Mạng giao thông đường thủy

Một phần của tài liệu Luan van cao học một số giải pháp phát triển hạ tầng giao thông ở Hà Nội (Trang 43 - 46)

2. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC HOẠT ĐỘNG THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN

1.7. Hiện trạng cơ sở hạ tầng giao thông nông

1.7.1. Tình hình phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn

1.7.1.5. Mạng giao thông đường thủy

541. Tổng số sông ngòi, kênh rạch trên cả nước hiện nay 2.360 sông và kênh, với tổng chiều dài khoảng 220.000km, chiều dài có khả năng vận tải là 41.900km; chỉ có khoảng 20.000 km đang được quản lý và khai thác.

542. Số km sông do trung ương quản lý: 6.658,6 km, trong đó:

543. Miền Bắc : 2.663,9 km 544. Miền Trung: 808,4 km 545. Miền Nam: 3.186,3km

546. Do địa phương quản lý khoảng: 13.341,4 km (trong đó chỉ có khoảng 1.500km được quản lý khai thác và được đầu tư; số còn lại chỉ quản lý nhưng không được đầu tư, không có phao tiêu, biển báo).

547. Mật độ sông có khả năng vận tải trên cả nước là 0,127 km/km2

548. Do điều kiện địa lý nên mạng giao thông đường thủy nội địa Việt Nam tập trung chủ yếu ở hai khu vực đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) và đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), còn lại khu các khu vực khác như miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên cũng có hệ thống sông kênh, nhưng khả khai thác còn nhiều hạn chế.

549. Hệ thống sông miền Bắc bị ảnh hưởng bởi điều kiện khí tượng thuỷ văn miền Bắc – mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 5. Chênh lệch mực nước giữa hai mùa lên tới 5 -7m. Trong mùa mưa, vận tốc dòng chảy của sông rất nhanh nhưng khi mùa khô đến, mực nước có thể giảm xuống rất thấp. Phù sa bồi lắng tại các cửa sông rất phức tạp và khó kiểm soát với các bãi bồi thay đổi hàng năm.

550. Ở miền Nam, vận tải đường thủy nội địa trên các sông thuận lợi hơn nhờ đặc điểm kỹ thuật của luồng lạch – chiều rộng tối thiểu từ 30-100m và chiều sâu tối thiểu từ 2,5-4,0m. Trên một số đoạn, chiều sâu có thể đạt 6m. Dòng chảy bị ảnh hưởng bởi thuỷ triều nhưng không có nhiều bãi bồi và tần suất nạo vét thấp. Tuy nhiên, cản trở

lớn nhất là tĩnh không của các công trình vượt sông như cầu, dây điện hạn chế.

551. Ở miền Trung, các sông chảy riêng rẽ theo hướng từ tây sang đông (từ vùng núi xuống biển) và không hình thành một mạng lưới. Vào mùa mưa, vận tốc dòng chảy rất cao. Ngược lại vào mùa khô, mực nước các sông không đủ để hỗ trợ vận tải trên sông. Do hạn chế về độ sâu và có nhiều ghềnh thác, nên không thuận lợi cho khai thác vận tải, ngoại trừ các đoạn ngắn khoảng 20km khu vực hạ nguồn gần cửa sông.

552. Đặc biệt ĐBSCL có hệ thống sông được kết nối với các hệ thống kênh dầy đặc, tạo nên mạng lưới vận tải đường thuỷ khá thuận lợi. Độ sâu tối thiểu của đường thuỷ ĐBSH là 1,5-2 m, ĐBSCL là 2,5-3 m. Tuy nhiên các hệ thống sông hầu như tự nhiên và chịu ảnh hưởng lớn bởi các yếu tố thuỷ văn, lũ, vùng ĐBSCL còn chịu ảnh hưởng của thuỷ triều, sự chênh lệch mực nước giữa mùa khô và mùa mưa là 2,5-

7m. Mật độ sông ngòi vùng ĐBSH là 0,45km/km2, vùng ĐBSCL là 0,68 km/km2. Chiều rộng tối thiểu của các tuyến đường thuỷ ĐBSH là 30-60 m, ĐBSCL là 30-100 m.

553. Mạng lưới sông, kênh, rạch hầu hết chảy qua các khu vực nông thôn đến các thành phố, thị xã, các trung tâm kinh tế tạo thành hệ thống giao thông thuỷ khá thuận tiện

554. Hệ thống GTNT đường sông bao gồm các luồng tuyến vận tải và hệ thống bến, bãi có thể khai thác vận tải với cả các phương tiện 1 trở lên.

