Giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân mỗi năm thời kỳ 2001-2006, tăng 7,53%. Đây là tốc độ tăng khá cao vì sản xuất nông nghiệp với đối tượng là cây trồng, vật nuôi, phụ thuộc vào đất đai nên việc mở rộng quy mô diện tích là có giới hạn, mặt khác lại phụ thuộc lớn vào yếu tố thời tiết, khí hậu, giá cả, thị trường nên khó có bước phát triển đột biến được. Trên cơ sở phát huy thế mạnh cây công nghiệp dài ngày, đã hình thành những vùng chuyên canh tương đối tập trung về cây công nghiệp như cà phê, chè, vùng rau, hoa với quy mô lớn và chất lượng ngày càng được nâng cao, làm cơ sở cho phát triển công nghiệp chế biến. Ngành nông nghiệp có mức giá trị tăng thêm hàng năm 7,88%, là ngành thu hút lực lượng lao động khá lớn khoảng 63%.
a) Tình hình nông nghiệp
Đất nông nghiệp chiếm một tỉ lệ khá cao với diện tích 268.388 ha chủ yếu là chuyên dùng cho trồng các loại cây hàng năm và các loại cây lâu năm với mức phân bổ diện tích cho các loại cây trồng theo từng năm như sau:
Bảng 2.3. Diện Tích Đất Sản Xuất Nông Nghiệp Từng Năm Phân Theo Cây Trồng
ĐVT:Ha
Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006
Tăng bq /năm(%) 1. Cây hàng năm
Cây lương thực Cây thực phẩm Cây trồng khác 2. Cây lâu năm Tổng diện tích
88.681 54.572 27.611 6.498 165.685 254.366
91.762 56.392 29.535 5.835 167.296 259.019
93.884 56.421 30.778 6.685 168.359 262.243
97.134 56.923 32.719 7.492 171.257 268.388
98.151 57.230 35.444 5.477 174.338 272.489
2,57 1,20 6,45 0,00 1,28 1,74 Nguồn tin: Phòng trồng trọt sở NN&PTNT tỉnh Lâm Đồng 2007 Quy mô diện tích gieo trồng đối với cây hàng năm xu hướng tăng lên qua các năm do điều chỉnh cơ cấu mùa vụ, đẩy mạnh khai hoang phục hóa trên diện tích có khả năng nông nghiệp chưa sử dụng. Đến năm 2006, diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 98.247 ha, tăng 9.566 ha so năm 2002, quy mô diện tích cây hàng năm tăng liên tục trong 5 năm với mức tăng bình quân mỗi năm 2,5%. Diện tích cây thực phẩm tăng nhanh từ 27.611 ha năm 2000, tăng lên 35.444 ha năm 2006 bình quân mỗi năm tăng 6,45%, bình quân cây hàng năm tăng 2,57%; trong đó cây rau các loại và cây hoa tăng nhanh, riêng diện tích gieo trồng cây lương thực ổn định ở mức 50.000 đến 51.000 ha trong 5 năm .
Đối với cây lâu năm, thời kỳ 1996-2000, diện tích gieo trồng luôn luôn biến động theo chiều hướng ngày càng tăng do hiệu qủa sản xuất cao và giá trị mang lại lớn như cây cà phê, chè, điều... Nhưng thời kỳ 2001-2005, do giá cả một số nông sản giảm sút nên Chính phủ đã chủ trương là không mở rộng diện tích những cây trồng kém hiệu quả do cung đã vượt cầu như cà phê, hạt tiêu… đồng thời thực hiện chủ trương của tỉnh tập trung thâm canh các cây trồng dài ngày hiện có trên địa bàn tỉnh nên diện tích gieo trồng cây lâu năm tương đối ổn định ở mức 165.000 đến 170.000 ha. Tổng diện tích gieo trồng cây lâu năm năm 2006 đạt 174.388 ha, tăng 8.703 ha so với năm 2002, chủ yếu do tăng diện tích cây ăn qủa còn diện tích cây công nghiệp dài ngày tăng không đáng kể.
