Diễn biến kết quả sản xuất lúa giống HT1 (2007-2009)

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa giống của xí nghiệp giống cây trồng yên khê (Trang 67 - 76)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Biểu 4.3: Diễn biến kết quả sản xuất lúa giống HT1 (2007-2009)

Từ đó có thể thấy khi đầu tư một đồng chi phí trung gian thì giá trị sản xuất của giống lúa thu được là 2,27 đồng năm 2007, 2,32 đồng năm 2008 và 2,30 đồng năm 2009. Nhìn vào biểu 4.3 Có thể dễ dàng nhận thấy giá trị sản xuất thu được khi bỏ ra một đồng chi phí của năm 2008 là cao nhất do năm 2008 được mùa, năng suất lúa cao, năm 2009 thấp hơn năm 2009 không đáng kể và cao hơn so với năm 2007 do mức đầu tư thâm canh của năm 2009 cao hơn so với năm 2007. Do giá tỷ suất giá trị sản xuất trên một đồng chi phí trung gian năm 2008 là cao nhất kéo theo giá trị gia tăng, thu nhập hỗn hợp và lợi nhuận thu được trên một đồng chi phí của năm 2008 cũng cao nhất trong 3 năm. Cụ thể giá trị gia tăng thu được khi đầu tư một đồng chi phí năm 2008 là 1,32 đồng, năm 2007 là 1,27 đồng và năm 2009 là 1,30 đồng. Thu nhập hỗn hợp khi bỏ ra một đồng chi phí năm 2007 là 1,16 đồng, năm 2008 là 1,23 đồng và năm 2009 là 1,22 đồng. Còn lợi nhuận thu được trên một đồng chi phí bỏ ra năm 2008 cũng cao nhất là 0,75 đồng, trong khi năm 2007 là 0,67 đồng và năm 2009 là 0,70 đồng. Mặc dù hiệu suất thu được trên một đồng chi phí bỏ ra không đồng đều

lên. Cụ thể là, bình quân qua 3 năm giá trị sản xuất thu được trên một đồng chi phí tăng lên 0,66%, giá trị gia tăng thu được khi bỏ ra một đồng chi phí tăng lên 1,17%, thu nhập hỗn hợp tăng lên 2,55% và lợi nhuận cũng tăng lên 2,21%. Tuy giá trị sản xuất GO thu được khi đầu tư một đồng chi phí qua 3 năm chỉ tăng lên 0,66% nhưng thu nhập hỗn hợp và lợi nhuận lại tăng lên khá cao lần lượt là 2,55% và 2,21% so với giá trị sản xuất. Đây là một dấu hiệu đáng mừng đối với việc sản xuất lúa giống HT1 của Xí nghiệp. Từ các số liệu ở trên ta cũng tính được tỷ suất Pr/GO của lúa giống HT1. Quan sát bảng 4.7 ta thấy, tỷ suất PR/GO của lúa giống HT1 năm 2007 là 0,29, tức là cứ 1 đồng giá trị sản xuất được tạo ra sẽ thu được 0,29 đồng lợi nhuận. Pr/GO của năm 2008 là 0,32 tăng 0,03 tương ứng với tăng 10,34% so với năm 2007. Điều đó chứng tỏ lợi nhuận thu được từ 1 đồng giá trị sản xuất của năm 2008 cao hơn so với năm 2007. Tuy nhiên, đến năm 2009 tỷ suất Pr/GO lại giảm 0,02 tương ứng với giảm 6,25% so với năm 2008. Bình quân qua 3 năm chỉ tiêu này tăng lên 1,71%.

Qua phân tích trên đây cho thấy, tuy HT1 là giống lúa mới được mở rộng ở Xí nghiệp nhưng có thể thấy đây là giống lúa bước đầu cho hiệu quả và tiềm năng phát triển cao.

