Khi đó, thu nhập khả dụng của người dân sẽ giảm 5%. Thu nhập khả dụng giảm kéo theo tiêu dùng cũng giảm, và % mức giảm này là:
% ∆CONS = -5% * 0.8035 = - 4.0175%
Đến lượt nó, tiêu dùng giảm sẽ tác động cùng chiều lên sản lượng theo số nhân tổng cầu. Kết quả là sản lượng giảm như sau:
% ∆GDP4 = K* % ∆CONS = - 7.64%
Như vậy, khi việc áp dụng thuế thu nhập mới làm tổng lượng thuế người dân phải gánh chịu tăng thêm 5%, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, thì tiêu dùng sẽ giảm đi 4.02% và sản lượng giảm đi 7.64%. Nhưng cần lưu ý, như đề cập ở phần tác động của chi tiêu chính phủ, điều này chỉ xảy ra khi cơ chế lan toả tác động được đảm bảo trong điều kiện hoàn hảo và trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Trong thực tế thì chính phủ thường sử dụng một gói chính sách bao gồm nhiều chính sách khác nhau được phối hợp để đạt mục tiêu nào đó.
70
Với phần thử nghiệm tác động của chi tiêu chính phủ và thuế nêu trên, đề tài đưa ra gợi ý đối với chính sách tài khóa như sau. Giả sử, lãi suất được xác định trên thị trường tiền tệ, tỷ giá được xác định trên thị trường hối đoái. Theo đó, lãi suất và tỷ giá đều có xu hướng tăng lên trong thời gian tới như khẳng định của Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Cụ thể, lãi suất tăng lên 1 điểm % và tỷ giá tăng lên 2%. Với mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8%, thì chi tiêu chính phủ và thuế cần thực hiện như sau:
Ta có: %∆ GDP = %∆ GDP1 + %∆ GDP2 + %∆ GDP3 + %∆ GDP4
∆ GDP3 + ∆ GDP4 = ∆ GDP –( ∆ GDP1 + ∆ GDP2 ) hay ∆GOV - 0.8035* ∆TAX = [8 - (∆GDP1 + ∆GDP2 ) ] / K
∆GOV - 0.8035* ∆TAX = 4.18
hay %∆GOV = 4.18 + 0.8035* %∆TAX
Như vậy, chính sách tài khóa của chính phủ sẽ vận hành theo phương trình trên. Với thuế được xem là biến ngoại sinh trong mô hình, chính phủ xác định kế hoạch thu thuế và dựa vào đó để xác định mức chi tiêu phù hợp với phương trình tài khóa nhằm đạt được mức tăng trưởng 8%. Ví dụ, kế hoạch thu thuế của chính phủ giảm đi 2% do cam kết gia nhập WTO. Khi đó, chi tiêu chính phủ cần tăng 2.6% để có thể đạt được mức tăng trưởng 8%. Xin lưu ý đây chỉ là phương trình số học thuần tuý, chứ không phải là hàm hồi quy của %∆GOV theo %∆TAX.
4.3.4. Một số gợi ý khác
chúng ta nhận thấy khuynh tiêu dùng cận biên cũng như tỷ lệ tiêu dùng ở Việt Nam còn tương đối cao so với các nước trong khu vực. Do đó, trong thời gian tới, việc giảm tỷ lệ tiêu dùng là cần thiết. Điều này đồng nghĩa với việc gia tăng tỷ lệ tiết kiệm, đẩy mạnh quá trình tích lũy nhằm phục vụ cho đầu tư sản xuất. Các lý thuyết phát triển kinh tế đều đề cập đến tầm quan trọng của vốn tư bản đối với tăng trưởng kinh tế. Điều này càng phù hợp đối với các nước đang phát triển. Việt Nam cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Giả sử hệ số ICOR của Việt Nam trong năm 2006 vẫn giữ mức 5.0 (tham khảo Bảng 12), mục tiêu
71
tăng trưởng của năm là 8%, ứng dụng phương trình Harrold-Domar, chúng ta tính được tỷ lệ tiết kiệm cần đạt được là:
Tỷ lệ tiết kiệm = Tốc độ tăng trưởng * ICOR = 40%.
Tóm lại: số nhân tổng cầu K=1.901 là tương đối lớn. Do đó, tác động của các chính sách như chi tiêu chính phủ, thuế, lãi suất, tỷ giá hối đoái đối với sản lượng cũng khá lớn. Tuy nhiên, cần phải lưu ý những điểm mấu chốt như sau:
- Tác động này đạt được trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, và các chính sách vĩ mô phải được phối hợp với nhau rất tốt.
- Để đạt được tác động này có thể phải mất hơn một năm, bởi vì kết quả tác động không xảy ra tức thì, mà tổng cầu và sản lượng tác động qua lại liên tục, qua nhiều vòng liên tiếp để đạt được mức cân bằng sau cùng.
72
CHƯƠNG 5