555. Theo các số liệu báo cáo, tổng chiều dài đường thủy nội địa do địa phương quản lý khoảng 13.341,4 km, chiếm 66,7% tổng chiều dài sông kênh được quản lý của cả nước; với hàng nghìn cảng, bến lẻ nằm dọc 2 bên bờ các tuyến đường thuỷ. Cùng với hệ thống sông kênh đã được quản lý và khai thác, GTNT đường sông tạo ra mạng lưới liên hoàn, tiện lợi, đặc biệt ở khu vực ĐBSH và ĐBSCL. Tuy nhiên về tình trạng kỹ thuật và cơ chế quản lý còn nhiều bất cập.

556. Công tác tổ chức quản lý, bảo trì các tuyến đường thủy nội địa được thực hiện theo Luật giao thông đường thủy nội địa số 23/2004/QH11 ngày 15/6/2004 về giao thông đường thủy nội địa, Quyết định số 970/QĐ-BGTVT và Quyết định số 467/QĐ- CĐTNĐ ngày 30/06/2009 của Cục đường thủy nội địa Việt Nam cho các tuyến sông trung ương và các quyết định của các Sở GTVT về phân cấp quản lý cho các tuyến đường thủy nội địa chính thuộc tỉnh; các tuyến còn lại được giao cho huyện quản lý.Tuy nhiên, thực tế mạng lưới GTNT đường sông dưới huyện, xã là các tuyến sông kênh chưa được điều tra, khảo sát và đưa vào quản lý.

557. Hiện nay, việc công bố và phân cấp về cấp phép hoạt động các cảng, bến thủy nội địa cũng đã được ban hành trong Luật đường thủy nội địa và tại các địa phương đã thực hiện việc cấp phép hoạt động cho các bến thủy nội địa (tuy nhiên vẫn còn một số bến chưa làm thủ tục cấp phép, đặc biệt là các bến trên các tuyến đường thủy thuộc cấp huyện, xã quản lý).

558. Do điều kiện địa lý nên mạng giao thông đường sông Việt Nam tập trung chủ yếu ở hai khu vực đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Các khu vực khác và ở miền Trung vận tải đường sông không đáng kể.

Vùng đồng bằng sông Hồng

559. Toàn vùng có 6.026 km sông kênh tự nhiên, chỉ có 3073,6 km được khai thác (chiếm 51%), trong đó:

560. - Đường sông do Trung ương quản lí là 1.767 Km 561. - Đường sông do địa phương quản lí 1.422,6 Km

562. Đường sông do Trung ương quản lí là các sông lớn như sông Hồng, sông Lô, sông Đuống, Sông Cầu, Sông Thái Bình, sông Đà, sông Đáy…

563. Đường sông do địa phương quản lí là các sông nhỏ chủ yếu là cấp VI, V, luồng lạch cạn, hẹp, bán kính cong nhỏ, khai thác chủ yếu dựa vào điều kiện tự nhiên.

564. Ngoài những tuyến sông địa phương nói trên, còn có những hệ thống kênh mương nội đồng chủ yếu phục vụ tưới tiêu sản xuất, sinh hoạt. Do đặc điểm của Vùng và hệ thống GTNT đường bộ phát triển rộng khắp nên việc vận chuyển hàng hóa nội bộ của địa phương bằng phương tiện đường bộ là chủ yếu. Vì vậy hệ thống kênh mương chưa được khai thác hết tiềm năng phục phát triển KT-XH trong Vùng.

565. Trong thời gian qua vốn đầu tư để cải tạo và bảo trì hệ thống đường sông địa phương rất hạn chế, các tuyến sông vẫn tồn tại trong điều kiện tự nhiên sẵn có.

Vùng đồng bằng sông Cửu Long

566. Toàn vùng có 28.600 km sông kênh, sông chỉ khoảng 13.000 km sông kênh có khả năng khai thác vận tải (sông, kênh, rạch, có độ sâu từ 1m trở lên) (chiếm 45,5%),

Trong đó có: gần 6.000 km sông kênh có khả năng vận tải bằng loại phương tiện trọng tải 50-100 tấn.

567. Hiện nay trong vùng ĐBSCL đã đưa vào quản lý khai thác vận tải được 3.486km: trung ương quản lý 2800 km; còn lại do địa phương quản lý.

568. Hàng trăm tuyến sông do địa phương khai thác quản lí tạo thành mạng lưới đường sông nông thôn rất đa dạng và phong phú thuận lợi cho giao thông thủy từ nhà này sang nhà khác, xã này sang xã khác. Các sông, kênh rạch tạo thành một mạng lưới liên hoàn giữa các tiểu khu vực và kết nối ra các trục vận tải thuỷ chính.