4.2.3 Đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất lúa nếp 9603 4.2.3.1 Chi phí bình quân cho 1 ha lúa giống nếp 9603

Nhìn chung so với các giống lúa tẻ thì các giống lúa nếp luôn đòi hỏi điều kiện thâm canh cao hơn. Nhìn vào bảng 4.8 ta thấy, tổng chi phí sản xuất 1 ha lúa giống nếp 9603 khá cao so với hai giống lúa trên. Cụ thể là tổng chi phí sản xuất 1 ha năm 2007 là 39.021.400 đồng, năm 2008 là 48.638.000 đồng, và năm 2009 là 51.490.600 đồng. Có thể dễ dàng nhận thấy tổng chi phí sản xuất 1 ha lúa

giống nếp 9603 tăng dần qua các năm. Bình quân qua 3 năm, tổng chi phí bình quân để sản xuất 1 ha lúa giống nếp 9603 tăng lên 11,87%. Trong tổng chi phí

sản xuất lúa giống nếp 9603 thì chiếm phần lớn là chi phí trung gian. Tổng chi phí trung gian để sản xuất 1 ha lúa giống nếp 9603 năm 2007 là 25.462.400 đồng, năm 2008 là 32.579.000 đồng tăng 7.116.600 tương ứng với tăng 27,95%

so với năm 2007. Có thể thấy chi phí sản xuất trung gian của 1 ha lúa giống nếp 9603 năm 2008 tăng khá nhiều so với năm 2007. Đến năm 2009 chi phí trung gian để sản xuất 1 ha lúa giống nếp 9603 là 32.931.600 đồng, tăng lên 352.600 đồng.

Sự biến động của chi phí trung gian phần lớn phụ thuộc vào sự biến động của chi phí phân bón. Cụ thể là chi phí phân bón cho 1 ha lúa giống nếp 9603 năm 2007 là 12.520.400 đồng, năm 2008 là 16.789.000 đồng, năm 2009 là 17.846.600 đồng. Dễ dàng nhận thấy chi phí phân bón cho sản xuất 1 ha lúa giống nếp 9603 tăng dần qua 3 năm. Bình quân qua 3 năm chi phí phân bón tăng lên 19,40%. Sở dĩ có sự tăng lên như vậy là do mức đầu tư phân bón cho sản xuất lúa giống nếp 9603 ngày càng cao và giá phân bón năm 2008 tăng lên khá cao. Đứng thứ hai sau chi phí phân bón phải kể đến chi phí cho thuốc bảo vệ thực vật. Chi phí thuốc bảo vệ thực vật năm 2007 là 5.217.000 đồng, năm 2008 là 6.910.000 đồng và năm 2009 là 5.060.000 đồng. Nhìn chung chi phí cho thuốc bảo vệ thực vật tăng qua 3 năm tăng giảm không đồng đều và không có biến động lớn. Sự tăng chi phí cho thuốc bảo vệ thực vật chủ yếu là do giá các loại thuốc đó tăng lên qua các năm. Điều đó cho thấy tình hình sâu bệnh khá ổn định giữa các năm. Trong tổng chi phí thuốc bảo vệ thực vật thì chi phí cho thuốc sâu chiếm phần lớn. Cụ thể là năm 2007 chi phí cho thuốc sâu là 5000.000 đồng, năm 2008 là 6.600.000 đồng và năm 2009 là 5.060.000 đồng. Ngoài các khoản chi phí trung gian thì các chi phí còn lại dùng để sản xuất 1 ha lúa giống nếp 9603 cũng tương đương với các giống lúa khác.

(Tính bình quân cho 1 ha)

Diễn giải

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh

SL (Kg)

GT (1000đ)

SL (Kg)

GT (1000đ)

SL (Kg)

GT (1000đ)

08/07 (%)

09/08 (%)

BQ (%)

Tổng chi phí 39.021,4

0

48.638,0 0

51.490,6

0 124,64 105,86 114,87 I. Chi phí trung gian

25.462,40 32.579,00 32.931,6

0 127,95 101,08 113,72

1. Làm đất 1375,00 1650,00 1975,00 120,00 119,70 119,85

2. Giống 50,00 950,00 50,00 1.000,00 50,00 1.050,00 105,26 105,00 105,13

3. Phân bón

12.520,40 16.789,0 0

17.846,6

0 134,09 106,30 119,40

- Phân chuồng 11.080,0

0 6.648,00 12.465 8.725,50 13.850,0 0

11.080,0

0 131,25 126,98 129,10 - Phân đạm 221,60 1.772,80 249,30 2.418,20 270,00 1.836,00 136,41 75,92 101,77 - NPK lâm thao

