Những biện pháp làm mẹ an toàn

Một phần của tài liệu bài giảng sản khoa nxb y học 2005 nhiều tác giả 233 trang (Trang 63 - 68)

III. Chăm sóc hậu sản thường

4. Những biện pháp làm mẹ an toàn

Làm mẹ an toàn là những biện pháp được áp dụng để đảm bảo sự an toàn cho cả người mẹ và thai nhi (cũng như trẻ sơ sinh) mà mục đích là làm giảm tỷ lệ tử vong và bệnh tật ngay từ khi người phụ nữ còn mang thai, trong khi sinh và suốt trong thời kỳ hậu sản (sau đẻ 42 ngày).

Chìa khoá của làm mẹ an toàn là KHHGĐ, chăm sóc người mẹ trước, trong và sau khi sinh đồng thời đẩy mạnh công tác thông tin, giáo dục, truyền thông bao gồm tư vấn để cung cấp những kiến thức về SKSS đồng thời cũng giúp cho mọi người lựa chọn những giải pháp thích hợp với hoàn cảnh của mỗi cá nhân để góp phần làm giảm tử vong và bệnh tật cho mẹ và con.

Chúng ta đều biết và hiểu những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tử vong mẹ và hầu như tất cả các nguyên nhân đó đều có thể phòng tránh được dẫu rằng sự phòng ngừa những nguyên nhân đó còn gặp nhiều khó khăn. Nói chung các biện pháp chính bao gồm :

- Cải thiện dịch vụ KHHGĐ: các biện pháp tránh thai phải sẵn sàng, đa dạng, phong phú để cho khách tuỳ ý lựa chọn những biện pháp thích hợp, mặt khác dịch vụ KHHGĐ phải được đảm bảo được tính thuận tiện và phục vụ bất cứ khi nào, bất cứ ai mà có nhu cầu cần và phải được tư vấn thật chu đáo cho khách hàng. Vấn đề áp dụng các BPTT ngay sau khi sinh và nạo hút thai có những khác nhau về tâm sinh lý cũng như liên quan đến vấn đề nuôi con, vì vậy cần có sự linh hoạt để người phụ nữ dễ lựa chọn.

- Cải thiện sự chăm sóc trước sinh thật chu đáo mà cụ thể là đăng ký quản lý thai nghén để phát hiện những thai nghén có nguy cơ cao để điều trị kịp thời, xác định nơi sinh và chuyển tuyến kịp thời.

- Chăm sóc chu đáo trong và sau khi sinh để phát hiện và giải quyết kịp thời các biến chứng xảy ra khi chuyển dạ và sau khi sinh.

- Phải cải thiện tình trạng xã hội, kinh tế để nâng cao chất lượng đời sống cho người phụ nữ. Tất cả những cố gắng đó phải được thể hiện trong hệ thống chăm sóc sức khoẻ đặc biệt là ở cộng đồng.

Mục tiêu chiến lược của y tế cơ sở là dự phòng bao gồm cả dịch vụ KHHGĐ và đỡ đẻ sạch và an toàn. Cán bộ y tế cơ sở phải được đào tạo và đào tạo lại nhằm phục vụ mục tiêu là phát hiện sớm những nguy cơ dẫn đến tử vong mẹ, sự cần thiết phải đáp ứng kịp thời các dịch vụ KHHGĐ cho người sử dụng, chăm sóc trước sinh, trong và khi sinh.

Phải nhớ rằng một biến chứng sản khoa nếu không được phát hiện hoặc phát hiện muộn ở tuyến cơ sở hoặc là chậm trễ chuyển đến một cơ sở chăm sóc thích hợp có thể phải trả giá không chỉ riêng tính mạng của thai nhi mà có khi phải trả giá cả tính mạng của người mẹ.

Một số những nguyên nhân gián tiếp như các bệnh tim mạch, sốt rét, tình trạng sức khoẻ cho các bệnh mãn tính khác thì sự phòng tránh khó khăn hơn nhiều. Nhưng cũng có một loạt những nguyên nhân khác cần phải giải quyết đó là những yếu tố xã hội, kinh tế và môi trường.

Như vậy những biện pháp can thiệp nhằm giảm tử vong mẹ, không đơn lẻ mà phải phối hợp đồng bộ để giải quyết nhiều yếu tố. Riêng về mặt y tế có thể nêu một số những vấn đề sau:

4.1 Phòng ngừa có thai ngoài ý muốn.

- Trước hết là phải thực hiện tốt công tác KHHGĐ. Khi các dịch vụ KHHGĐ sẵn sàng, dễ dàng và thuận tiện sẽ góp phần khống chế được tỷ lệ thai ngoài ý muốn.

