Kết quả điều tra tại khu vực

Một phần của tài liệu Khóa luận Phân tích tình hình sử dụng phân bón sinh hóa hữu cơ Komix của Công ty cổ phần Thiên sinh tại Lâm Đồng (Trang 38 - 44)

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Kết quả điều tra tại khu vực

4.1.1. Tình hình thu nhập và đất canh tác a) Tình hình thu nhập

Trong sản xuất nông nghiệp thu nhập của người nông dân luôn thay đổi bấp bênh theo từng mùa vụ, và phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết khí hậu. Theo điều tra thì nguồn thu nhập chủ yếu của nông dân là dựa vào sản xuất nông nghiệp là chính. Mức thu nhập của các hộ được thể hiện dưới bảng 4.1 sau:

Bảng 4.1. Mức Thu Nhập của Hộ Điều Tra Mức thu nhập

(triệu đồng/năm/hộ) Số hộ

(hộ) Tỉ lệ %

(hộ/tổng số hộ) Từ 0 – 20 triệu

Từ 20 – 40 triệu Từ 40 – 60 triệu Từ 60 – 80 triệu Từ 80 – 100 triệu Từ 100 – 120 triệu Từ 120 – 140 triệu Trên 140 triệu Tổng cộng

18 34 25 13 11 3 5 16 125

14,40 27,20 20,00 10,40 8,80 2,40 4,00 12,80 100,00

Nguồn tin: Kết quả điều tra Nhìn chung mức thu nhập của nông dân ở địa phương phần lớn là trong khoảng từ 20 – 60 triệu/năm (chiếm khoảng 47,20%). Tỉ lệ này chiếm khá cao, mức thu nhập trung bình của nông dân theo tính toán là vào khoảng 74,98 triệu/hộ/năm. Đây là mức thu nhập khá cao, mức thu nhập này chỉ trừ đi chi phí phân bón thuốc bảo vệ thực vật và công thuê ngoài, chi phí công nhà không tính vào nên nhìn chung mức thu nhập khá cao cho một nông dân. Sự chênh lệch trong các mức thu nhập của nông dân là không đồng đều, nguyên nhân chính đó chính là việc sở hữu về diện tích cây trồng khá cao và kinh nghiệm về sản xuất nông nghiệp lâu năm. Hộ có diện tích nông nghiệp cao thì mức thu nhập cũng cao hơn. Mức thu nhập trên 60 triệu/hộ/năm chiếm tỉ lệ khá cao (38,40%), và mức thu nhập cao nhất theo kết quả điều tra là 600 triệu/năm.

b) Diện tích đất canh tác

Đất canh tác ở Lâm Đồng chủ yếu là đất feralit đỏ vàng, phù hợp với các loại cây công nghiệp và các loại rau màu, diện tích đất đa phần đều phân bổ trên các đồi núi dốc nên rất khó khăn trong việc tưới tiêu, chủ yếu chỉ dựa vào lượng mưa của thiên nhiên. Nếu ta chia diện tích đất theo khoảng 0,5 ha thì ta được bảng sau.

Bảng 4.2. Diện Tích Đất Canh Tác của Hộ Nông Dân

Đơn vị diện tích ha/hộ

Số hộ (hộ)

Tỷ lệ % (Số hộ/tổng số hộ) Từ 0 đến < 0,5 ha

Từ 0,5 đến < 1 ha Từ 1 đến < 1,5 ha Từ 1,5 đến < 2 ha Từ 2 đến < 2,5 ha Trên 2,5 ha Tổng

12 28 32 16 20 17 125

9,60 22,40 25,60 12,80 16,00 13,67 100,00

Nguồn tin: Kết quả điều tra Diện tích đất canh tác của nông dân tại tỉnh phổ biến nhiều nhất là từ 1 đến 1,5 ha/hộ chiếm nhiều nhất với 25,60 %, mức phân bổ diện tích đất trung bình cho một hộ là 1,56 ha/hộ. Với mức diện tích trung bình như vậy chứng tỏ người dân tại địa phương có một diện tích để canh tác, sản xuất là khá rộng, và chỉ với thông số về diện tích thì ta cũng có thể dự đoán nhu cầu phân hữu cơ để bón sẽ rất lớn. Theo phỏng vấn của người dân địa phương ở đây thì đất dùng cho sản xuất nông nghiệp đã lâu năm, việc bón phân vô cơ quá nhiều nên đã làm cho đất ngày càng bị chai cứng, cây trồng khó phát triển được. Đa phần đất canh tác là của nhà tự có, ít có hộ thuê đất để sản xuất, nên việc đầu tư cho phân bón hữu cơ là rất cần thiết và sẽ có ý nghĩa trong dài hạn. Quan sát bảng phân phối diện tích đất canh tác, thì rỏ ràng sự khác biệt về mức sở hữu đất của các hộ nông dân là đáng kể, người có diện tích đất canh tác trên 2 ha chiếm 29,67% nhiều hơn rất nhiều so với số người có diện tích đất canh tác dưới 0,5 ha, số người có diện tích đất trên 2,5 ha chiếm 13,6% cho thấy mức sở hữu về diện tích canh tác là khác nhau. Đây là một phần lí do trong giải thích sự khác biệt về thu nhập của các hộ nông dân.