443,20 1.772,80 498,6

0 2.542,80 554,00 1.939,00 143,43 76,25 104,58 - Kali

166,20 2.326,80 193,9

0 3.102,40 221,60 2.991,60 133,33 96,43 113,39

4. BVTV 5.217,00 6.910,00 5.060,00 132,45 73,23 98,49

- Thuốc sâu 2,00 5.000,00 2,20 6.600,00 2,00 4.800,00 132,00 72,73 97,98

- Thuốc bệnh 2,00 160,00 2,50 250,0 3,00 200,00 156,25 80,00 111,80

- Thuốc chuột 1,00 57,00 1,00 60,00 1,00 60,00 105,26 100,00 102,60

5. Chi phí khác 2.900,00 3.230,00 3.500,00 111,38 108,36 109,86

6. Lao động thuê 50,00 2.500,00 50,00 3.000,00 50,00 3.500,00 120,00 116,67 118,32 II. Lao động GĐ 250,00 12.500,00 250,00 15.000,00 250,00 17.500,00 120,00 116,67 118,32

Cũng như các hai loại lúa giống trên, để xác định được giá bán thóc giống nếp 9603 thì cần thiết phải tính được giá thành của thóc giống nếp 9603. Từ các khoản chi phí và giá trị sản xuất tính trên 1 ha sản xuất lúa giống nếp 9603 ta tính được giá thành của lúa giống nếp 9603 như trong bảng 4.8 trên đây. Quan sát bảng 4.6 ta thấy, giá thành của thóc giống nếp 9603 năm 2007 là 9.200 đồng/kg, năm 2008 là 10.000 đồng/kg tăng 800 đồng/kg tương ứng với tăng 8,66% so với năm 2007. Giá thành năm 2009 là 11.300 đồng/kg tăng 1.300 đồng/kg tương ứng với tăng 12,25% so với năm 2008. Bình quân qua 3 năm giá thành của lúa giống nếp 9603 tăng lên 10,44%. Việc giá thành sản xuất tăng lên qua ba năm cũng là điều dễ hiểu, do chi phí đầu tư cho việc sản xuất các giống lúa nói chung và giống nếp 9603 nói riêng có xu hướng ngày càng tăng lên. Căn cứ vào giá thành ở trên để Xí nghiệp định ra giá bán thóc giống ra thị trường sao cho đạt lợi nhuận cao nhất có thể.

4.2.3.2 Đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế của 1 ha lúa giống nếp 9603

Qua bảng 4.9 cho ta thấy giá trị sản xuất tính bình quân trên một ha của lúa giống nếp 9603 năm 2007 là 68.626.750 đồng, năm 2007 là 86.048.709 đồng tăng 17.421.959 đồng tương ứng với tăng 25,39% so với năm 2007. Sở dĩ giá trị sản xuất năm 2008 cao hơn đáng kể so với năm 2007 là do giá bán và năng suất của lúa giống năm 2008 cao hơn so với năm 2007. Còn ở năm 2009, mặc dù năng suất của năm 2009 thấp hơn so với năm 2008 nhưng giá trị sản xuất năm 2009 so với năm 2008 vẫn tăng lên 8,81% là do giá bán thóc giống năm 2009 tăng lên rất nhiều so với năm 2008. Bình quân qua 3 năm giá trị sản xuất 1 ha lúa giống nếp 9603 tăng lên 16,81%. Sự biến động về giá trị sản xuất một phần là do ảnh hưởng của sự biến động của chi phí trung gian. Chi phí trung gian để sản xuất 1 ha lúa giống nếp 9603 năm 2007 là 25.462.400 đồng, năm 2008 là 32.579.000 đồng và năm 2009 là 32.931.600 đồng. Bình quân qua 3 năm chi phí trung gian tăng lên 13,72%.

Từ nguồn chi phí trung gian như trên ta có giá trị gia tăng của lúa giống nếp 9603 năm 2007 là 43.164.350 đồng, năm 2008 là 53.469.709 đồng, năm 2009 là 60.694.400 đồng. Có thể thấy giá trị gia tăng bình quân của 1 ha lúa giống nếp 9603 tăng dần qua các năm, bình quân qua 3 năm giá trị gia tăng tăng lên 18,58%. Cùng với sự tăng lên của giá trị gia tăng thì thu nhập hỗn hợp MI và lợi nhuận Pr cũng tăng dần lên qua các năm. Bình quân qua 3 năm thu nhập hỗn hợp MI tăng lên 19,65% và lợi nhuận tăng lên 20,35%. Qua phân tích trên đây cho ta thấy, hầu hết các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất bình quân của 1 ha lúa giống nếp 9603 đều tăng lên qua 3 năm. Tuy nhiên, nếu chỉ nhìn kết quả sản xuất thì chưa thể đánh giá được là hiệu quả của việc sản xuất giống lúa nếp

