KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Biểu 4.1: Diễn biến diện tích, năng suất, sản lượng lúa giống (2007-2009)
4.2 Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa giống của Xí nghiệp
Mục tiêu cuối cùng của người sản xuất là năng suất cao nhất với mức chi phí thấp nhất, hay nói cách khác là đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.
Qua phân tích trên đây cho thấy, các giống lúa được trồng nhiều nhất hay các giống lúa chỉ đạo của Xí nghiệp trong những năm gần đây là Khang dân, HT1, Nếp 9603. Do đó, đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa giống của Xí nghiệp chúng tôi tiến hành đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất của 3 giống là
4.2.1 Đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất lúa giống Khang dân
4.2.1.1 Chi phí bình quân cho 1 ha lúa giống Khang dân
Khang dân là giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất trung bình, dễ canh tác. Khả năng chống đổ trung bình, chịu rét khá.
Qua bảng 4.4 cho ta thấy chi phí bình quân để sản xuất 1 ha lúa giống Khang dân tăng dần qua các năm. Bình quân qua 3 năm tổng chi phí tăng lên 115,61%. Trong đó thì chi phí trung gian là chiếm tỷ lệ cao. Cụ thể như ở năm
(Tính bình quân cho 1 ha)
Diễn giải
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh
SL (Kg)
GT (1000đ)
SL (Kg)
GT (1000đ)
SL (Kg)
GT (1000đ)
08/07 (%)
09/08 (%)
BQ (%)
Tổng chi phí 37.011 45.019 49.465 121,64 109,88 115,61
I. Chi phí trung gian 23.452 28.960 30.906 123,49 106,72 114,80
1. Làm đất 1.375 1.650 1.925 120,00 116,67 118,32
2. Giống 50 700 50 750 50 800 107,14 106,67 106,90
3. Phân bón 10.740 14.033 14.979 131,15 106,74 118,32
- Phân chuồng 10500 6.300 12000 8.400 13000 10.400 133,33 123,81 128,48
- Phân đạm 170 1.360 150 1.455 180 1.224 106,98 84,12 94,86
- NPK lâm thao 350 1.400 380 1.938 380 1.330 138,43 68,63 97,47
- Kali 120 1.680 140 2.240 150 2.025 133,33 90,40 109,79
4. BVTV 5.237 6.297 6.202 119,90 98,49 108,66
- Thuốc sâu 2 5000 2 6000 2.2 5.352 102,00 89,20 95,39
- Thuốc bệnh 3 180 3 225 2.5 700 125,00 311,11 197,20
- Thuốc chuột 1 57 1.2 72 1.5 150 126,32 208,33 162,22
5. Chi phí khác 2900 3230 3500 111,38 108,36 109,86
6. Lao động thuê 50 2500 50 3000 50 3500 120,00 116,67 118,32
II. Lao động GĐ 250 12.500 250 15000 250 17.500 120,00 116,67 118,32
III. Khấu hao TSCĐ và CPPB 1.059 1.059 1.059 100,00 100,00 100,00
IV. Giá thành 5,69 6,51 7,44 114,41 114,29 114,35
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)
2007 tổng chi phí để sản xuất ra 1 ha lúa giống Khang dân là 37.011.000 đồng thì chi phí trung gian là 23.452.000 đồng. Trong tổng chi phí trung gian thì chiếm phần lớn là chi phí phân bón. Với giá cả các loại phân bón tăng cao như hiện nay, thì chi phí phân bón luôn làm tăng nhanh chi phí cho 1 ha trồng lúa giống của các hộ công nhân trong Xí nghiệp. Nhìn vào bảng ta thấy, chi phí phân bón cho 1 ha lúa giống Khang dân tăng dần qua các năm. Bình quân qua 3 năm chi phí phân bón tăng lên là 18,32%. Chi phí phân bón tăng nhanh như vậy một phần là do giá phân bón tăng lên, phần khác là do mức độ đầu tư thâm canh ngày càng cao. Cụ thể là giá phân bón năm 2009 giảm đáng kể so với năm 2008, tuy nhiên chi phí cho phân bón năm 2009 vẫn cao hơn so với năm 2008 là do mức độ đầu tư thâm canh của Xí nghiệp ở năm 2009 cao hơn năm 2008.