Tuy nhiên cây trồng chiếm diện tích lớn nhất vẫn là cây cà phê với diện tích là 118.821 ha. Cơ cấu tỉ trọng một số loại cây trồng chính theo diện tích được thể hiện dưới bảng 2.4
Bảng 2.4. Tỉ Trọng Cơ Cấu Diện Tích Phân Theo Cây Trồng
ĐVT: Ha
Đất sử dụng Diện tích Cơ cấu %
1. Cây hàng năm Cây lương thực Cây thực phẩm
Cây công nghiệp ngắn ngày Cây trồng khác
2. Cây lâu năm Cây cà phê Cây chè Cây Điều Cây Tiêu Cây Dâu Loại cây khác Tổng diện tích
98.151 55.361 35.444 3.086 4.260 174.338 118.821 25.739 13.005 349 6.597 9.827 272.489
36,02 20,32 13,01 1,13 1,56 63,98 43,61 9,47 4,77 0,13 2,42 3,61 100,00
Nguồn tin: Phòng trồng trọt sở NN&PTNT tỉnh Lâm Đồng Đất trồng cây lâu năm chiếm diện tích khá cao 63,98% trong tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp, trong đó chủ yếu là cây cà phê chiếm 43,61%. Diện tích cây trồng lương thực chiếm 20,36% với loại cây trồng chính là lúa và cây ngô. Trong cây hàng năm thì cơ cấu cây trồng chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng diện tích cây thực phẩm, giảm tỉ trọng cây lương thực.Đây cũng chính là một đặc điểm tốt cho phát triển ngành sản xuất phân bón hữu cơ, phục vụ tốt hơn cho ngành nông nghiệp tại khu vực đầy tiềm năng về sản xuất nông nghiệp như ở Lâm Đồng.
b) Tình hình về chăn nuôi
Trong những năm gần đây Song song với trồng trọt, chăn nuôi đàn gia súc, gia cầm cũng giữ mức ổn định, một số loại tăng mạnh và chiếm vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp như đàn bò sữa, đàn heo. Trong chăn nuôi, đàn trâu tăng chậm do diện tích chăn thả bị thu hẹp và việc thay thế dần sức kéo bằng máy móc cơ giới. Số lượng đàn vật nuôi được thể hiện dưới bảng 2.5 như sau:
Bảng 2.5. Số Lượng Đàn Vật Nuôi Qua Các Năm
Hạng
mục ĐVT 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tăng
BQ/năm Trâu con 14.161 14.460 16.236 17.002 17.756 16.806 3,64%
Bò con 41.525 41.581 54.802 68.367 93.012 107.807 21,73%
Bò sữa con 679 1.001 1.726 2.074 2.719 2.910 35,63%
Heo con 198.557 241.183 290.541 321.069 339.855 381.609 14,12%
Gia cầm 1000con 1.792 2.183 2.948 1.930 1.820 2.000 5,30%
Đàn dê con 4.560 4.562 5.045 9.230 13.412 16.625 32,57%
Nguồn tin: Chi cục thống kê tỉnh Lâm Đồng năm 2007 Qua số liệu thống kê thì số lượng đàn vật nuôi đều tăng liên tục qua các năm, đặc biệt là đàn bò sữa tăng bình quân là 35,63%/năm tăng cao nhất so với toàn đàn vật nuôi. Đàn heo phát triển ổn định, tăng đều qua các năm thời kỳ 2001-2006 do tình hình giá cả heo hơi trong các năm qua tương đối cao, trong lúc nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm từ gia cầm giảm do dịch cúm gia cầm bùng phát nên nông dân chú trọng đầu tư chăn nuôi heo, mặt khác các mô hình kinh tế trang trại ngày càng phát triển góp phần thúc đẩy sản xuất trong đó có chăn nuôi đàn heo, với số lượng 198.557 con năm 2001 đã tăng đến 381.609 con năm 2006. Với số lượng đàn vật nuôi tăng liên tục qua các năm đã góp phần rất lớn vào tăng trưởng kinh tế cho toàn tỉnh, sản phẩm phụ từ chăn nuôi tạo ra nguồn phân hữu cơ đáng kể phục vụ cho ngành trồng trọt, giảm bớt lượng phân vô cơ bón vào đất, tạo nên mối liên hệ khăng khít giữa chăn nuôi và trồng trọt.