KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Xây dựng mô hình
4.1.2. Mô tả phương pháp ước lượng, các biến số và dữ liệu 1. Phương pháp ước lượng
Mô hình sử dụng phương pháp Bình phương tối thiểu hai giai đoạn (TSLS) để ước lượng các phương trình hành vi (Xem Chương 2). Đây là phương pháp phổ biến dùng để ước lượng các phương trình đồng thời trong một hệ phương trình. Toàn bộ quá trình ước lượng và thử nghiệm chính sách đều được thực hiện trên phần mềm kinh tế lượng Eviews 4.1
Đề tài áp dụng cách tiếp cận mô hình hóa “Từ Tổng Quát đến Đơn Giản”
hay còn gọi là phương pháp Hendry/LSE. Theo đó, mô hình bắt đầu với hình thức tổng quát động bao gồm nhiều biến số và độ trễ. Sau đó, mô hình được đơn giản hóa dựa trên dữ liệu. Thông qua kiểm định t và kiểm định độ thích hợp tổng
quát của mô hình, những biến nào có hệ số có ý nghĩa thấp nhất sẽ được loại bỏ dần dần. Cách tiếp cận này cho kết quả là mô hình có đặc trưng xúc tích hơn, dễ hiểu hơn và làm tăng độ chính xác, độ tin cậy của các hệ số ước lượng và các trị thống kê kiểm định.
4.1.2.2. Mô tả biến số và dữ liệu
Phần lớn các biến số trong mô hình tổng quát đầu tiên được thể hiện ở dạng log. Mô hình log-log có những ưu điểm như:
-Thứ nhất, các phương trình kinh tế thường không ở dạng tuyến tính (Fair, 2006); các biến số ở dạng log thường giúp chuyển hoá dữ liệu tốt hơn, và như vậy tạo nên đặc trưng mô hình tốt hơn (mô hình có dạng hàm số phù hợp hơn).
- Thứ hai, trong mô hình log-log, các hệ số ước lượng cho ta ngay kết quả của hệ số co giãn, bởi có thể chứng minh bằng toán học rằng các hệ số ước lượng trong mô hình log-log cũng chính là các hệ số co giãn (Xem Phụ lục 8).
Ngoài ra, các biến nội sinh trong mô hình tổng quát còn được giải thích theo biến trễ của chính nó và có thể có các biến giải thích trễ. Lý do các biến trễ được đưa vào mô hình là vì các biến số kinh tế thường có tác dụng trễ sau một hoặc một số thời đoạn nào đó (Fair, 2006).
Thành phần hằng số cũng được thêm vào các phương trình. Việc ép đường hồi quy đi qua gốc tọa độ có thể khiến mô hình bị đặc trưng sai. Thành phần hằng số cùng với sai số là đại diện cho các biến giải thích khác không được đưa vào mô hình.
Mô hình sử dụng dữ liệu hàng năm giai đoạn 1986-2004, thu thập từ nhiều nguồn thứ cấp khác nhau, bao gồm: Tổng cục thống kê (GSO), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Cơ quan thống kê Liên hiệp quốc (UNSD). Các chuỗi dữ liệu phần lớn được tính theo giá so sánh năm 1994 nhằm loại bỏ sự biến động giá ra khỏi dữ liệu, và như vậy các chuỗi kinh tế đều được thể hiện ở giá trị thực. Điều này góp phần trong việc khảo sát đúng bản chất của các biến số kinh tế.
Mô hình tổng quát Các phương trình hành vi
•log(CONS) = f {log(Yd), INTRATE_3M, log(CONS(-1)}...(1)
•log(INVEST) = f {log(GDP), log(INTRATE_SHORT), log(INVEST(-1)}...(2)
•log(EXPO/PEX)
= f {log(WGDP), log(EXRATE), log(TARIFF), log(EXPO(-1)/PEX(-1)) }...(3)
•log(IMPO/PIM)
=f{log(CONS+INVEST+GOV),log(EXRATE),log(TARIFF),log(IMPO(-1)/PIM(-1))}...(4) Các phương trình định nghĩa
•GDP = CONS + INVEST + GOV + EXPO – IMPO...(5)
•Yd = GDP – TAX...(6)
•EXRATE = EXRATE_N * WCPI/CPI...(7)
Giải thích các biến số
Bảng 2: Ý Nghĩa Ký Hiệu Các Biến Số
Ký hiệu Ý nghĩa ĐVT Mô tả Nguồn Dấu kỳ vọng
Phương trình (1)
CONS Tiêu dùng cuối cùng
của hộ gia đình Tỷ đồng Giá so sánh 1994 GSO, ADB Biến phụ thuộc Yd (a) Thu nhập khả dụng Tỷ đồng Giá so sánh 1994 Tính toán +
INTRATE_3M Lãi suất tiền gửi 3 tháng, danh nghĩa
% Cuối thời đoạn, tính cho cả năm
IMF, ADB -
Phương trình (2)
INVEST Đầu tư Tỷ đồng Giá so sánh 1994 GSO, ADB Biến phụ thuộc
GDP Sản lượng trong nước Tỷ đồng Giá so sánh 1994 GSO, ADB +
INTRATE_SHORT Lãi suất cho vay ngắn hạn, danh nghĩa
% Cuối thời đoạn, tính cho cả năm
IMF, ADB -
Phương trình (3)
EXPO Xuất khẩu Tỷ đồng Giá so sánh 1994 GSO, ADB Biến phụ thuộc
PEX Chỉ số giá xuất khẩu % Năm trước=100 GSO
WGDP (b) Cầu thế giới Triệu USD Đại diện bằng sản lượng của 10 nước mà VN xuất khẩu nhiều nhất
UNSD
+
EXRATE Tỷ giá hối đoái thực đồng/USD Tỷ giá trung bình
cả năm ADB, IMF +
40
Bảng 2 (tiếp theo)
Ký hiệu Ý nghĩa ĐVT Mô tả Nguồn Dấu kỳ vọng
Phương trình (4)
IPMO (c) Nhập khẩu Tỷ đồng Giá so sánh 1994 GSO, ADB Biến phụ thuộc
PIM Chỉ số giá nhập khẩu % Năm trước=100 GSO
GOV Chi tiêu chính phủ Tỷ đồng Giá so sánh 1994 GSO, ADB +
EXRATE Tỷ giá hối đoái thực đồng/USD Tỷ giá trung bình
cả năm ADB, IMF -
TARIFF Thuế xuất nhập khẩu Tỷ đồng GSO, IMF -
Các phương trình định nghĩa
EXRATE_N Tỷ giá hối đoái DN đồng/USD ADB, IMF
TAX Thuế Tỷ đồng Giá so sánh 1994 GSO, ADB
WCPI Chỉ số giá tiêu dùng nước ngoài
% Năm 1994=100,
đại diện bằng CPI của Mỹ
UNSD
Ghi chú:
(a): Thu nhập khả dụng=Thu nhập-Thuế ròng. Đề tài giả định phần chi chuyển nhượng của chính phủ chiếm tỷ trọng không đáng kể so với Thuế. Do đó, Thuế (biến TAX) được dùng làm đại diện cho Thuế ròng.
(b): Theo GSO, 10 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam là: Nhật Bản, Xingapo, Trung Quốc, Australia, Đài Loan, Đức, Mỹ, Indonesia, Philippin, Anh.
(c): Nhập khẩu phụ thuộc vào cầu trong nước; ở đây, cầu trong nước được đại diện bằng Tổng của Tiêu dùng hộ gia đình, Đầu tư và Chi tiêu chính phủ.