Nội dung nghiên cứu 1. Khái niệm về phân bón

Một phần của tài liệu Khóa luận Phân tích tình hình sử dụng phân bón sinh hóa hữu cơ Komix của Công ty cổ phần Thiên sinh tại Lâm Đồng (Trang 30 - 36)

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Nội dung nghiên cứu 1. Khái niệm về phân bón

Phân bón là một hợp chất vô cơ hay hữu cơ tự nhiên hoặc tổng hợp được bón vào đất để cung ứng các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng của cây trồng, đồng thời duy trì độ phì nhiêu cho đất.

a) Khái niệm về phân vô cơ

Phân vô cơ hay còn gọi là phân hoá học, là loại phân mà thành phần cấu tạo nguyên tử của nó không có nguyên tố Cacbon, đây là loại phân mà trong công nghệ sản xuất thường có phản ứng hoá học xẩy ra. Phân bón vô cơ bao gồm các loại sau:

- Phân đơn: Là loại phân chứa một trong ba nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng là Đạm, lân hoặc Kali.

- Phân hổn hợp: Là loại phân mà trong thành phần cấu tạo có 2 nguyên tố đa lượng (N, P, K) trở lên. Các dạng phân hỗn hợp thường gặp là NPK, DAP…

- Phân khoáng: Là loại phân chứa các chất khoáng dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng như vôi, canxi, sắt…

b) Khái niệm về phân hữu cơ

Là phân bón mà trong thành phần cấu tạo của nó có chứa nguyên tố Cacbon.

Phân hữu cơ được xem như là một dạng phân hỗn hợp vì chúng chứa hầu hết các nguyên tố dinh dưỡng cho cây trồng. Tuy nhiên các chất dinh dưỡng này ở dạng hữu cơ, phải qua quá trình phân huỷ một thời gian lâu thì cây mới có thể hấp thụ được.

Phân hữu cơ bao gồm các loại sau:

- Phân chuồng, phân bắc hay còn gọi là phân hữu cơ truyền thống: Là phân của gia súc, gia cầm, hoặc phân người thải ra. Loại phân này muốn sử dụng thì phải qua quá trình ủ rất lâu, vì trong phân còn nhiều mầm bệnh như nấm, giun sáng, các loại hạt cỏ và nồng độ Cacbon cao, sẽ gây nguy hiểm cho người và môi trường nếu được bón vào đất.

- Phân hữu cơ vi sinh: Là sản phẩm được chế biến từ các nguyên liệu hữu cơ khác nhau nhằm cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, đồng thời cải tạo đất. Ngoài ra trong phân hữu cơ vi sinh còn có chứa một hay nhiều loại chuẩn sinh vật theo tiêu

chuẩn nhất định. Các vi sinh vật này sẽ phân huỷ các chất hữu cơ có trong đất, đồng thời cố định đạm cho cây.

- Phân sinh hoá hữu cơ: Là loại phân bón được chế tạo bằng cách phối trộn giữa nguyên liệu dạng bột và một số phân vô cơ chứa các nguyên tố đa lượng thích hợp (N, P, K) cộng với một loại men và một số hoạt chất để làm tăng độ hữu hiệu của phân bón, khi bón vào đất sẽ tạo điều kiện cho quá trình sinh học và làm tăng quá trình lí hoá trong đất.

- Phân sinh hoá hữu cơ (SHHC) Komix hay còn gọi tắt là phân Komix đó là một loại phân phức hợp hữu cơ được sản xuất trên căn bản chất nền đó là than bùn được xử lý hoạt hoá bằng men vi sinh được bổ sung và cân đối dinh dưỡng gồm các chất đa lượng (N, P,K) trung lượng (Ca, Mg, S, Si), vi lượng (Mn, Mo, B, Cu, Zn, Fe…) và chất cải tạo đất.