569. Tuy nhiên, lợi thế này vẫn chưa được khai thác đúng mức, nhiều tuyến bị bồi lắng, chưa được cải tạo nạo vét luồng lạch,…

Khu vực Bắc Trung Bộ

570. Do địa hình phức tạp, sông kênh ngắn, độ dốc rất lớn, mùa khô cạn nước, mùa mưa có lũ nên khu vực Bắc Trung Bộ không có tiềm năng, lợi thế để phát triển giao thông đường thuỷ.

571. Mạng lưới giao thông đường sông của khu vực Bắc Trung Bộ có tổng chiều dài là 4.103,6 km, trong đó:

572. - Sông trung ương quản lý: tổng chiều dài 787,5 km, chiếm 19,2%;

573. - Sông địa phương quản lý: tổng chiều dài 1.005,1 km, chiếm 24,5%;

574. - Sông chưa được đưa vào khai thác và quản lý: tổng chiều dài 2.311km, chiếm 56,3%

575. Tuy nhiên, ngoài hệ thống sông kênh, khu vực Bắc Trung Bộ có đến hàng trăm km đầm phá khá thuận lợi cho việc phát triển GTNT đường thuỷ.

576. Cấp kỹ thuật chủ yếu của sông kênh là cấp IV, V và chưa vào cấp. Sông do Trung ương quản lý có thể cho sà lan 100 – 200 tấn thông qua, những sông do địa phương quản lý có thể cho tàu 10 – 20 tấn thông qua và những sông chưa được quản lý chỉ cho những thuyền nhỏ dưới 10T thông qua. Về mùa khô, các tuyến sông địa phương quản lý và sông chưa được quản lý hầu như chỉ khai thác được ở khu vực cửa sông với phương tiện loại nhỏ cỡ 5-10 tấn. Hệ thống phao tiêu, biển báo chỉ được lắp đặt tại các đoạn sông do Trung ương quản lý.

577. Sông kênh khu vực Bắc Trung Bộ chủ yếu vận chuyển hàng hoá nhỏ lẻ phục vụ dân sinh và vận chuyển khách du lịch.

Khu vực Duyên hải Nam trung Bộ

578. Mạng lưới đường thuỷ nụng thụn trong khu vực khụng được thể hiện rừ nột.

Do đặc điểm địa hình độ dốc của lòng sông cao đặc biệt phía tây tỉnh Quảng Nam và Bình Định đồng thời hệ thống đường bộ cũng đã được phát triển do đó vai trò của vận tải đường thuỷ trong vùng không cao.

579. Theo thống kê chưa đầy đủ, trong vùng có khoảng 32 tuyến đường thuỷ trên các sông và các vịnh biển tập trung ở các tỉnh Khánh Hoà, Bình Định và thành phố Đà Nẵng. Tuy nhiên, các tuyến đường thuỷ này được sử dụng với một số mục đích như phục vụ du lịch, vận chuyển hành khách và hàng hoá với các cự ly ngắn ra các đảo trong các khu vực vịnh, đặc biệt như ở tỉnh Khánh Hoà. Ngoài ra, các tuyến đường thuỷ khỏc hỡnh thành khụng rừ nột và chưa được quản lý của cỏc cơ quan chức năng.

580. Tỷ lệ thôn có đường thuỷ là phương tiện giao thông quan trọng chỉ chiếm 7,33

% rất thấp so với tỷ lệ của cả nước là 21,21%. Tỷ lệ thôn có đường thuỷ đi qua thôn cũng chỉ chiếm 6,81% trong khi đó cả nước là 19,43%. Qua đó cho thấy vị trí giao thông đường thuỷ nông thôn không đóng vai trò quan trọng trong hệ thống GTNT của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Vai trò của đường thuỷ trong GTNT hầu như không đáng kể.

Các vùng khác

581. Hệ thống sông, kênh tại các vùng khác như vùng trung du miền núi phía Bắc, Tây Nguyên rất hạn chế trong khai thác, đặc biệt là các sông kênh tại các khu vực có địa hình dốc, núi cao, dọc tuyến có nhiều các công trình thủy điện, lòng sông nhiều ghềnh, thác. Chỉ có một số khu vực lòng hồ (hồ đập, hồ thủy điện) phục vụ cho vận tải du lịch; còn lại chủ yếu là hoạt động của các hệ thống đò ngang.

1.7.2. Đánh giá thành quả và tồn tại của cơ sở hạ tầng giao thông nông

Một phần của tài liệu Luan van cao học một số giải pháp phát triển hạ tầng giao thông ở Hà Nội (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(152 trang)
w