KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Thực trạng sản xuất lúa giống của Xí nghiệp .1 Cơ cấu diện tích các giống lúa
Giống lúa luôn giữ vai trò quan trọng quyết định đến năng suất, phẩm chất của lúa thương phẩm. Vì thế để đáp ứng nhu cầu của thị trường, Xí nghiệp đã không ngừng chọn lọc, lai tạo ra các giống lúa có năng suất, chất lượng tốt, chống chịu được sâu bệnh.
Lúa giống Xí nghiệp sản xuất được chia ra làm hai cấp là siêu nguyên chủng và nguyên chủng. Việc sản xuất giống lúa siêu nguyên chủng được thực hiện bởi 2-3 người trong Xí nghiệp. Giống lúa siêu nguyên chủng chỉ dùng để sản xuất giống lúa nguyên chủng. Sau khi sản xuất ra giống siêu nguyên chủng, Xí nghiệp khoán cho các hộ công nhân sản xuất ra giống lúa nguyên chủng để cung ứng ra thị trường. Bên cạnh việc sản xuất các giống nguyên chủng thì Xí nghiệp cũng giành một phần nhỏ diện tích để trồng các giống trình diễn được chuyển giao từ các cơ quan nghiên cứu như các Viện, các trường Đại học mà Xí nghiệp liên kết hợp tác. Các giống này được trồng thử nghiệm với diện tích rất nhỏ thường là từ 1 sào và được trồng trong cả vụ mùa và vụ chiêm để kiểm chứng. Nếu giống nào cho năng suất cao, đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng thì được nhân rộng ra ở các vụ sau.
Diện tích các giống lúa của Xí nghiệp được thể hiện qua bảng 4.1. Qua bảng 4.1 ta thấy, diện tích mà Xí nghiệp dùng để sản xuất lúa giống năm 2007 là 11,2 ha trong khi đó diện tích đất canh tác là 11,5 ha. Sở dĩ diện tích trồng lúa của Xí nghiệp nhỏ hơn diện tích canh tác 0,3ha là do năm 2007 Xí nghiệp đã chuyển 0,2 ha chân đất cao sang trồng rau cho năng suất cao hơn. 0,1 ha còn lại là trồng các giống lúa trình diễn gồm: N46 và NV4. Diện tích cấy lúa của Xí nghiệp giảm dần qua các năm. Bình quân qua 3 năm diện tích trồng lúa của Xí nghiệp giảm đi 6,46%. Diện tích trồng lúa của Xí nghiệp giảm một phần là do diện tích canh tác bị thu hẹp, phần khác là do Xí nghiệp đã chuyển những chân
đất trồng lúa không cho năng suất cao sang trồng rau màu cho hiệu quả kinh tế cao hơn.
Các giống lúa thuần được sản xuất tại Xí nghiệp bao gồm:
- Giống khang dân: Khang dân là giống thuần có xuất xứ từ Trung Quốc.
Thời gian sinh trưởng: Vụ xuân từ 125- 130 ngày, vụ mùa từ 100- 105 ngày. Đẻ nhánh khá, đẻ gọn. Khả năng chống chịu bệnh đạo ôn, bệnh bạc lá và bệnh khô vằn nhẹ. Hạt gạo dài, trong, cơm dẻo. Giống lúa khang dân cho năng suất tương đối cao, trung bình từ 60- 65 tạ/ ha, nếu thâm canh tốt có thể đạt tới 70-75 tạ/ ha.
Khang dân là giống lúa được trồng chủ yếu ở Xí nghiệp, chiếm tới 6,5 ha tương ứng với 58,04% diện tích trồng lúa của Xí nghiệp trong vụ Chiêm xuân năm 2007. Năm 2008 diện tích lúa Khang dân cả hai vụ là đều là 7,1 ha, tăng lên 0,6 ha tương ứng với tăng 9,23% so với vụ chiêm xuân năm 2007. Bình quân qua 3 năm, diện tích lúa giống Khang dân tăng lên 0,77%.
