Thảo luận về mô hình

Một phần của tài liệu khóa luận Xây dựng mô hình tổng cầu hàng hóa và dịch vụ nền kinh tế Việt Nam (Trang 54 - 59)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2. Thảo luận về mô hình

4.2.1. Khuynh hướng tiêu dùng biên còn khá cao

LOG(CONS)= 2.2596 +0.8035*LOG(Yd) -0.0005*INTRATE_3M Trước tiên chúng ta khảo sát tổng quát tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình trong thời gian qua. Hình 4 dễ dàng cho cái nhìn trực quan rằng tiêu dùng tính theo giá so sánh năm 1994 liên tục tăng trong giai đoạn 1986-2004. Một điều nổi bật là tiêu dùng luôn chiếm tỷ trọng khá lớn trong GDP (năm 1995 chiếm 73% và năm 2004 chiếm 65%). Do đó, những biến động trong tiêu dùng thường tác động mạnh đến sản lượng.

Tốc độ tăng tiêu dùng liên tục tăng từ năm 1986 đến năm 1996. Riêng năm 1996 tốc độ tăng tiêu dùng đạt cao nhất là 9,09%, tương ứng với giai đoạn nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất. Tuy nhiên, vào năm 1997, khi cuộc khủng hoảng tài chính châu Á xảy ra thì tốc độ tiêu dùng giảm xuống và đến năm 2000 mới bắt đầu khôi phục lại cho đến nay.

Hình 4: Tiêu Dùng Cuối Cùng Của Hộ Gia Đình Giai Đoạn 1986-1994

Nguồn: Số liệu từ GSO, ADB

54

100000 120000 140000 160000 180000 200000 220000 240000

86 88 90 92 94 96 98 00 02 04 CONS

Các phương trình được ước lượng trong đề tài mặc dù giải thích khá tốt biến động của biến phụ thuộc, nhưng chỉ có một số ít biến số quan trọng xuất hiện trong mô hình. Do đó, việc giải thích toàn diện các yếu tố tác động đến biến phụ thuộc sẽ gặp trở ngại. Tuy nhiên, những kết luận quan trọng vẫn có thể rút ra được từ các phương trình này. Cụ thể, đối với tiêu dùng, chúng ta có thể nhận thấy các đặc điểm của tiêu dùng tại Việt Nam như sau:

- Thứ nhất, khi thu nhập khả dụng tăng lên 1% thì tiêu dùng tăng lên 0,8%. Điều này phù hợp với lý thuyết kinh tế cho rằng: khi thu nhập khả dụng tăng lên thì tiêu dùng cũng tăng lên nhưng với tốc độ thấp hơn.

- Thứ hai, từ hệ số ước lượng, chúng ta có thể tính được khuynh hướng tiêu dùng cận biên MPC = 0.8035*(CONSTB /YdTB) = 0.7. Như vậy, khi thu nhập khả dụng tăng lên 1 đồng thì tiêu dùng tăng lên 0.7 đồng, và 0.3 đồng còn lại dùng cho tiết kiệm. Tiêu dùng cận biên như vậy là tương đối thấp so với thế giới. Điều này phù hợp với thực tế của Việt Nam. Người Việt Nam nhìn chung khá thận trọng trong tiêu dùng. Vì điều kiện kinh tế còn khó khăn cùng với tâm lý “lo xa”, họ thường cố gắng dè xẻn tiêu dùng hiện tại, dành lại một khoản tiền để có thể đối phó với những tình huống bất trắc trong tương lai. Đây cũng là tâm lý phổ biến ở các nước châu Á. Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực, MPC của Việt Nam vẫn còn cao. Cụ thể như sau:

Bảng 10: MPC Các Nước Trong Khu Vực

Quốc gia MPC

Nhật Bản 0.620

Trung Quốc 0.538

Hàn Quốc 0.634

Xingapo 0.405

Indonesia 0.660

Thái Lan 0.590

Malaysia 0.572

Philippin 0.988

Hoa Kỳ 0.698

Nguồn: Hiroshi Osada, 1997

55

Tiêu dùng là một thành phần của tổng cầu, khi tiêu dùng tăng lên kéo tổng cầu tăng theo và như vậy sản lượng cũng tăng lên. Tuy nhiên, tiêu dùng tăng lên đồng nghĩa với tiết kiệm và đầu tư giảm xuống, kết quả là làm cho sản lượng giảm xuống. Do đó, tỷ lệ tiêu dùng cao có thể cản trở tăng trưởng kinh tế. Việt Nam đang trong giai đoạn tích luỹ vốn để phát triển kinh tế, nên trong thời gian tới cần phải hạ thấp tỷ lệ tiêu dùng, nâng cao tỷ lệ tiết kiệm để gia tăng đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