Chi phí làm đất cho 1 ha lúa giống của Xí nghiệp là 1.375.000 đồng năm 2007 và không ngừng tăng lên qua các năm. Bình quân qua 3 năm chi phí làm đất của Xí nghiệp tăng lên 18,32%. Chi phí làm đất ở đây là chi phí các hộ nông dân thuê máy cày bừa. Sở dĩ chi phí này tăng lên là do ảnh hưởng của việc tăng giá xăng dầu trong thời gian qua. Trong tổng chi phí thì chi phí cho giống là 700.000 đồng năm 2007 và tăng đều qua hai năm 2008,2009. Chi phí giống tăng lên là do đơn giá của thóc giống tăng lên còn lượng thóc giống gieo trên 1 ha đất canh tác không thay đổi.
Để xác định được giá bán sản phẩm ra thị trường thì cần thiết phải tính được giá thành sản phẩm. Từ các khoản chi phí trên đây ta tính được giá thành sản xuất 1 kg thóc giống Khang dân của các năm. Nhìn vào bảng ta thấy, giá thành của thóc giống Khang dân năm 2007 là 5.700 đồng/kg, năm 2008 là 6.500 đồng/kg và năm 2009 là 7.400 đồng/kg. Dễ dàng nhận thấy giá thành sản xuất 1 kg thóc giống Khang dân có xu hướng tăng dần qua các năm. Xí nghiệp phải căn cứ vào giá thành để xác định giá bán sản phẩm sao cho đạt được lợi nhuận cao nhất.
4.2.1.2 Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất 1 ha lúa giống Khang dân
Bảng 4.5: Kết quả và hiệu quả kinh tế giống lúa Khang dân (Tính bình quân cho 1ha)
Diễn giải ĐVT Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh (%)
08/07 09/08 BQ I. Các chỉ tiêu kết quả
1. Giá trị sản xuất (GO) 1000đ 55.278,9 62.325 63.498 112,75 101,88 107,18 2. Chi phí trung gian (IC) 1000đ 23.452 28.960 30.906 123,49 106,72 114,80 3. Giá trị gia tăng (VA) 1000đ 31.826,9 33.365 32.592 104,83 97,68 101,19 4. Thu nhập hỗn hợp (MI) 1000đ 29.112,9 30.651 29.878 105,28 97,48 101,30
5. Lợi nhuận (Pr) 1000đ 16.612,9 15.651 12.378 94,21 79,09 86,32
II. Các chỉ tiêu hiệu quả
1. Tỷ suất GO/IC Lần 2,36 2,15 2,05 91,10 95,35 93,20
2. Tỷ suất VA/IC Lần 1,36 1,15 1,05 84,56 91,30 87,87
3. Tỷ suất MI/IC Lần 1,24 1,06 0,97 85,48 91,51 88,44
4. Tỷ suất Pr/GO Lần 0,3 0,25 0,19 83,33 76,00 79,58
5. Tỷ suất Pr/IC Lần 0,71 0,54 0,4 76,06 74,07 75,06
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)
Biểu đồ 4.1: Diễn biến kết quả sản xuất lúa giống Khang dân (2007-2009)
Kết quả bảng 4.5 và biểu 4.2 cho thấy, giá trị sản xuất bình quân trên một ha diện tích lúa Khang dân năm 2007 là 55.278.900 đồng và có xu hướng tăng dần qua các năm. Bình quân qua 3 năm giá trị sản xuất tăng 7,18%. Giá trị sản xuất năm 2008 là 62.325.000 đồng tăng lên 7.046.100 đồng tương ứng với tăng lên 2,75% so với năm 2007. Sở dĩ có sự tăng lên như vậy là do năng suất cũng như giá bán thóc giống năm 2008 cao hơn so với năm 2007. Giá trị sản xuất năm 2009 đạt 63.498.000 đồng, tăng 1.173.000 tương ứng với tăng lên 1,88% so với năm 2008. Mặc dù năng suất lúa năm 2009 thấp hơn so với năm 2008 nhưng giá trị sản xuất của năm 2009 vẫn cao hơn năm 2008 là do giá bán thóc giống năm 2009 cao hơn so với năm 2008.
Với giá phân bón tăng cao trong mấy năm gần đây đã không ít khó khăn cho việc sản xuất của bà con nông dân nói chung và Xí nghiệp Giống cây trồng Yên Khê nói riêng. Do đó, chi phí trung gian IC bình quân cho 1 ha lúa giống Khang dân cũng ngày càng tăng cao. Bình quân qua 3 năm chi phí trung gian tăng lên 14,80%. Với tốc độ tăng khá nhanh của chi phí trung gian đã làm cho
giá trị tăng thêm VA của năm 2009 giảm đi so với năm 2008. Tuy nhiên, bình quân qua 3 năm giá trị gia tăng VA cũng tăng nhẹ là 1,19%.