- Giống Q5: Q5 là giống lúa thuần nhập nội từ Trung Quốc từ năm 1993, đã được phục tráng. Là giống cảm ôn, có thể đưa vào xuân muộn, mùa sớm. Khả năng chịu chua khá, có tính thích ứng nhẹ. Chất lượng gạo trung bình, năng suất trung bình đạt 45- 50 tạ/ ha, nếu thâm canh tốt có thể đạt 60- 65 tạ/ ha.
Q5 là giống lúa chỉ được trồng với diện tích rất ít là 0,5 ha tương ứng với 4,46% diện tích trồng lúa của Xí nghiệp năm 2007 và không được trồng trong năm 2008, 2009.
- Giống ĐB5: Giống lúa ĐB5 có thời gian sinh trưởng ở vụ xuân là 140- 142 ngày, vụ mùa là 110- 112 ngày. Có khả năng chịu rét trong vụ xuân, kháng đạo ôn khá, chống đổ khá. Năng suất trung bình đạt 60- 65 tạ/ ha, nếu thâm canh tốt có thể đạt tới 70-80 tạ/ ha.
ĐB5 là giống cho năng suất cao nhưng thời gian sinh trưởng dài nên không được trồng nhiều ở Xí nghiệp. Diện tích lúa giống ĐB5 chỉ chiếm 4,46%
tương ứng với 0,5 ha năm 2007 và giảm xuống còn 0,2 ha ở vụ Xuân năm 2008.
Từ vụ mùa năm 2008 thì giống ĐB5 không được trồng nữa.
- Giống HT1: Giống lúa HT1 có thời gian sinh trưởng vụ mùa 105 – 110 ngày, vụ xuân muộn 125 – 130 ngày. Có khả năng chịu rét và chịu chua trung bình, kháng vừa với đạo ôn, chống đổ khá. Năng suất trung bình đạt 50- 55 tạ/
ha, nếu thâm canh tốt có thể đạt 70- 75 tạ/ha.
HT1 là giống lúa ngày càng được trồng nhiều ở Xí nghiệp. Quan sát bảng 4.1 ta thấy: Năm 2007 diện tích trồng lúa HT1 là 0,7 ha chiếm 6,25% tổng diện tích trồng lúa của Xí nghiệp. Nhưng đến năm 2009 diện tích trồng lúa HT1 đã tăng lên đến 2,2 ha, chiếm 22,45% tổng diện tích trồng lúa của Xí nghiệp. Bình quân qua 3 năm diện tích trồng lúa giống HT1 tăng lên 77,28% ở vụ Xuân và tăng 48,32% ở vụ Mùa.
- Giống Xi23: Thời gian sinh trưởng: Vụ xuân từ 185-190 ngày, vụ mùa từ 130- 135 ngày. Xi 23 là giống có khả năng chịu thâm canh, thích ứng rộng.
Chống chịu bệnh bạc lá vi khuẩn, đạo ôn và rầy nâu khá. Chịu chua mặn khá.
Chịu rét trung bình.
Giống lúa Xi23 là giống có thời gian sinh trưởng kéo dài nên diện tích trồng lúa Xi23 ngày càng giảm. Cụ thể là giảm từ 1,5 ha vụ Xuân năm 2007 xuống còn 0,2 ha năm 2008. Và sang đến năm 2009 thì giống Xi23 không được trồng ở Xí nghiệp nữa.
- Giống lúa nếp 9603: Nếp 9603 là giống lúa có thời gian sinh trưởng vụ mùa là 108 – 113 ngày, vụ xuân sớm là 125 – 130 ngày, có khả năng chống đổ tốt, kháng bệnh đạo ôn, khô vằn, bạc lá. Đây là giống lúa nếp có xôi dẻo hơn giống nếp N87.