- Phân hữu cơ chế biến (HCCB) là bao gồm tất cả các loại phân bón hữu cơ được các công ty, xí nghiệp sản xuất ra. Sản phẩm được bày bán trên thị trường

3.1.2. Đặc tính của các loại phân a) Đặc tính của phân chuồng - Hàm lượng chất hữu cơ cao

- Đầy đủ chất dinh dưỡng với hàm lượng thấp

- Có khả năng cải tạo đất trực tiếp, bảo dưỡng đất bền vững cho canh tác lâu dài - Phát huy tác dụng chậm

- Chi phí vận chuyển cao - Dể gây ô nhiễm môi trường.

b) Đặc tính của phân hoá học

- Đầy đủ chất dinh dưỡng với hàm lượng cao - Không có chất hữu cơ

- Không có khả năng cải tạo đất trực tiếp - Phát huy tác dụng nhanh

- Chi phí vận chuyển thấp

c) Đặc tính của phân sinh hoá hữu cơ Komix

Phân sinh hoá hữu cơ là phân bón sử dụng quá trình lên men vi sinh vật để hoạt hoá than bùn (hoặc rác thải) rồi phối trộn với các loại phân hoá học (N, P2O5, K2O,S),

các nguyên tố trung lượng, vi lượng, cùng các chất giữ ẩm, các chất điều hoà kích thích tăng trưởng cây trồng. Các loại phân hữu cơ là nguồn cung cấp tăng cường lượng chất hữu cơ trong đất, giúp gia tăng lượng mùn, cải thiện kết cấu và thấm nước của đất. Do vậy phân SHHC Komix có đặc tính

- Dưỡng cây điều tiết tăng trưởng thực vật

- Tiết kiệm phân bón, hạn chế sau bênh, tăng hiệu quả kinh tế - Tăng năng suất, chống chịu hạn

- Cải tạo độ phì và các tính chất vật lý của đất

- Không chứa các chất hocmôn, không độc hại cho người, gia súc và cây trồng - Không gây ô nhiểm môi trường

- Sử dụng dể dàng và an toàn

3.1.3. Tác dụng của phân bón vô cơ và phân bón hữu cơ đối với cây trồng a) Tác dụng của phân bón vô cơ

Làm cho cây trồng bộc phát mạnh mẽ nhưng không duy trì hiệu quả được lâu.

Ngoài ra, chúng còn để lại những tồn dư dưới dạng muối trong đất gây nên các hậu quả như: Ngăn cản cây trồng hấp thu những dưỡng chất cần thiết, tiêu diệt các vi sinh vật hữu ích cần thiết cho cây trồng. Phân hữu cơ có thể gây nguy hiểm và độc hại cho con người và môi trường sống.

Phân vô cơ có thể làm cây trồng dễ mẫn cảm với các loại bệnh hơn qua việc giết chết các vi sinh vật trong đất mà các vi sinh vật này bảo vệ cây trồng khỏi bị các chứng bệnh hại cây trồng. Nhiều loại bệnh cho cây trồng được khống chế bởi các vi sinh vật phát triển quanh vùng rễ cây. Hiện tượng thiếu các vi sinh vật này và một số vi lượng cần thiết là khá phổ biến ở các vùng đất thường xuyên được bón phân hoá học và sự thiếu các vi lượng thiết yếu này lại là lý do để sử dụng thêm phân hoá học.

Kết quả là hệ thống rễ cây bị bó lại vì quá nhiều một loại nguyên tố nào đó mà không thể hấp thu các nguyên tố cần thiết khác, do đó làm cho cây bị yếu đi vì mất cân đối dinh dưỡng và rất dễ bị các loại bệnh tấn công.

Phân vô cơ ngăn cản sự hấp thu các dưỡng chất cần thiết quanh vùng lông hút của rễ cây, kéo đất từ mùn hữu cơ chuyển hầu hết các chất kháng từ dung dịch đất sang hệ thống rễ cây và đi vào cây trồng