- Kết luận thứ ba chúng ta có thể rút ra được là lãi suất có tác động rất ít đối với tiêu dùng. Khi lãi suất tăng lên 1 điểm % thì tiêu dùng chỉ giảm 0.0005*100= 0.05%. Như vậy, phải chăng lãi suất huy động vốn chưa đủ sức hấp dẫn người dân gửi tiền tiết kiệm, để có thể tập trung lượng vốn nhàn rỗi của hộ gia đình và chuyển giao cho doanh nghiệp thực hiện đầu tư vào sản xuất kinh doanh? Câu trả lời là không. Bởi vì có nhiều giai đoạn và gần đây nhất là từ năm 2002, các ngân hàng thương mại đã cạnh tranh với nhau rất quyết liệt bằng việc nâng cao lãi suất huy động vốn mà các chuyên gia cho là khá “nóng”. Theo đề tài, câu trả lời có thể nằm ở chỗ: chính tính yếu kém của hệ thống tài chính-ngân hàng cùng với sự mất ổn định kinh tế vĩ mô trong thời gian dài tại Việt Nam đã cản trở tác động của chính sách lãi suất đối với tiêu dùng và tiết kiệm trong thời gian qua. Chúng ta có thể nêu ra một số dẫn chứng như sau: Cuộc khủng hoảng tín dụng năm 1990 (xuất phát từ sự kiện phá sản của hãng nước hoa Thanh Hương và hàng loạt các quỹ tín dụng khác) đã gây nên sự mất niềm tin nghiêm trọng vào hệ thống ngân hàng. Thêm vào đó, tình hình lãi suất thực âm đã khiến nhiều người dân rút tiền tiết kiệm và chuyển sang vàng hay đô-la Mỹ (Tham khảo thêm Xuân Thành, 2003). Hay như gần đây, sự mất niềm tin này còn thể hiện thông qua sự kiện xáo trộn có nguy cơ dẫn đến sự sụp đỗ của cả hệ thống ngân hàng, khi mà hàng loạt người ồ ạt đến rút tiền tại ngân hàng ACB vào năm 2003 chỉ vì một tin đồn mang tính phá hoại. Ngoài ra, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng không lâu trước đây vẫn còn rất nghèo nàn, cũng như thủ tục rút tiền tiết kiệm còn mang nặng tính hành chính đã khiến cho nhiều người không mấy mặn mà với việc gửi tiết kiệm trong thời gian qua.

56

Từ kết luận thứ ba này, chúng ta có thể nhận thấy một hệ quả liên quan đến chính sách kích cầu. Khi mà tác động của lãi suất đối với tiêu dùng khá nhỏ như vậy, thỡ rừ ràng chớnh sỏch kớch cầu đối với tiờu dựng - với vai trũ là thành phần rất quan trọng của Tổng cầu - thông qua công cụ lãi suất cũng không thể phát huy vai trò “kích cầu” khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái. Nói cách khác, trong thời kỳ suy thoái, hộ gia đình sẽ có khuynh hướng tiết kiệm nhiều hơn tiêu dùng, và chính sách lãi suất sẽ không hiệu quả để khuyến khích hộ gia đình gia tăng tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất phát triển. Hậu quả thật nghiêm trọng vỡ nguy cơ bị hỳt sõu vào vũng xoỏy suy thoỏi là rất rừ ràng.

57

4.2.2. Tăng số lượng vốn đi kèm với dấu hiệu cảnh báo về hiệu quả đầu tư

log(INVEST)= -5.3261+1.3427*log(GDP)-0.0102*INTRATE_SHORT Từ phương trình ước lượng, chúng ta nhận thấy sản lượng tác động có ý nghĩa đến đầu tư cả về mặt thống kê (p-value =0.0000) lẫn mặt số học (thông qua hệ số ước lượng). Khi sản lượng tăng lên 1% thì đầu tư tăng lên 1.34%. Như vậy tốc độ tăng của đầu tư nhanh hơn so với tốc độ tăng của sản lượng. Hỡnh 5 giỳp ta nhỡn rừ hơn đặc điểm này. Đường tốc độ tăng trưởng đầu tư (đường nét đứt) phần lớn đều nằm trên đường tốc độ tăng trưởng sản lượng (đường nét liền).

Hình 5: Tốc Độ Tăng Trưởng Sản lượng và Đầu tư

Nguồn: Số liệu từ GSO, ADB

58

-10 0 10 20 30 40 50

86 88 90 92 94 96 98 00 02 04

GDP GROWTH INVEST GROWTH

Bảng 11: Tỷ Lệ Đầu Tư/Sản Lượng

Một phần của tài liệu khóa luận Xây dựng mô hình tổng cầu hàng hóa và dịch vụ nền kinh tế Việt Nam (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w