KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.2 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA TRUNG TÂM
4.2.2 Hiệu quả sử dụng vốn
Một đơn vị một tổ chức dù trực thuộc hay không trực thuộc sự quản lý của nhà nước để có thể duy trì hoạt động của mình thì đều cần có vốn, nếu thiếu vốn mọi hoạt động sẽ bị ngưng trệ hay kém hiệu quả. Vì thế, các nhà kinh tế cho rằng chỉ tiêu sử dụng vốn là một chỉ tiêu hiệu quả kinh tế tổng hợp. Để đánh giá được tình hình sử dụng vốn của Trung tâm, tôi đã sử dụng rất nhiều cỏc chỉ tiờu phõn tớch nhằm thấy được rừ ràng hơn về tỡnh hỡnh sử dụng vốn của Trung tâm. Từ đó có thể đưa ra được các giải pháp khắc phục khi chưa quá muộn.
4.2.2.1 Đánh giá khả năng thanh toán của Trung tâm
Xét về mặt thời gian thì một đơn vị tổ chức có thu và tự chủ về mặt tài chính sẽ có rất nhiều khoản nợ như: nợ ngắn hạn, nợ trung hạn, nợ dài hạn.
Để có thể biết được liệu đơn vị đó có khả năng thanh toán nợ hay không ta dựa vào các chỉ số sau: hệ số khả năng thanh toán tổng quát, hệ số khả năng thanh toán tạm thời.
Xét về khả năng thanh toán của Trung tâm ta thấy
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát của Trung tâm giảm dần qua ba năm nhưng đều lớn hơn 2 và vẫn có thể tự thanh toán toàn bộ số nợ của mình:
năm 2007 là 2,59, năm 2008 là 2,51 và năm 2009 là 2,35. Điều này có nghĩa là Trung tâm có thể giải phóng một phần TSCĐ của mình để giải quyết những khoản nợ đó.Lý do mà khả năng thanh toán nợ của Trung tâm giảm là do những năm gần đây Trung tâm đã quan tâm đến việc sử dụng vốn để đầu tư thêm vào TSCĐ. Tuy nhiên đây là điều không đáng ngại vì Trung tâm vẫn có khả năng tự thanh toán mà không phải nhờ đến sự giúp đỡ của cơ quan chủ quản. Việc đầu tư thêm vào tài sản cố định là một việc quan trọng và rất cần thiết để nâng cao kết quả cũng như hiệu quả công viêc. Tăng doanh thu cho
Trung tâm như thế có thể bù đắp vào những khoản chi phí bằng tiền mà đơn vị đã bỏ ra.
Bảng 4.6 Khả năng thanh toán của Trung tâm
Chỉ tiêu ĐVT 2007 2008 2009
Tổng tài sản Tr.Đ 5913 6609,80 7243,11
Nợ ngắn hạn và dài hạn Tr.Đ 2019,30 2635,68 3076,87
Tổng TSLĐ và đầu tư ngắn hạn Tr.Đ 3893,70 3974,13 4166,24
Tổng nợ ngắn hạn Tr.Đ 1382,90 1523,48 2210,99
Lợi nhuận trước thuế Tr.Đ 2273,68 2728,66 4566,89
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát lần 2,93 2,51 2,35
Hệ số khả năng thanh toán tạm thời lần 2,82 2,61 1,88
nguồn: tự tổng hợp
4.2.2.2 Đánh giá cơ cấu tài chính và tài sản của Trung tâm
Một đơn vị hoạt động tốt cần có cơ cấu tài sản hợp lý và tình hình tài chính ổn định. Để đánh giá cơ cấu tài chính và cơ cấu tài sản của Trung tâm chúng tôi đã sử dụng các chỉ tiêu đánh giá như trong bảng 4.7
Ta thấy hệ số nợ của Trung tâm qua các năm không có sự biến động đáng kể. Năm 2007 là 0,38, năm 2008 là 0,39 và đến năm 2009 là 0,39. Như vậy trong năm 2007 Trung tâm sử dụng sử dụng một đồng vốn kinh doanh thì có 0,38 đồng phải vay nợ bên ngoài. Đến năm 2008 và 2009 thì Trung tâm sử dụng một đồng vốn kinh doanh thì có 0,39 đồng vay nợ bên ngoài.
Với một đơn vị hành chính sự nghiệp có quyền tự chủ về tài chính thì hệ số nợ đó vẫn trong tầm kiểm soát được và đảm bảo được không có rủi ro tài chính xảy ra tuy nhiên Trung tâm lại chưa sử dụng hiệu quả đòn bẩy tài chính để nhằm gia tăng lợi nhuận cho mình.
Cơ cấu tài sản cho ta biết tỷ lệ của TSCĐ và TSLĐ trong tổng tài sản như thế nào ?
Năm 2007 một đồng vốn thì có 0,62 đồng đầu tư vào tài sản lưu động và 0,38 đồng đầu tư vào tài sản cố định. Năm 2008 thì một đồng vốn có 0,57 đồng đầu tư vào tài sản lưu động và 0,43 đồng đầu tư vào tài sản cố định.