Những số liệu thu thập qua các nghiên cứu trong nước và thế giới trong những thập kỷ qua người ta nhận thấy rằng khi tỷ lệ chấp nhận các biện pháp KHHGĐ tăng thì tỷ lệ tử vong mẹ lập tức giảm xuống. Ví dụ tại tỉnh Malat của Bangladesh từ 1970 - 1980 khi các BPTT được sử

dụng tăng từ 8 - 48% đã làm giảm tử vong mẹ hàng năm là 2% đặc biệt là những nguyên nhân trực tiếp sản khoa và NHT không an toàn.

- Cải thiện dịch vụ KHHGĐ mà điều quan trọng là tư vấn để người sử dụng hiểu và thấy cần thiết phải áp dụng một trong những biện pháp KHHGĐ phù hợp với hoàn cảnh và bản thân của họ.

- Dịch vụ KHHGĐ phải được phổ biến rộng rãi, các biện pháp và phương tiện tránh thai phải sẵn sàng, đa dạng, thuận tiện ngay cả các biện pháp tránh thai khẩn cấp.

- Phải chú trọng đến những người ở tuổi thanh thiếu niên, bởi vì lớp người này có yêu cầu sinh hoạt tình dục cao nhưng thiếu kiến thức và hiểu biết cũng như kỹ năng sử dụng các biện pháp ngừa thai.

4.2 Thực hiện nạo hút thai an toàn.

Mặc dù NHT không an toàn có thể phòng tránh được, nhưng những tai biến của nó vẫn chiếm tới 13% tổng số tử vong mẹ trên thế giới (nghĩa là tử vong mẹ do NHT chiếm tới 1/8 tử vong mẹ). Châu Mỹ La Tinh và vùng biển Caribe có tỷ lệ NHT không an toàn cao nhất thế giới chiếm tới 20%.

Trước hết là tất cả những tai biến do NHT không an toàn đều có thể ngăn chặn được nếu thực hiện đúng những chỉ định và quy tắc vô khuẩn cũng như kỹ thuật.

Tất cả những tai biến do NHT không an toàn đều có thể khắc phục được nếu như được phát hiện sớm và xử trí kịp thời.

Chăm sóc sau NHT đã được nhấn mạnh tại Hội nghị thượng đỉnh về dân số và phát triển tại Cairo 1994 như là một chiến lược để làm giảm tử vong mẹ mà nội dung là sự lồng ghép của 3 vấn đề:

+ Xử trí cấp cứu tốt những biến chứng sảy thai không hoàn toàn hoặc là sót rau + Tư vấn và có sẵn các dịch vụ KHHGĐ ngay sau NHT để người sử dụng có thể dễ dàng lựa chọn và sử dụng ngay một BPTT phù hợp với hoàn cảnh của họ.

+ Những dụng cụ chăm sóc SKSS khác.

4.3. Chăm sóc trước sinh :

Chăm sóc chu đáo trong thời kỳ mang thai nghén là đăng ký quản lý thai nghén tốt trong khi mang thai cho đến khi chuyển dạ có tác động rất lớn đến sự an toàn của người mẹ mà mỗi thai kỳ phải khám thai ít nhất là 3 lần, bởi vì qua việc đăng ký quản lý thai nghén chúng ta có thể:

- Xác định sớm những nguy cơ, biến chứng có liên quan đến thai nghén.

- Giáo dục cho thai phụ vệ sinh và hiểu biết về thai nghén.

Nội dung chăm sóc trước sinh tuỳ thuộc vào các yêu cầu của từng nước và những dịch vụ khác nhau bao gồm: giáo dục, điều trị, những tình trạng bệnh lý hoặc biến chứng xảy ra trong thời kỳ có thai, sàng lọc những nguy cơ, hướng dẫn và xác định nơi thai phụ sinh để đảm bảo an toàn. Do vậy việc chăm sóc trước sinh có thể tóm tắt như sau:

+ Sàng lọc và điều trị thiếu máu: sốt rét, các bệnh nhiễm trùng qua đường tình dục.

+ Phát hiện và xử trí những biến chứng như thai bất thường, rối loạn huyết áp trong thời kỳ có thai, phù và tiền sản giật

- Giải thích những biến chứng có thể xảy ra và sẽ thường xảy ra khi nào và nếu xảy ra thì nên đến khám và xử trí ở đâu để đảm bảo độ an toàn, giảm thiểu tối đa tác hại của những biến chứng đó.