Tuy giá trị sản xuất GO bình quân qua 3 năm tăng lên nhưng do các khoản chi phí tăng nhanh đã làm cho lợi nhuận Pr bình quân qua 3 năm giảm đi 13,68%. Điều đó cho thấy với giá phân bón và giá xăng dầu tăng cao như hiện nay đang là một khó khăn trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta nói chung và Xí nghiệp Giống cây trồng Yên Khê nói riêng.
Trên đây mới chỉ là những chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất lúa giống Khang dân. Nếu chỉ dựa vào mấy chỉ tiêu này thì ta chưa thể kết luận được rằng việc sản xuất giống lúa này có đạt hiệu quả kinh tế hay không. Do đó, để đánh giá được hiệu quả kinh tế sản xuất lúa giống Khang dân ta đi vào phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả. Nhìn vào biểu 4.2 ta thấy phần lớn các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế sản xuất lúa giống Khang dân đều giảm dần qua các năm. Ở năm 2007, tỷ suất giá trị sản xuất GO trên một đồng chi phí trung gian là 2,36 lần, tỷ suất VA/IC là 1,36 lần, tỷ suất MI/IC là 1,24 lần và tỷ suất Pr/IC là 0,71 lần. Điều đó có nghĩa là cứ bỏ ra một đồng chi phí cho sản xuất lúa giống Khang dân sẽ thu được 2,36 đồng giá trị sản xuất GO, 1,36 đồng giá trị gia tăng VA, 1,24 đồng thu nhập hỗn hợp MI và lợi nhuận thu được là 0,71 đồng. Tuy nhiên các chỉ tiêu này đều giảm dần qua hai năm 2008 và 2009. Bình quân qua 3 năm tỷ suất GO/IC giảm 6,8%, VA/IC giảm 12,13%, MI/IC giảm 11,56%, Pr/IC giảm 24,94%. Có thể nói hiệu suất trên một đồng chi phí của việc sản xuất lúa giống Khang dân trong những năm gần đây có xu hướng giảm dần. Điều đó chứng tỏ trình độ thâm canh đã đạt đến trình độ cao.
Một chỉ tiêu quan trọng nữa để đánh giá hiệu quả kinh tế là tỷ suất Pr/GO.
Tỷ suất này cho biết cứ một đồng giá trị sản xuất được tạo ra thì sẽ thu được bao
xuất lúa giống Khang dân năm 2007 là 0,3 tức là cứ một đồng giá trị sản xuất được tạo ra thì sẽ thu được 0,3 đồng lợi nhuận. Tuy nhiên, tỷ suất có xu hướng giảm dần qua 3 năm, bình quân qua ba năm tỷ suất Pr/GO giảm 20,42%. Điều đó chứng tỏ mức độ tăng trưởng của GO nhỏ hơn mức tăng của chi phí để sản xuất ra giá trị GO đó. Hay hiệu quả đầu tư lúa giống Khang dân đang ngày càng giảm dần.
4.2.2 Đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất giống lúa HT1 4.2.2.1 Chi phí bình quân cho 1 ha lúa giống HT1
Với nhu cầu phát triển ngày càng cao của xã hội thì tiêu chí để đánh giá một giống lúa có hiệu quả không dừng lại ở khâu đột phá về năng suất mà còn yêu cầu giống lúa có chất lượng tốt. HT1 là một giống lúa đáp ứng được các tiêu chí trên nên hiện nay giống lúa HT1 đang được người nông dân ưa chuộng, người tiêu dùng thì thích dùng gạo từ thóc HT1. Tuy nhiên, sản xuất lúa giống HT1 lại đòi hỏi trình độ đầu tư thâm canh cao hơn đáng kể so với giống lúa Khang dân.
Qua bảng 4.6 ta trong tổng chi phí sản xuất lúa giống HT1 thì chi phí trung gian chiếm tỷ lệ lớn và có xu hướng tăng dần qua các năm. Cụ thể là năm 2007 chi phí trung gian là 25.247.000 đồng, nhưng đến năm 2009 đã tăng lên tới 33.681.800 đồng, bình quân qua 3 năm chi phí trung gian tăng lên 15,59%. Sự biến động của chi phí trung gian phần lớn là do ảnh hưởng của chi phí phân bón.