Phân hoá học giết chết các tập đoàn vi sinh vật, khi phân hoá học được sử dụng năm này qua năm khác, các acid được tạo thành sẽ phá huỹ các chất mùn hữu cơ phì nhiêu được tạo ra từ sự phân rã của cơ thể sinh vật đất đã chết. Các chất mùn này có tính năng liên kết các hạt đá li ti với nhau tạo nên sự phì nhiêu của đất canh tác. Trên bề mặt của các vùng đất canh tác thường bón phân hoá học, các hạt đá không có keo mùn hữu cơ liên kết lại tạo thành một lớp rắn, ít hay nhiều không thấm nước, lớp rắn trên bề mặt này làm cho nước mưa hoặc nước tưới không thấm xuống đất được mà chảy ra các ao hồ hoặc sông suối. Như vậy lớp chất rắn bề mặt này đã ngăn cản không cho nước thấm xuống, đồng thời cũng không cho nước ở dưới ngấm lên để thoát hơi nước.

b) Tác dụng của phân hữu cơ

Phân hữu cơ có thể cung cấp trực tiếp chất dinh dưỡng cho cây trồng, làm tăng năng suất và di trì sức sống cho cây trồng. Tuy nhiên, quá trình phân huỹ chất hữu cơ nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng xảy ra trong một thời gian nhất định và thường kéo dài khá lâu vì thế khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng cũng kéo dài và liên tục. Ngoài ra, sau khi phân giải trong đất, chất hữu cơ sẽ sinh ra một chất gọi là keo mùn. Trong đất, keo mùn này có tác dụng liên kết các hạt đất lại biến thành một kết cấu vững bền, nhờ đó làm tăng khả năng giữ nước và giữ các chất màu có trong đất làm cho đất tươi xốp và thoát khí. Đặc biệt bón phân hữu cơ còn làm tăng số lượng và cường độ hoạt động các vi sinh vật trong đất góp phần làm tăng thêm hàm lượng các chất dinh dưỡng dễ tiêu cho cây trồng. Tuy nhiên, phân hữu cơ nếu không được xử lý kỹ có thể là nguồn gây ô nhiễm môi trường do trong phân có nhiều trứng giun (nhất là phân chuồng và các loại phân bắc).

3.1.4. Khái niệm về thị trường và các vấn đề có liên quan đến thị trường a) Khái niệm liên quan đến thị trường

- Khái niệm thị trường: Thị trường là toàn bộ những quan hệ kinh tế hình thành trong lĩnh vực lưu thông, trao đổi, tiêu thụ, là quá trình chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá hay thoã mãn dịch vụ. Nói cách khác thị trường là nơi những người bán và những người mua trao đổi hàng hoá và dịch vụ.

- Khái niệm về sản phẩm và giá cả: Sản phẩm là những hàng hoá hay dịch vụ làm thoã mãn nhu cầu khách hàng và thực hiện mục tiêu kiếm lời cho doanh nghiệp.

Nói cách khác, sản phẩm là bất cứ thứ gì cho thị trường chú ý, đồng tình, có thể thoã mãn nhu cầu hay ước muốn.

Giá cả của một sản phẩm hay dịch vụ là số tiền mà người bán dự tính sẽ nhận được từ người mua để đổi lại người mua quyền sở hữu để sử dụng sản phẩm hay dịch vụ đó.

b) Ý nghĩa và mục đích của nghiên cứu thị trường

Tìm hiểu thị trường chủ yếu quan tâm đến việc tìm nơi chốn, tầm cỡ và nhiều đặc tính của thị trường hiện tại và tương lai như thế nào, xác định giá cả, số lượng sản phẩm sản xuất và sức cạnh tranh.

Nghiên cứu thị trường nhằm xác định cơ may kinh doanh, xác định thị trường có triển vọng tốt đối với sản phẩm của Công ty, khả năng tiêu thụ sản phẩm đó trên thị trường và từ đó có những chiến lược kinh doanh phù hợp làm tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm của Công ty đối với các đối thủ cạnh tranh của Công ty.

c) Phân loại thị trường

Để hiểu rừ cỏc loại thị trường nhằm phục vụ cho cỏc hoạt động marketing cú hiệu quả cần phải tiến hành quân loại thị trường. Có nhiều cách phân loại thị trường

- Theo mối quan hệ không gian địa lý (thị trường trong nước và thị trường nước ngoài, thị trường miền Nam, thị trường miền Bắc, thị trường thành thị và thị trường nông thôn…)

- Theo đối tượng mua bán (thị trường tư liệu sản xuất và thị trường hàng tiêu dùng).