- Các yếu tố nêu trên không đứng riêng biệt mà là sự lồng ghép và liên quan chặt chẽ đến nhau. Vì vậy chăm sóc trước sinh phải được thực hiện một cách toàn diện và có hệ thống. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã khẳng định rằng chăm sóc tốt trước sinh chắc chắn làm giảm tỉ lệ tử vong mẹ có liên quan đến thai sản.

4.4 Xử trí sớm và thích hợp những biến chứng sản khoa là chìa khoá để làm giảm tử vong mẹ.

Có từ 43,7% đến 52,0% các trường hợp tử vong mẹ xảy ra tại nhà, tuy nhiên có đến 25,7%

trường hợp đã được điều trị tại các cơ sở y tế nhưng đến khi tìnhtrạng nặng mà tử vong không thể tránh khỏi mới xin về nhà. Nhưng cũng có một tỷ lệ cao các bà mẹ bị tử vong không được tiếp cận với các cơ sở y tế hiện đại. Có ba yếu tố chậm trễ góp phần làm tăng nguy cơ tử vong me :

-Chậm trễ trong việc phát hiện nguy cơ và tai biếnlà do chậm trong việc quyết định sử dụng dịch vụ chăm sóc và chậm đến cơ sở y tế (giai đoạn 1)

- Chậm trễ trong việc chuyển vậnlên cơ sở y tế thích hợp có khả năng giải quyết tốt nguy cơ là do chậm trễ trong việc tiếp cận với cơ sở y tế (ở xa hoặc không có cơ sở) cho nên chuyển tuyến muộn. Sự chậm trễ này liên quan trực tiếp đến các yếu tố tiếp cận dịch vụ, ảnh hưởng của gia đình, cộng đồng, phương tiện giao thông (giai đoạn 2)

- Chậm trễ trong việc chăm sóc và ra quyết định điều trịlà do chậm trễ trong việc tiếp nhận dịch vụ tại cơ sở y tế. Sự chậm trễ này liên quan đến cơ sở y tế trong việc ra quyết định xử trí vì vậy đã không có những xử trí kịp thời và thích hợp đã làm tăng các biến chứng hoặc là chậm sự can thiệp (giai đoạn 3).

- Tại tuyến cơ sở: các dịch vụ chăm sóc, xử trí những trường hợp hết sức thông thường và dễ dàng. Phát hiện các biến chứng và chuyển tuyến kịp thời.

- Tuyến huyện: Thực hiện được việc truyền máu và can thiệp các thủ thuật tối thiểu về sản khoa, đồng thời phải chuẩn bị tốt phương tiện để chuyển tuyến nếu vượt quá khả năng cũng như yêu cầu tuyến tỉnh chi viện kịp thời trong những trường hợp đặc biệt mà việc chuyển lên tuyến trên đe doạ trực tiếp đến tính mạng của bệnh nhân.

4.5. Kiến thức và kỹ năng của nữ hộ sinh là điều cốt tử trong làm mẹ an toàn.

Chăm sóc không tốt trước khi sinh có thể do nhiều yếu tố, nhưng vai trò người nữ hộ sinh hết sức quan trọng để đảm bảo làm mẹ an toàn, bởi vì những kiến thức và kinh nghiệm có sẵn của họ và nếu được thường xuyên được đào tạo lại nhằm mục đích nâng cao trình độ cũng như kĩ năng đẻ ngày càng được hoàn hảo để chăm sóc tốt trước sinh, thực hiện đỡ đẻ sạch, an toàn, phát hiện sớm mà bản

thân họ có thể xử trí những biến chứng của sản khoa, đặc biệt là chuyển tuyến đến các cơ sở chăm sóc thích hợp và kịp thời sẽ làm giảm được tỉ lệ tử vong mẹ. Hiện nay ở các nước thuộc thế giới thứ 3, chỉ có khoảng 55% các bà mẹ được những nữ hộ sinh có kỹ năng lành nghề chăm sóc trong khi đẻ. Nếu những sản phụ được chăm sóc bởi những nữ hộ sinh có tay nghề vững vàng mà phần lớn là đẻ tại nhà đã góp phần rất có ý nghĩa trong việc giảm tử vong mẹ.

4.6. Đào tạo bà đỡ vườn.