Do nhu cầu thị trường về giống lúa nếp thường ít hơn so với các giống lúa
lúa nếp 9603 là 1,5ha chiếm 13,39 % cơ cấu diện tích đất gieo trồng lúa của Xí nghiệp. Đến vụ mùa năm 2008 thì diện tích giống này tăng lên 1,6 ha, chiếm 14,95% tổng diện tích lúa giống trong vụ mùa năm 2008 của Xí nghiệp. Nhưng đến năm 2009, diện tích trồng lúa giống nếp 9603 lại bị giảm xuống còn 1 ha, chiếm 10,20% tổng diện tích trồng lúa của Xí nghiệp. Diện tích lúa giống nếp 9603 tăng giảm không đồng đều, cho thấy Xí nghiệp đã nghiên cứu kỹ nhu cầu của thị trường để có kế hoạch sản xuất hợp lý.
Qua phân tích trên đây cho thấy, cơ cấu các giống lúa không ngừng thay đổi qua các năm. Trong số đó ta dễ dàng nhận thấy Khang dân là giống chủ lực của Xí nghiệp, chiếm phần lớn diện tích trồng lúa của Xí nghiệp và không ngừng tăng lên qua các năm. Còn HT1 là giống tuy chưa có đột phá về năng suất nhưng là giống có chất lượng cao hơn tất cả, gạo dẻo và thơm ngon được nhiều người ưa chuộng. Qua tìm hiểu Xí nghiệp cho biết tuy người nông dân chưa muốn sản xuất giống HT1 với quy mô lớn do năng suất chưa cao so với một số giống khác nhưng mỗi hộ đều muốn trồng một ít để ăn. Do đó, diện tích lúa HT1 đã tăng lên rất nhiều qua 3 năm nhưng vẫn nhỏ hơn diện tích giống lúa Khang dân. Bên cạnh hai giống lúa tẻ chủ lực thì nếp 9603 cũng là giống lúa nếp được trồng nhiều ở Xí nghiệp với diện tích tương đối ổn định qua các năm. Như vậy có thể nói Xí nghiệp đã nghiên cứu rất kỹ thị trường lúa giống để nhanh chóng thay đổi cơ cấu giống cho phù hợp với nhu cầu của thị trường.
Bảng 4.1: Giống và cơ cấu các giống lúa của Xí nghiệp sản xuất (2007-2009)
Giống lúa Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh (%)
DT(ha) CC(%) DT(ha) CC(%) DT(ha) CC(%) 08/07 09/08 BQ I. Vụ chiêm xuân 11,20 100,00 10,70 100,00 9,80 100,00 95,54 91,59 93,54
1. Khang dân 6,50 58,04 7,10 66,35 6,60 67,34 109,23 92,96 100,77
2. Q5 0,50 4,46 0 0
3. HT1 0,70 6,25 1,50 14,02 2,20 22,45 214,29 146,67 177,28
4. Xi23 1,50 13,39 0,40 3,74 0 26,67
5. ĐB5 0,50 4,46 0,20 1,87 0 40,00
6. Nếp 9603 1,50 13,39 1,50 14,02 1,00 10,20 100,00 66,67 81,65
II. Vụ mùa 11,20 100,00 10,70 100,00 9,80 100,00 95,54 91,59 93,54
1. Khang dân 7,10 63,39 7,10 66,35 6,80 67,34 100,00 92,96 96,42
2. Q5 0,50 4,46 0
3. HT1 1,00 8,93 1,80 16,82 2,20 22,45 180,00 122,22 148,32
4. Xi23 0,60 5,36 0,20 1,87 0 33,33
5. ĐB5 0,50 4,46 0 0
6. Nếp 9603 1,50 13,39 1,60 14,95 1,00 10,20 106,67 62,50 81,65
( Nguồn: Phòng Tài chính kế toán)
4.1.2 Năng suất các giống lúa của Xí nghiệp
Bảng 4.2: Năng suất các giống lúa của Xí nghiệp (2007-2009)
(ĐVT: kg/sào)
Diễn giải Năm
2007
Năm 2008
Năm 2009
So sánh (%) 08/07 09/08 BQ I. Vụ chiêm xuân
1. Khang dân 240 260 245 108,33 94,23 101,03
2. Q5 215 0 0
3. Xi23 205 230 0 112,20
4. HT1 200 225 220 112,50 97,78 104,88
5. ĐB5 250 265 106,00
6. Nếp 9603 155 180 170 116,13 94,44 104,72