4.1.2. Giới tính và trình độ học vấn a) Giới tính của các hộ điều tra Bảng 4.3. Giới Tính của Các Hộ Điều Tra

Giới tính Số hộ

(hộ) Tỉ lệ %

(hộ/số hộ) Nam

Nữ Tổng

95 30 125

76,00 24,00 100,00

Nguồn tin: Kết quả điều tra

Cơ cấu nam giới là chủ hộ chiếm tỉ lệ cao hơn hẳn với 76%. Đây cũng chính là đều hiển nhiên vì trong thời đại này người nam giới luôn chiếm vị trí trụ cột trong gia đình, do đặc tính trong sản xuất nông nghiệp là phải làm việc ngoài trời chịu được nắng mưa chính vì vậy mà người nam giới luôn đóng vai trò quan trọng. Theo tìm hiểu thì nam giới trong gia đình là người quyết định mọi thứ, bao gồm bón các loại phân bón nào cho cây trồng, bón vào thời điểm nào phần lớn họ cũng chính là người trực tiếp bón phân cho cây, trong khi phụ nữ thì chỉ góp công nhiều trong thu hoạch, làm cỏ, và một ít công tác bón phân, phun thuốc, chăm sóc cây trồng.

b) Trình độ học vấn

Trình độ học vấn có ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức của nông dân về tầm quan trọng của phân hữu cơ. Nông dân nếu có nhận thức nhất định thì sẽ biết cách thu thập thông tin cho những quyết định đúng đắn. Trình độ học vấn ảnh hưởng rất lớn đến quá trình lựa chọn loại phân hữu cơ để đưa vào sản xuất cũng như kết quả thu nhập của nông dân. Kết quả điều tra ở các vùng nghiên cứu được tổng hợp qua bảng 4.4 sau:

Bảng 4.4. Trình Độ Học Vấn của Hộ Điều Tra Trình độ học vấn Số hộ (hộ) Tỉ lệ % (hộ/tổng số hộ) Cấp 1

Cấp 2 Cấp 3 Trung học

Cao Đẳng/Đại học Tổng cộng

23 67 29 2 4 125

18,40 53,60 23,20 1,60 3,20 100,00

Nguồn tin: Kết quả điều tra Mức học vấn phổ biến nhất vẫn là trình độ cấp 2 với mức chiếm đáng kể là 53,60% trong khi trình độ cấp 3 là 23,20%. Với mức phân bổ trình độ học vấn của mẫu điều tra như trên thì chứng tỏ việc học của người dân vẫn chưa được quan tâm nhiều, đây cũng chính là một hạn chế trong việc tiếp thu các kiến thức trồng trọt, các hội nghị do các công ty phân bón tổ chức từ đó làm cho năng suất cây trồng không được nâng cao.

4.1.3. Tình hình tham gia tập huấn khuyến nông

Công tác khuyến nông là một vấn đề có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất nông nghiệp của nông dân, kết quả điều tra về tình hình tham gia khuyến nông ở vùng nghiên cứu được tổng hợp qua bảng 4.5 sau:

Bảng 4.5. Tình Hình Tham Gia Tập Huấn Khuyến Nông

ĐVT:Lần/năm

Số lần tập huấn Số hộ

(hộ)

Tỉ lệ % (số hộ/tổng số hộ) Không tham gia

Có tham gia

Từ 1 đến < 3 lần Từ 3 đến < 5 lần Từ 5 đến < 7 lần Từ 7 trở lên Tổng cộng

58 67 47 12 5 3 125

46,40 53,60 37,60 9,60 4,00 2,40 100,00

Nguồn tin: Điều tra tổng hợp Rừ ràng số lần tham gia cỏc tổ chức khuyến nụng của nụng dõn là cũn quỏ ớt, cú đến tới 46,40% nông dân được phỏng vấn là không tham gia hoạt động khuyến nông.

