BỐ TRÍ TẦM NHÌN TRONG ĐƯỜNG CONG NẰM
II. TÍNH TOÁN CÁC THÔNG SỐ CỦA DÂY CHUYỀN
1. Thời gian hoạt động của dây chuyền (Thđ).
Là tổng thời gian làm việc trên tuyến đường xây dựng của mọi lực lượng lao động và xe máy thuộc dây chuyền.
Đối với dây chuyền tổng hợp, thời gian hoạt động của dây chuyền là thời gian kể từ lúc bắt đầu công việc đầu tiên của phân đội đầu tiên đến khi kết thúc công việc cuối cùng của phân đội cuối cùng.
Thời gian hoạt động của dây chuyền được xác định theo công thức:
Thđ = Tlịch - Σ Tnghỉ.
Thđ = Tlịch - Σ Tthời tiết xấu
Trong đó:
• TLịch : Số ngày tính theo lịch trong thời gian thi công.
• Tnghỉ: Số ngày nghỉ lễ + chủ nhật
• Tthời tiết xấu: Số ngày nghỉ do thời tiết xấu, mưa
Căn cứ vào năng lực thi công của công ty và mùa thi công thuận lợi tôi quyết định chọn thời gian thi công là 9 tháng không kể 1 tháng làm công tác chuẩn bị:
• Khởi công: 01 - 03 - 2012.
• Hoàn thành: 15 - 07 - 2012.
Thời gian chuẩn bị được tiến hành trước 1 tháng
Căn cứ vào lịch năm 2012 và điều kiện khí hậu của vùng, ta lập được bảng thống kê như sau:
Tháng Số ngày Ngày Chủ nhật Ngày lễ Tết Ngày thời tiết xấu
3 31 5 0 5
4 30 4 2 8
5 31 4 1 10
6 30 4 0 15
7 31 4 0 16
Tổng cộng 152 21 3 54
Theo các công thức trên thì thời gian hoạt động của dây chuyền được tính như sau:
Thđ = 152 - (21 + 3) = 128 ngày.
Thđ = 152 - 54 = 98 ngày.
Thời gian hoạt động thực tế của dây chuyền được lấy là giá trị nhỏ hơn trong hai giá trị trên.
Vậy: Thời gian hoạt động của dây chuyền là: Thđ = 98 ngày.
2. Thời kỳ triển khai của dây chuyền (Tkt):
Là thời gian cần thiết để đưa toàn bộ máy móc của dây chuyền tổng hợp vào hoạt động theo đúng trình tự của quá trình công nghệ thi công. Với dây chuyền tổng hợp thì thời gian khai triển là thời gian kể từ lúc dây chuyền chuyên nghiệp đầu tiên triển khai đến khi dây chuyền chuyên nghiệp cuối cùng hoạt động. Nếu cố gắng giảm được thời gian triển khai càng nhiều càng tốt. Căn cứ vào tình hình thực tế của tuyến, đơn vị thi công và kết cấu áo đường ta chọn Tkt=10 ngày.
3. Thời gian hoàn tất dây chuyền (Tht).
Thời gian hoàn tất dây chuyền là thời gian cần thiết để lần lượt đưa toàn bộ các phương tiện sản xuất ra khỏi mọi hoạt động của dây chuyền sau khi các phương tiện này đã hoàn thành công việc của mình theo đúng quy trình công nghệ thi công. Căn cứ vào tình hình thực tế của tuyến, đơn vị thi công và kết cấu áo đường ta lấy:
Tht = Tkt=10 ngày.
4. Tốc độ dây chuyền:
Tốc độ của dây chuyền chuyên nghiệp là chiều dài đoạn đường (m, km) trên đó đơn vị thi công chuyên nghiệp tiến hành tất cả các công việc được giao trong một đơn vị thời gian. Tốc độ của dây chuyền tổng hợp là chiều dài đoạn đường đã làm xong hoàn toàn trong 1 ca (hoặc ngày đêm).
Tốc độ dây chuyền xác định theo công thức:
V = Trong đó:
KHOA CÔNG TRÌNH
•L: Chiều dài đoạn công tác của dây chuyền, L= 7646m.
•Thđ: Thời gian hoạt động của dây chuyền, Thđ = 98 ngày
•Tkt: Thời gian triển khai của dây chuyền, Tkt = 10 ngày
•n: Số ca thi công trong một ngày đêm, n=1 Từ các số liệu trên tính được tốc độ dây chuyền:
V = (987646−10).1 = 86.89 m/ca.
Đây là tốc độ tối thiểu mà các dây chuyền chuyên nghiệp phải đạt được. Để đảm bảo tiến độ thi công phòng trừ trường hợp điều kiện thiên nhiên quá bất lợi xảy ra, tôi chọn tốc độ của dây chuyền là 100 m/ca.
5. Thời gian ổn định của dây chuyền tổ hợp(Tôđ).
Thời gian ổn định của dây chuyền tổ hợp(Tôđ) là thời kỳ hoạt động đồng thời của tất cả các dây chuyền chuyên nghiệp thuộc dây chuyền tổng hợp với tốc độ không đổi. Thời kỳ ổn định của dây chuyền chính là thời gian kể từ lúc kết thúc thời kỳ khai triển dây chuyền đến khi bắt đầu thời kỳ hoàn tất dây chuyền .
Công thức xác định:
Tôđ =Thđ - (Tkt+Tht) =98 - (10 +10) = 78 ngày.
6. Hệ số hiệu quả của phương pháp thi công dây chuyền (Khq).
Khq =
hd ht kt od
T T T
T −( − ) =98
78 = 0.79
Thấy rằng: Khq> 0.75.
Vậy: Phương pháp thi công theo dây chuyền là hợp lý và có hiệu quả.
7. Hệ số tổ chức và sử dụng xe máy.
KTC = 2 1+Khq
= 2 79 . 1+0
= 0.90 Thấy rằng: KTC > 0.83
Vậy: Phương pháp thi công dây chuyền sử dụng xe máy hợp lý và có hiệu quả.