Quan sát bảng 4.9 ta thấy, các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất lúa giống nếp 9603 của qua 3 năm tăng giảm không đồng đều. Tỷ suất GO/IC của năm 2007 là 2,7 lần, năm 2008 là 2,64 lần giảm 2,22% so với năm 2007. Nhưng đến năm 2009 tỷ suất này tăng lên là 2,84 lần. Tức là khi bỏ ra một đồng chi phí thì giá trị sản xuất thu được ở năm 2008 thấp nhất là 2,64 đồng, năm 2009 cao nhất là 2,84 đồng. Sở dĩ như vậy là do chi phí trung gian bình quân cho 1 ha lúa giống nếp 9603 năm 2008 cao trong khi giá bán lại thấp hơn nhiều so với năm 2009. Từ sự biến động của tỷ suất GO/IC như trên đã kéo theo sự biến động của tỷ suất VA/IC như sau: tỷ suất VA/IC năm 2007 là 1,7 lần, năm 2008 là 1,64 lần và năm 2009 là 1,84 lần. Điều đó có nghĩa là khi đầu tư một đồng chi phí thì giá trị sản xuất năm 2007 tăng thêm 1,7 đồng, năm 2008 tăng thêm 1,64 đồng và năm 2009 là 1,84 đồng.

Thu nhập hỗn hợp MI tính trên một đồng chi phí năm 2007 là 1,59 lần, năm 2008 là 1,56 lần và năm 2009 là 1,76 lần. Tức là cứ mỗi đồng chi phí bỏ ra thì thu nhập hỗn hợp đạt được ở năm 2007 là 1,59 đồng, năm 2008 là 1,56 đồng và năm 2009 là 1,76 đồng. Cuối cùng là tỷ suất lợi nhuận tính trên một đồng chi phí bỏ ra Pr/IC. Qua bảng 4.9 ta thấy, tỷ suất Pr/IC năm 2007 và năm 2008 bằng nhau và đều bằng 1,1 lần, còn năm 2009 là 1,23 lần. Điều đó cho thấy khi bỏ ra một đồng chi phí thì lợi nhuận thu được trong hai năm 2007 và 2008 bằng nhau và đều bằng 1,1 đồng, còn năm 2009 lợi nhuận thu được là 1,23 đồng. Tuy sự biến động của các chỉ tiêu hiệu quả không đồng đều nhưng tính bình quân qua 3 năm thì hiệu suất đầu tư trên một đồng chi phí đều tăng lên qua 3 năm.

Qua phân tích trên đây cho thấy, trong 3 năm thì hiệu suất đầu tư trên một đồng chi phí của năm 2009 la cao nhất hay mức đầu tư chi phí của năm 2009 là đạt hiệu quả cao nhất.

Bảng 4.9: Kết quả và hiệu quả sản xuất lúa giống nếp 9603 (Tính bình quân cho 1 ha)

Diễn giải ĐVT Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh (%)

08/07 09/08 BQ I. Các chỉ tiêu kết quả

1. Giá trị sản xuất (GO) 1000đ 68.626,75 86.048,71 93.626,00 125,39 108,81 116,81 2. Chi phí trung gian (IC) 1000đ 25.462,40 32.579 32.931,60 127,95 101,08 113,72 3. Giá trị gia tăng (VA) 1000đ 43.164,35 53.469,71 60.694,4 123,87 113,51 118,58 4. Thu nhập hỗn hợp (MI) 1000đ 40.449,35 50.755,71 57.980,4 125,32 114,23 119,65 5. Lợi nhuận (Pr) 1000đ 27.949,35 35.755,71 40.480,4 127,93 113,21 120,35 II. Các chỉ tiêu hiệu quả

1. Tỷ suất GO/IC Lần 2,70 2,64 2,84 97,78 107,58 102,56

2. Tỷ suất VA/IC Lần 1,70 1,64 1,84 96,47 112,20 104,04

3. Tỷ suất MI/IC Lần 1,59 1,56 1,76 98,11 112,82 105,21

4. Tỷ suất Pr/IC Lần 1,10 1,10 1,23 100,00 111,82 105,74

5. Tỷ suất Pr/GO Lần 0,41 0,42 0,43 102,44 102,38 102,41

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)

Biểu 4.4: Diễn biến kết quả sản xuất lúa giống HT1 (2007-2009)

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa giống của xí nghiệp giống cây trồng yên khê (Trang 67 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w