Nhập khẩu nhạy với tỷ giá hơn xuất khẩu với tỷ giá Xuất khẩu

Một phần của tài liệu khóa luận Xây dựng mô hình tổng cầu hàng hóa và dịch vụ nền kinh tế Việt Nam (Trang 61 - 65)

EXPO/PEX= -7612.813 +0.0053*WGDP +0.0856*EXRATE -0.2909*EXPO(-1)/PEX(-1)

Nhập khẩu

LOG(IMPO/PIM) =-22.9131 +2.8681*LOG(CONS+GOV+INVEST) -0.6310*LOG(EXRATE) +0.0792*D04*LOG(IMPO(-1)/PIM(-1))

61

-10 0 10 20 30 40 50

86 88 90 92 94 96 98 00 02 04 CONS GROWTH INVEST GROWTH

Nhìn từ phương trình xuất khẩu, chúng ta nhận biết ngay đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam trong nền kinh tế thế giới. Đó là:Việt Nam là nền kinh tế mở nhưng có quy mô nhỏ. Hệ số ước lượng của biến sản lượng thế giới (WGDP) cho ta cái nhìn trực tiếp này. Khi sản lượng thế giới tăng lên 1% thì xuất khẩu thực của ta chỉ tăng lờn 0.0053*WGDPTB/(EXPO/PEX)TB = 0.075%. Rừ ràng là sản lượng thế giới không có tác động lớn (về mặt số học) đối với xuất khẩu của Việt Nam. Xuất khẩu của ta chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ nhu cầu thế giới, nên độ co giãn của xuất khẩu theo cầu thế giới không đáng kể. Hàng hoá xuất khẩu của ta chủ yếu là nguyên liệu thô và hàng sơ chế (năm 2003, tỷ trọng hàng hóa sơ chế trong tổng xuất khẩu của ta là trên 50%, trong khi tỷ trọng trung bình trên thế giới vào khoảng 22%). Nhu cầu đối với những loại hàng hóa này thường không dao động lớn khi thu nhập thay đổi. Còn đối với những loại hàng hóa chế biến, mặc dù nhu cầu thế giới có tăng lên cùng với thu nhập đi chăng nữa, thì khả năng đáp ứng của ta chỉ ở mức độ nhất định. Lý do là năng lực sản xuất trong nước của ta đối với những mặt hàng này vẫn còn ở mức độ hạn chế.

Đối với nhập khẩu, cầu trong nước lại có tác động lớn đối với hàng nhập khẩu. Với 1% tăng lên của cầu trong nước sẽ kéo theo nhập khẩu tăng lên gần 3%. Bằng cảm nhận trực quan, chúng ta có thể liên hệ thực tế tại Việt Nam với hệ số co giãn này.

Hàng nhập khẩu, phân loại theo mục đích sử dụng, bao gồm hàng hóa dịch vụ phục vụ tiêu dùng và các yếu tố sản xuất. Đối với hàng hóa tiêu dùng, với dân số trên 80 triệu người, nhu cầu trong nước là cực kỳ to lớn. Trong khi đó, năng lực sản xuất trong nước vẫn chưa đạt đến trình độ tiên tiến nên chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu này, phần còn lại sẽ được bù đắp bằng hàng nhập khẩu.

Ngoài ra, có một thị hiếu không mấy tích cực đang tồn tại khi mà người tiêu dùng vẫn có “thiện cảm” hơn đối với hàng nhập khẩu. Lý do được đưa ra ở đây là hàng nhập khẩu có giá cả phù hợp với thu nhập người dân, mà chất lượng lại hoàn toàn chấp nhận được, mẫu mã bắt mắt, chất lượng phục vụ tốt, v.v. Ở đây, đề tài không phân tích các lý do này, nhưng muốn lưu ý với các nhà sản xuất

62

trong nước phải quan tâm đặc biệt đến những lý do mà người tiêu dùng đưa ra như thế này, cũng như lưu ý chính phủ cần có các chính sách, biện pháp định hướng, khuyến khích tiêu dùng phù hợp đối với dân chúng.

Đối với các yếu tố sản xuất, chúng ta có thể hình dung được một lượng lớn máy móc, thiết bị công nghệ, trình độ kinh nghiệm quản lý, v.v. được nhập vào Việt Nam. Đây là nhu cầu tất yếu nhằm phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền sản xuất trong nước. Trong thời gian tới, nhu cầu này chắc chắn sẽ gia tăng đáng kể khi mà Việt Nam cần nâng cao năng lực cạnh tranh để hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là khi Việt Nam sẽ trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới WTO trong năm nay.

Như vậy, với phần phân tích như trên, chúng ta có thể phần nào hiểu được ý nghĩa của hệ số co giãn của Nhập khẩu theo Cầu trong nước. Về mặt định lượng, con số 3% chỉ mang tính chất tham khảo, nhưng thông qua các phương trình ước lượng xuất nhập khẩu, chúng ta có thể nắm bắt được xu hướng chung trong hoạt động thương mại của Việt Nam. Đó là: Việt Nam là nền kinh tế quy mô nhỏ so với thị trường thế giới và nhu cầu nhập khẩu của Việt Nam khá lớn nhằm phục vụ cho tiêu dùng và sản xuất trong nước.

63

Bây giờ, chúng ta xem xét tác động của tỷ giá hối đoái đối với xuất nhập khẩu. Tỷ giá tác động đến xuất khẩu và nhập khẩu theo hai chiều hướng ngược nhau: cùng chiều với xuất khẩu và ngược chiều với nhập khẩu. Khi tỷ giá tăng lên 1% thì xuất khẩu tăng lên với mức nhỏ hơn 0.1% và nhập khẩu giảm 0.6%.

Như vậy, về độ lớn, tác động của tỷ giá đối với xuất khẩu nhỏ hơn đối với nhập khẩu. Nói cách khác, nhập khẩu nhạy với tỷ giá hơn là xuất khẩu với tỷ giá. Điều này gợi ý rằng khi sử dụng tỷ giá như một công cụ kinh tế để cải thiện cán cân thương mại, thì cán cân thương mại được cải thiện theo ý nghĩa là giảm nhập khẩu, chứ không phải tăng xuất khẩu. Như vậy, với kết quả này, đề tài cho rằng công cụ tỷ giá không phục tốt chính sách kinh tế đối ngoại của Việt Nam là hướng về xuất khẩu. Tuy nhiên, công cụ tỷ giá có thể được sử dụng cho mục tiêu giảm nhập siêu (nhập siêu là xu thế chủ yếu trong cán cân thương mại của Việt Nam) để làm giảm áp lực lên giá cả trong nước, và giảm tỷ lệ tiêu dùng để nâng cao tích lũy, phục vụ phát triển sản xuất trong nước.

Hình 7: Cán Cân Thương Mại

Hình 7A: Theo Giá Thực Tế Hình 7B: Theo Giá So Sánh

Nguồn: Số liệu từ GSO, ADB

64

-100000 0 100000 200000 300000 400000 500000 600000

86 88 90 92 94 96 98 00 02 04

EXPO_N IMPO_N TRADE_BALANCE

-200000 -100000 0 100000 200000 300000 400000 500000

86 88 90 92 94 96 98 00 02 04

EXPO IMPO TRADE BALANCE

Một phần của tài liệu khóa luận Xây dựng mô hình tổng cầu hàng hóa và dịch vụ nền kinh tế Việt Nam (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w