Trong những năm trước đây, giống HT1 chỉ được sản xuất với số lượng rất ít ở Xí nghiệp nên hộ công nhân không chú trọng đầu tư nhiều cho giống lúa này.
Tuy nhiên sau mấy vụ sản xuất người ta nhận thấy giống lúa HT1 là giống cho hiệu quả cao và rất có tiềm năng phát triển, và người nông dân ngày càng cấy nhiều giống HT1 hơn nên diện tích cũng như mức đầu tư thâm canh trong sản
(Tính bình quân trên 1 ha)
Diễn giải
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh
SL (Kg)
GT (1000đ)
SL (Kg)
GT (1000đ)
SL (Kg)
GT (1000đ)
08/07 (%)
09/08 (%)
BQ (%)
Tổng chi phí 38.806 47.117 52.240,8 121,42 110.87 116,03
I. Chi phí trung gian 25.247 31.058 33.681,8 123,02 108,45 115,59
1. Làm đất 1375 1650 1975 120,00 119,70 119,85
2. Giống 50 825 50 850 50 900 130,03 105,88 117,34
3. Phân bón 12.390 17.596,6 17.476,8 142,02 99,32 118,77
- Phân chuồng 11.000 6.600 14.000 9.800 14000 11.200 148,48 114,29 130,27
- Phân đạm 190 1.520 208 2.017,6 221 1502,8 132,74 74,48 99,43
- NPK lâm thao 470 1.880 490 2.499 554 1.939 132,93 77,59 101,56
- Kali 190 2.660 205 3.280 210 2.835 123,31 86,43 103,24
4. BVTV 5.257 4.732 6.330 90,01 133,77 109,73
- Thuốc sâu 2 5000 1.5 4.500 2.5 6.000 90,00 133,33 109,54
- Thuốc bệnh 3 200 2 160 3 270 80,00 168,75 116,19
- Thuốc chuột 1 57 1.2 72 1 60 126,32 83,33 102,60
5. Chi phí khác 2900 3230 3500 111,38 108,36 109,86
6. Lao động thuê 50 2.500 50 3000 50 3500 120,00 116,67 118,32
II. Lao động GĐ 250 12.500 250 15000 250 17.500 120,00 116,67 118,32
III. Khấu hao TSCĐ và CPPB 1.059 1.059 1.059 100,00 100,00 100,00
IV. Giá thành 7,33 7,85 8,77 107,09 111,72 109,38
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)
xuất giống lúa HT1 ngày càng được nâng cao. Trong đó chủ yếu là tăng hàm lượng phân bón, do đó đã làm cho chi phí phân bón cho bình quân cho 1 ha lúa giống HT1 ngày càng cao. Cụ thể là chi phí phân bón năm 2007 là 12.390.000 đồng, năm 2008 là 17.596.600 đồng tăng 5.206.600 đồng tương ứng với tăng 42,02% so với năm 2007. Sở dĩ chi phí phân bón năm 2008 tăng cao như vậy là do hai nguyên nhân đó là: do giá phân bón năm 2008 tăng cao so với năm 2007 và do mức phân bón cho sản xuất lúa giống HT1 năm 2008 cao hơn so với năm 2007. Chi phí phân bón năm 2009 là 17.476.800 đồng, giảm 119.800 đồng tương ứng với giảm 0,68% so với năm 2008. Mặc dù giá phân bón năm 2009 đã giảm đáng kể so với năm 2008 nhưng chi phí cho phân bón năm 2009 lại gần tương đương với năm 2008 là do mức bón phân năm 2009 cao hơn năm 2008.
Qua đây cho ta thấy mức bón phân hay mức đầu tư thâm canh cho sản xuất giống lúa HT1 ngày càng cao, giống lúa HT1 ngày càng được các hộ công nhân của Xí nghiệp chú trọng đầu tư sản xuất. Bên cạnh chi phí cho phân bón thì các chi phí khác cũng tăng lên qua 3 năm. Chi phí giống cho sản xuất 1 ha lúa giống HT1 cũng cao hơn so với Khang dân và tăng dần qua 3 năm là do giá của thóc giống HT1 cao hơn Khang dân và cũng tăng dần qua 3 năm. Nhìn chung, ngoài chi phí cho thóc giống và chi phí phân bón thì các chi phí khác chi cho sản xuất 1 ha lúa giống HT1 cũng bằng với sản xuất lúa giống Khang dân. Từ các khoản chi phí và giá trị sản xuất trên đây ta dễ dàng tính được giá thành của 1 kg thóc giống HT1. Nhìn vào bảng ta thấy, giá thành sản xuất lúa giống HT1 cao hơn hẳn so với giống Khang dân và có xu hướng tăng dần qua các năm. Giá thành sản xuất lúa giống HT1 năm 2007 là 7.300 đồng/kg, năm 2008 là 7.800 đồng/kg tăng 500 đồng tương ứng với tăng lên 7,09% so với năm 2007. Giá thành sản xuất năm 2009 là 8.800 đồng/kg, tăng lên 1000 đồng so với năm 2008.