Trong thực tế những bà đỡ vườn chỉ có vai trò tích cực trong chăm sóc các bà mẹ khi sinh con ở nhà. Tuy nhiên phần lớn trong số họ chỉ dựa vào kinh nghiệm bản thân, vì vậy việc đào tạo để nâng cao kiến thức cho bà đỡ vườn hiện nay đang là một trong những nội dung chăm sóc sức khoẻ sinh sản tại cộng đồng đặc biệt là ở các nước thuộc thế giới thứ 3 và đã làm cho vai trò cũng như những hoạt động của bà đỡ vườn đã thay đổi nhiều.

Trong thực tế, ở nước ta, các bà đỡ vườn đã có một vai trò rất tích cực trong chăm sóc các sản phụ đẻ tại nhà đặc biệt là ở những vùng núi, vùng sâu vùng xa hoặc là vùng thiểu số mà một số phong tục, tập quán hoặc do địa lý ngăn cản hoặc hạn chế người phụ nữ đến với cán bộ y tế hoặc là các cơ sở y tế.

Tuy rằng bản thân bà đỡ vườn không thể ngăn cản được cái chết một khi biến chứng đã xảy ra, nhưng họ có thể đóng góp tích cực vào công tác LMAT. Đào tạo bà đỡ vườn về thực hành đỡ đẻ sạch, đúng kỹ thuật và an toàn, xử lý thích hợp cuộc chuyển dạ, phát hiện sớm những biến chứng, chuyển viện kịp thời sẽ góp phần cứu sống được nhiều bà mẹ và trẻ sơ sinh. Thực tế trong những năm qua, ở những địa phương mà các bà đỡ vườn được đào tạo chu đáovà được cung cấp gói đỡ đẻ sạch, họ đã xử trí tốt những trường hợp đẻ tại nhà, góp một phần không nhỏ trong vấn đề LMAT.

Tên bài: VÔ KHUẨN TRONG SẢN KHOA

Bài giảng: lý thuyết Thời gian giảng: 01 tiết Địa điểm giảng bài: giảng đường

Mục tiêu học tập:Sau khi học xong bài này, sinh viên phải

1. Nhắc lại các định nghĩa: vô khuẩn, khử khuẩn, tiệt khuẩn.

2. Nêu được một số đặc điểm sản khoa có liên quan đến vô khuẩn.

3. Mô tả được cơ chế lây nhiễm cho người bệnh.

4. Nêu đượccác phương pháp áp dụng cho thai phụ để đề phòng nhiễm khuẩn

5. Nêu được một số phương pháp áp dụng cho nhân viên y tế và dụng cụ để đề phòng nhiễm khuẩn.

Nội dung chính:

Vô khuẩn là toàn bộ các biện pháp, kỹ thuật nhằm bảo vệ cơ thể tránh khỏi mọi sự lây nhiễm của vi sinh vật gây bệnh như vi khuẩn, virus, nấm, đơn bào....

Khử khuẩn là những thao tác có kết quả tạm thời trong từng lúc cho phép loại trừ hay tiêu diệt hầu hết các vi sinh vật hay làm bất hoạt các virus, nhưng không diệt được nha bào.

Tiệt khuẩn là phương pháp nhằm tiêu diệt hoàn toàn các loại vi khuẩn kể cả nha bào và virus.

Hàng năm, trên toàn thế giới có trên 500000 bà mẹ mang thai bị tử vong vì các lý do khác nhau.

Nhiễm khuẩn là nguyên nhân đứng thứ hai trong số các nguyên nhân gây tử vong cho bà mẹ mang thai. Tình trạng nhiễm khuẩn lại càng xảy ra trầm trọng, nặng nề ở các nước còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế. Hơn nữa đây là một nguyên nhân tử vong có thể tránh được. Có rất nhiều trường hợp, chỉ vì thiếu sót nhỏ trong khâu vô khuẩn đã dẫn tới các tử vong đáng tiếc. Mặc dù có nhiều kháng sinh mới, rất tốt, nhưng công tác vô khuẩn ngày càng được chú ý, quan tâm. Có thể nói rằng đa số các trường hợp nhiễm khuẩn trong sản khoa là các bệnh lý do thầy thuốc gây nên. Vô khuẩn là một vấn đề rất cơ bản. Thực hiện vô khuẩn chính là thực hiện y học dự phòng. Đầu tư vào công tác vô khuẩn là mang lại lợi nhuận cao nhất. Vô khuẩn trong sản khoa có những đặc điểm riêng.

Một phần của tài liệu bài giảng sản khoa nxb y học 2005 nhiều tác giả 233 trang (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(233 trang)