Năm 2009 thì một đồng vốn sẽ có 0,58 đồng đầu tư vào tài sản lưu động và 0,42 đồng đầu tư vào tài sản cố định. Năm 2008 có sự thay đổi tăng lên về đầu tư vào tài sản cố định là do Trung tâm đã chú trọng đến việc đầu tư mới thêm về máy móc phương tiện phục vụ kiểm định nâng cao hiệu quả công việc tăng doanh thu cho Trung tâm. Năm 2009 sự đầu tư vào tài sản cố định có giảm so với năm 2008 nhưng sự giảm không đáng kể. Vì là một đơn vị quản lý nhà nước có quyền tự chủ về tài chính nhưng vẫn chịu sự quản lý của cơ quan chủ quản nên sự đầu tư vào tài sản lưu động bị hạn chế. Trung tâm đã
tập chung đầu tư vào tài sản cố định để nâng cao năng suất và hiệu quả công việc nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường và của xã hội.
Theo tôi Trung tâm là một đơn vị hành chính sự nghiệp nhưng hoạt động đảm bảo sự an toàn cho người lao động và trang thiết bị sản xuất của các đơn vị, với cơ cấu tài sản hiện nay đã phản ánh được quy mô, năng lực hoạt động của mình với các bạn hàng và với các đơn vị khác cùng chức năng, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của trung tâm trên thị trường.
Bảng 4.7 Cơ cấu tài chính và cơ cấu tài sản của Trung tâm
Chỉ tiêu ĐVT 2007 2008 2009
Tổng số nợ Tr.Đ 2223,49 2589,56 2795,43
Tổng tài sản Tr.Đ 5913 6609,80 7243,11
Nguồn vốn chủ sở hữu Tr.Đ 3256,85 4514,68 4893,42
Tổng nguồn vốn Tr.Đ 5913 6609,80 7243,11
Tổng TSLĐ và đầu tư ngắn
hạn Tr.Đ 3693,70 3774,13 4166,24
Tổng TSCĐ và đầu tư dài hạn Tr.Đ 2219,30 2835,68 3076,87
Hệ số nợ lần 0,38 0,39 0,39
Hệ số đầu tư vào TSLĐ lần 0,62 0,57 0,58
Hệ số đầu tư vào TSCĐ lần 0,38 0,43 0,42
Nguồn: Tự tổng hợp 4.2.2.3 Đánh giá khả năng hoạt động của Trung tâm
Hiệu quả sử dụng vốn luôn gắn liền với sự tồn tại và phát triển của một đơn vị tổ chức. Để đánh giá khả năng hoạt động của Trung tâm, tôi đã sử dụng các chỉ tiêu đánh giá trong bảng 4.8
Ta thấy số vòng quay các khoản phải thu là khá lớn, năm 2007 số vòng quay là 7,4 lần, năm 2008 là 7,8 lần, năm 2009 là 10,3 lần. Tức là để quay hết một vòng thì chỉ mất 50 ngày năm 2007, 47 ngày năm 2008 và 36 ngày năm 2009. Ta nhận thấy tốc độ thu hồi của các khoản phải thu là rất nhanh, vốn của Trung tâm vì thế không bị chiếm dụng và Trung tâm không phải đầu tư thêm vào việc thu hồi các khoản phải thu của mình.
Vòng quay vốn lưu động của Trung tâm khá nhanh và tăng qua ba năm.
Năm 2007 là 6,44 lần, năm 2008 là 6,46 lần, năm 2009 là 9,29 lần. Tức là một
đồng vốn lưu động tạo ra 6,44 đồng doanh thu thuần vào năm 2007, 6,46 đồng doanh thu thuần vào năm 2008 và 9,29 đồng doanh thu thuần vào năm 2009. Trung bình để quay hết một vòng vốn lưu động của Trung tâm thì mất 57 ngày với năm 2007, 2008 và 40 ngày với năm 2009. Sở dĩ vốn lưu động của Trung tâm quay nhanh như vậy là do Trung tâm đã có những điều khoản chặt chẽ trong hợp đồng kinh tế và Trung tâm cũng đã cung cấp các dịch vụ kiểm định KTAT trọn gói.
Vòng quay vốn cố định của Trung tâm khá nhanh và tăng qua ba năm.
Năm 2007 là 7.26 lần, năm 2008 là 7.33 lần, năm 2009 là 11,23 lần. Tức là một đồng vốn cố định tạo ra 7,26 đồng doanh thu thuần vào năm 2007, 7,33 đồng doanh thu thuần vào năm 2008 và 11,23 đồng doanh thu thuần vào năm 2009. Trung bình để quay hết một vòng vốn cố định của Trung tâm thì mất 51 ngày với năm 2007, 50 ngày với năm2008 và 33 ngày với năm 2009.