Bình quân qua 3 năm giá thành sản xuất 1 kg thóc giống HT1 tăng lên 9,38%.
Xí nghiệp cần phải căn cứ vào giá thành sản xuất để đưa ra mức giá bán hợp lý, thu được lợi nhuận cao.
Qua phân tích trên đây cho ta thấy, HT1 là giống lúa đòi hỏi trình độ đầu tư thâm canh cao hơn hẳn so với giống Khang dân. Do nhận thức được hiệu quả của giống lúa HT1 và nhu cầu của thị trường nên Xí nghiệp giống cây trồng Yên Khê ngày càng chú trọng đầu tư thâm canh cho giống lúa này.
4.2.2.2 Kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh giống lúa HT1
Qua bảng 4.7 ta thấy, giá trị sản xuất bình quân cho 1 ha lúa giống HT1 năm 2007 là 57.354.000 đồng, năm 2008 là 72.096.600 đồng, tăng lên 14.742.600 đồng tương ứng với tăng 25,70% so với năm 2007. Sở dĩ giá trị sản xuất năm 2008 tăng cao như vậy là do hai nguyên nhân đó là: do giá thóc giống năm 2008 cao hơn so với năm 2007 và do năng suất của năm 2008 cao hơn năm 2007. Đến năm 2009, giá trị sản xuất GO đạt 77.421.500 đồng tăng 7,39% so với năm 2008. Tuy năng suất năm 2009 thấp hơn so với năm 2008 nhưng giá thóc giống năm 2009 lại cao hơn so với năm 2008 nên giá trị sản xuất bình quân cho 1 ha lúa giống HT1 năm 2009 tăng nhẹ so với năm 2008. Việc giá trị sản xuất tăng lên một phần là do chi phí sản xuất tăng lên. Do đó, cùng với việc tăng lên về giá trị sản xuất thì chi phí trung gian cho sản xuất 1 ha lúa giống HT1 cũng tăng lên qua các năm. Cụ thể, năm 2007 chi phí sản xuất trung gian là 25.247.000 đồng, năm 2008 là 31.058.000 đồng và tiếp tục tăng lên đến 33.681.800 đồng năm 2009. Bình quân qua 3 năm chi phí trung gian cho sản xuất 1 ha lúa giống HT1 tăng lên 15,59%. Từ các nguồn chi phí và giá trị sản xuất trên ta có giá trị gia tăng bình quân của 1 ha lúa giống HT1 năm 2007 là 32.107.000 đồng, năm 2008 là 41.011.600 đồng và năm 2009 là 43.739.700
Bảng 4.7: Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất lúa giống HT1 (2007-2009) (Tính bình quân cho 1 ha)
Diễn giải ĐVT Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh (%)
08/07 09/08 BQ I. Các chỉ tiêu kết quả
1. Giá trị sản xuất (GO) 1000đ 57.354 72.096,6 77.421,5 125,70 107,39 116,18 2. Chi phí trung gian (IC) 1000đ 25.247 31.058 33.681,8 123,02 108,45 115,51 3. Giá trị gia tăng (VA) 1000đ 32.107 41.011,6 43.739,7 127,75 106,65 116,72 4. Thu nhập hỗn hợp (MI) 1000đ 29.393 38.297,6 41.025,7 130,29 107,12 118,14 5. Lợi nhuận (Pr) 1000đ 16.893 23.297,6 23.525,7 137,91 100,98 118,01 II. Các chỉ tiêu hiệu quả
1. Tỷ suất GO/IC Lần 2,27 2,32 2,30 102,20 99,14 100,66
2. Tỷ suất VA/IC Lần 1,27 1,32 1,30 103,94 98,48 101,17
3. Tỷ suất MI/IC Lần 1,16 1,23 1.22 106,03 99,19 102,55
4. Tỷ suất Pr/IC Lần 0,67 0,75 0,70 111,94 93,33 102,21
5. Tỷ suất Pr/GO Lần 0,29 0,32 0,30 110,34 93,75 101,71
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)