- Thị trường theo khả năng tiêu thụ sản phẩm (thị trường hiện tại, thị trường tiềm năng).

d) Phân khúc thị trường

Phân khúc thị trường là phân loại thị trường ra theo những tiêu thức khác nhau nhằm phục vụ tốt hơn cho từng thị trường tiêu thụ sản phẩm Của công ty. Trong phân khúc thị trường, các tiêu thức có thể chọn lựa như loại cây trồng, tập quán sử dụng, trình độ văn hoá, sở thích, vùng địa lý, dân số, giới tính, độ tuổi…

Thực hiện phân khúc thị trường đúng đắn sẽ giúp cho các doanh nghiệp có các chiến lược, chiến thuật phù hợp với mục tiêu đề ra của doanh nghiệp.

3.1.5. Khái niệm về tiêu thụ

a) Khái niệm

Tiêu thụ là khâu cuối cùng và cũng là khâu quan trọng nhất của hoạt động sản xuất kinh doanh. Qua tiêu thụ, doanh nghiệp không chỉ thu hồi được những chi phí vật chất trong quá trình sản xuất kinh doanh mà còn tích lỹ để tái sản xuất, mở rộng quy mô sản xuất. Vì thế, khi khâu tiêu thụ không được làm tốt thì gây cản trở cho quá trình sản xuất. Do vậy, khâu tiêu thụ rất được nhà sản xuất coi trọng.

b) Tầm quan trọng của việc nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty

Trong nền kinh tế thị trường đầy sôi động và cạnh tranh quyết liệt, một Công ty muốn đứng vững và phát triển mạnh trên thị trường thì điều kiện tiên quyết là doanh nghiệp phải tiêu thụ được những sản phẩm của mình nhằm tạo điều kiện cho quá trình sản xuất kinh doanh xảy ra liên tục và đều đặn, phát huy năng lực sản xuất kinh doanh của Công ty.

3.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ sản phẩm.

a) Yếu tố về cầu

Yếu tố này quan trọng bậc nhất trong việc tiêu thụ sản phẩm. Thông tin tốt về nhu cầu sẽ giúp các Công ty xác định được nhu cầu của khách hàng về sản phẩm, từ đó xác định được giá bán và chiến lược phát triển để làm sao nâng cao được sản lượng tiêu thụ và nâng cao được lợi nhuận. Phân Komix đã xuất hiện rất lâu, người nông dân đã biết nhiều đến sản phẩm của Công ty. Tuy nhiên, nhu cầu của phân Komix đối với nông dân còn tỳ thuộc vào nhận thức, kinh nghiệm sử dụng, sở thích, văn hoá, tập quán, chất lượng, giá cả, thu nhập, chế độ canh tác, vị trí địa lý, thời tiết khí hậu,…

b) Quan hệ cung cầu và giá cả

Quan hệ cung cầu xác định được giá cả trên thị trường, theo qui luật cung lớn hơn cầu thì giá sẽ giảm và ngược lại.

c) Giá thành sản phẩm.

Chi phí sản xuất sẽ liên quan đến giá thành, từ đó ảnh hưởng đến giá bán d) Chất lượng sản phẩm

Ảnh hưởng lớn đến quá trình tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Chất lượng sản phẩm bao gồm hàm lượng chất dinh dưỡng, độ ẩm, độc tố, mùi…Nâng cao chất lượng

sản phẩm sẽ dễ dàng hơn trong quá trình tiêu thụ sản phẩm và khả năng mở rộng thị trường.

e) Dịch vụ sản phẩm

Đây là yếu tố ảnh hưởng đến uy tín, và thương hiệu của Công ty nếu không được chú trọng đúng đắn. Dịch vụ bao gồm các phương thức phân phối, phương thức thanh toán, phương thức giao nhận, chiến lược quãng cáo, khuyến mãi, và khuyến nông.

Một phần của tài liệu Khóa luận Phân tích tình hình sử dụng phân bón sinh hóa hữu cơ Komix của Công ty cổ phần Thiên sinh tại Lâm Đồng (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w