Số còn lại thì số lượng tham gia các lớp tập huấn khuyến nông trong 1 năm chỉ vào khoảng 1 – 2 lần là 37,6% hộ, số hộ tham gia khuyến nông từ 7 lần trở lên chiếm 2,4%

chủ yếu là những người trưởng hội nông dân. Thực tế hội nông dân là một kênh phân phối rất hiệu quả cho bất cứ sản phẩm phân bón nào nhưng việc tham gia các lớp tập huấn khuyến nông của nông dân tại khu vực còn rất hạn chế đây cũng chình là một trở ngại đáng kể tại khu vực có nền phát triển nông nghiệp rất lớn như ở tỉnh Lâm Đồng.

Hoạt động khuyến nông nó phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức và khả năng tuyên truyền, vận động của các tổ chức đoàn thể tại địa phương.

4.1.4. Tình hình sản xuất nông nghiệp

Tuỳ theo đặc điểm tự nhiên của từng vùng mà nông dân lựa chọn cho mình một loại cây trồng thích hợp, trong tất cả các loại cây công nghiệp thì cà phê là loại cây trồng đêm lại năng suất rất cao nhất. Tỉ trọng một số loại cây trồng được thể hiện như sau:

Bảng 4.6. Các Loại Cây Trồng Chủ Yếu của Hộ Điều tra

Loại cây trồng Số hộ Tỉ trọng %

Cà phê 70 46,98

Chè 25 16,78

Rau, màu 39 26,17

Dâu 4 2,68

Cà Chua 4 2,68

Atiso 4 2,68

cây trồng khác 3 2,01

Nguồn tin: Kết quả điều tra Qua bảng phân phối trên thì cà phê là loại cây chiếm tỉ trọng cao nhất trong mẫu điều tra với tỉ lệ 46,98% trong tổng số cây trồng của các hộ, các loại cây trồng khác như rau màu, chè, dâu chiếm tỉ lệ ở các vị trí giảm dần. Sở dĩ cà phê là cây trồng chiếm tỉ lệ cao nhất bởi vì như khu vực như Bảo Lộc, Di Linh thì địa hình có nhiều đồi dốc và nguồn nước tưới chủ yếu chỉ dựa vào thời tiết nên thích hợp với cây cà phê, mặc khác giá cà phê trong thời gian này tương đối cao nên nông dân rất chú trọng đến việc đầu tư phân bón để thu được năng suất cao. Qua số mẫu điều tra thì đa phần thu nhập của nông dân trồng cà phê là rất cao.

4.1.5. Kinh nghiệm sản xuất của các hộ nông dân

Qua khảo sát thu thập số năm kinh nghiệm của nông hộ được xác định từ lúc mới bắt đầu sản xuất nông nghiệp cho đến thời điểm điều tra. Số năm kinh nghiệm sản xuất của các hộ điều tra được phân theo từng nhốm tăng lên trong 5 năm thể hiện dưới bảng 4.7 như sau:

Bảng 4.7. Số Năm Kinh Nghiệm Sản Xuất của Nông Dân

Năm Số hộ Tỉ lệ %

Từ 1 đến > 10 năm 17 13,60

Từ 10 đến > 15 năm 60 48,00

Từ 15 đến > 20 năm 19 15,20

Từ 20 đến > 25 năm 22 17,60

Từ 25 đến > 30 năm 5 4,00

Từ 30 năm trở lên 2 1,60

Tổng 125 100,00

Nguồn tin: Kết quả điều tra Kinh nghiệm sản xuất là một nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến năng suất của cây trồng, số năm kinh nghiệm từ 10 đến nhỏ hơn 15 năm chiếm vị trí cao nhất với tỉ lệ 48%, số năm kinh nghiệm từ 20 – 25 chiếm tỉ lệ 17,6 %. Số năm kinh nghiệm sản xuất của các hộ điều tra là tương đối cao, số năm sản xuất càng cao thì nông dân càng có được nhiều kinh nghiệm trong việc xử lý các sâu bệnh hại cây trồng, cũng như cách chăm sóc và bón phân. Người có kinh nghiệm trong sản xuất sẽ chọn cho mình những

loại phân bón sử dụng cho cây trồng có chất lượng cao, họ sẽ đánh giá đúng chất lượng của từng loại phân. Vì vậy yếu tố quan trọng trong sản xuất nông nghiệp đấy chính là sự đúc kết từ nhiều năm kinh nghiệm để lựa chọn cho mình những loại phân bón phù hợp nhất cho cây trồng.

Một phần của tài liệu Khóa luận Phân tích tình hình sử dụng phân bón sinh hóa hữu cơ Komix của Công ty cổ phần Thiên sinh tại Lâm Đồng (Trang 38 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w