lại ấn tượng hơn cả đối với bà con nông dân là Xí nghiệp Giống cây trồng Yên Khê. Xí nghiệp Giống cây trồng Yên Khê là đơn vị chủ lực của công ty trong việc sản xuất, chọn lọc và cung ứng các giống siêu nguyên chủng và nguyên chủng. Tất cả các sản phẩm hạt giống do Xí nghiệp sản xuất và cung ứng đều được Trung tâm khảo nghiệm giống cây trồng và phân bón quốc gia kiểm tra và cấp chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN 1776:2004, do vậy đã tạo được lòng tin đối với các hợp tác xã và bà con nông dân các tỉnh miền Bắc, giữ được uy tín đối với khách hàng.
Xuất phát từ những lý do trên tôi quyết định lựa chọn Xí nghiệp là điểm nghiên cứu trong quá trình thực tập tốt nghiệp.
3.2.2 Phương pháp thu thập tài liệu
- Thu thập tài liệu sơ cấp: Tiến hành điều tra phỏng vấn trực tiếp các hộ gia đình công nhân sản xuất lúa giống, các đội trưởng (tổ trưởng) của các đội sản xuất lúa giống trong Xí nghiệp.
- Thu thập tài liệu thứ cấp: Thu thập nguồn tài liệu từ trong sách báo, tạp chí và những nghiên cứu trước đây. Tiến hành thu thập cơ sở dữ liệu từ các phòng ban, đội sản xuất của Xí nghiệp.
3.2.3 Công cụ xử lý và phương pháp tổng hợp dữ liệu - Dùng phần mềm Excel và để xử lý dữ liệu
- Dùng phương pháp bảng thống kê, đồ thị, sơ đồ, phân tổ tài liệu để tổng hợp dữ liệu.
3.2.4 Phương pháp phân tích thống kê
- Thống kê mô tả: Phân tích số trung bình, khảo sát độ phân tán, biến động và hình dạng phân phối thông qua các đại lượng thống kê mô tả.
- Thống kê suy luận: Phân tích biến động của hiện tượng nghiên cứu thông qua phương pháp chỉ số, dãy số thời gian, tương quan, phân tích phương sai, phân tích hồi quy; so sánh, đánh giá hiện tượng nghiên cứu bằng việc lựa chọn các tiêu chuẩn kiểm định thống kê phù hợp.
- Phương pháp phân tích chỉ số: Trong phân tích kinh tế nông nghiệp, thống kê thường dùng hệ thống chỉ số tổng hợp. Hệ thống chỉ số tổng hợp được dùng để phân tích ảnh hưởng của các nhân tố cấu thành nên một hiện tượng phức tạp, cho ta các thông tin mới về sự biến động của hiện tượng theo sự tác động của các nhân tố cấu thành đó. Thông qua hệ thống chỉ số ta sẽ biết được nhân tố nào là chưa được sử dụng hiệu quả để từ đó có biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
3.2.5 Phương pháp so sánh:
Sử dụng phương pháp này để so sánh các chỉ tiêu giữa các năm, giữa các giống lúa khác nhau trong một vụ, giữa các vụ khác nhau trong một năm. So sánh tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu.
3.2.5 Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo
Được sử dụng trong việc lựa chọn tài liệu, phân tích xu hướng vận động của hiện tượng nghiên cứu để có một cái nhìn tổng quát nhất về vấn đề nghiên cứu.
3.2.5 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 3.2.4.1 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả
Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là những sản phẩm mang lại lợi ích tiêu dùng xã hội, được thể hiện là sản phẩm vật chất hoặc sản phẩm dịch vụ. Những sản phẩm này phỉa phù hợp với lợi ích kinh tế và trình độ văn minh của tiêu dùng xã hội. Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được biểu hiện bằng các chỉ tiêu hiện vật và các chỉ tiêu giá trị. Tuy nhiên, trong bài này chúng tôi chỉ phân tích kết quả sản xuất kinh doanh thông qua các chỉ tiêu giá trị. Kết quả kinh doanh có liên quan trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh, phân tích kết quả cùng với phân tích điều kiện của sản xuất kinh doanh giúp ta đánh giá được hiệu quả kinh tế sản xuất kinh doanh. Vì thế việc phân tích kết quả sản xuất kinh doanh là vô cùng quan trọng và cần thiết.
Các chỉ tiêu phản ánh kết quả bao gồm:
- Giá trị sản xuất (GO): Là giá trị tính bằng tiền của toàn bộ các loại sản phẩm của đơn vị tạo ra trong một thời kỳ nhất định.
Chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất phản ánh quy mô kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong thời kỳ nghiên cứu, chỉ tiêu này biểu hiện thành tựu hoặc kết
GO= Qi * Pi
Trong đó:
Qi là khối lượng sản phẩm mỗi loại Pi là đơn giá sản phẩm mỗi loại
- Chi phí trung gian (IC): là toàn bộ các khoản chi phí vật chất thường xuyên và dịch vụ sử dụng trong quá trình sản xuất.
IC = Ii * Ci
Trong đó:
Ii là số đầu vào thứ i đã sử dụng
Ci là đơn giá đầu vào thứ i đã sử dụng
- Giá trị gia tăng (VA): là hiệu số giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian.
VA = GO – IC
- Thu nhập hỗn hợp (MI): Là phần thu nhập thuần túy của người lao động, bao gồm cả thu nhập của công lao động và lợi nhuận khi sản xuất trên một đơn vị diện tích trong một vụ được tính theo công thức:
MI = VA – [A + T]
Trong đó:
A: Phần khấu hao tài sản cố định và chi phí phân bổ T: Thuế nông nghiệp
- Lợi nhuận (Pr): Là phần lãi ròng trong thu nhập hỗn hợp sau khi đã trừ đi giá trị lao động của gia đình tham gia vào quá trình sản xuất được tính theo công thức:
Pr = MI – L*Pi
Trong đó:
L: Số công lao động của gia đình đã sử dụng trong quá trình sản xuất ra một đơn vị diện tích trong một vụ.
Pi: Đơn giá ngày công lao động.
3.2.4.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế
- Hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích gieo trồng + Hiệu suất đạt được trên một đơn vị diện tích:
H =
+ Thu nhập hỗn hợp trên một đơn vị diện tích:
H =
- Hiệu quả kinh tế trên một đồng chi phí bỏ ra:
+ Giá trị sản xuất trên một đồng chi phí bỏ ra H =
+ Phần tăng thêm trên một đồng chi phí bỏ ra:
H =
+ Thu nhập hỗn hợp tính trên một đồng chi phí:
H =
+ Lãi ròng thu được tính trên một đồng chi phí:
H = - Hiệu quả đầu tư công lao động:
+ Giá trị sản xuất thu được tính cho một công lao động bỏ ra H =
+ Giá trị tăng thêm trên một công lao động:
H =
RTV =