Vậy xét về hiệu suất sử dụng vốn cố định và vốn lưu động thì một đồng đầu tư vốn lưu động thu được doanh thu nhỏ hơn so với khi sử dụng đầu tư vốn cố định. Bởi vì Trung tâm là một đơn vị dựa vào các máy móc thiết bị để hoạt động. Sự đầu tư vào tài sản cố định là điều kiện cơ bản để nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm.
Qua phân tích vòng quay của toàn bộ vốn, bình quân một đồng vốn bỏ ra Trung tâm sẽ thu được 3,41 đồng lợi nhuận năm 2007, 3,43 đồng lợi nhuận năm 2008 và 5,09 đồng vào năm 2009.
Nhìn chung Trung tâm kiểm định KTAT máy thiết bị nông nghiệp đã sử dụng vốn hiệu quả làm tăng lợi nhuận cho Trung tâm trong ba năm gần đây, nó được thể hiện bởi số lượng máy móc kiểm định được, các khoản phải thu của Trung tâm có số vòng luân chuyển nhanh, lượng công việc còn tồn đọng lại ít.
Bảng 4.8 Khả năng hoạt động của Trung tâm
Chỉ tiêu ĐVT 2007 2008 2009
Doanh thu thuần Tr.Đ 2943,89 3856,49 6465,03
Số dư bình quân các khoản phải thu Tr.Đ 397,47 428,98 524,99
Vốn lưu động bình quân Tr.Đ 456,79 521,01 578,93
Vốn cố định bình quân Tr.Đ 405,68 459,02 478,93
Vốn dùng trong hoạt động bình quân Tr.Đ 862,47 980,03 1057,87 Số vòng quay của các khoản phải thu Lần 7,41 8,99 12,32
Vòng quay vốn lưu động Lần 6,44 7,40 11,16
Hiệu suất sử dụng vốn cố định Lần 7,25 8,40 13,50
Vòng quay toàn bộ vốn Lần 3,41 3,94 6,11
Nguồn: tự tổng hợp 4.2.3 Hiệu quả sử dụng lao động của Trung tâm
Đối với bất kỳ một đơn vị tổ chức nào vấn đề lao động trong Trung tâm là một vấn đề vô cùng quan trọng. Một đơn vị mạnh không chỉ về tiềm lực tài chính mà một vấn đề quan trọng nữa là đơn vị đó phải có đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp: có khả năng làm việc và xử lý công việc tốt nhất. Đó chính là yếu tố góp phần nâng cao khả năng làm việc một cách hợp lý khoa học của đội ngũ nhân viên mang lại hiệu quả cao trong công việc.
Là đơn vị quản lý nhà nước có quyền tự chủ về tài chính nhưng việc tuyển dụng nhân sự của Trung tâm phải tuân theo quy định của nhà nước về thi tuyển viên chức và ký hợp đồng lao động với một số vị trí mà Trung tâm cần. Do đó số lượng nhân sự của Trung tâm còn hạn chế, nhưng chất lượng người lao động cao: trình độ chuyên môn của các cán bộ viên chức đều từ đại học trở lên. Để thấy được hiệu quả sử dụng lao động trong Trung tâm ta xem xét bảng sau:
Bảng 4.9 Hiệu quả sử dụng lao động
Chỉ tiêu ĐVT Năm
2007
Năm 2008
Năm 2009
Doanh thu Đ 2943,89 3856,49 6465,03
Lợi nhuận Đ 2427,70 2776,15 4599,69
Số lao động Ng 24 27 30
NSLĐBQ năm theo doanh thu Tr.Đ/ng 122,66 142,83 215,50 Mức sinh lời bình quân của
LĐộng Tr.Đ/ng 101,15 102,82 153,32
Thu nhập bình quân /LĐ Tr.Đ/ng 4,99 5,29 5,70
Thu nhập bình quân /LĐTT Tr.Đ/ng 2,39 2,70 2,93
Nguồn: Tự tổng hợp Năng suất lao động của Trung tâm theo doanh thu của Trung tâm là tương đố cao và tăng dần qua các năm gần đây. Năm 2007 là 122,66 triệu, năm 2008 là 142,83 triệu và năm 2009 là 215,5 triệu. Với mức sinh lời bình quân một người trên một năm là 102,15 triệu năm 2007, 102,82 triệu năm 2008 và 153,32 triệu năm 2009.
Một chỉ tiêu không kém phần quan trọng đó là thu nhập bình quân của người lao động trực tiếp của Trung tâm khoảng gần 2,7 triệu đồng/tháng và của cấp lãnh đạo là khoảng 5,3 triệu đồng/tháng. Vì là đơn vị hành chính sự nghiệp nhà nước có thu nên các cán bộ viên chức của Trung tâm vẫn do nhà nước chi trả theo đúng hệ số lương quy định ngoài ra họ còn được hưởng theo doanh thu của công việc làm được.
4.2.4 Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội trong kết quả hoạt động của Trung