VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ SUẤT TIẾT KIỆM
1.2. Cơ sở thực tiễn về các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất tiết kiệm hộ gia đình 1. Tỷ suất tiết kiệm trong dân cư ở Việt Nam
1.2.2. Tỷ suất tiết kiệm trong dân cư ở một số nước trên thế giới
Nhìn chung, Châu Á được đánh giá là có tỷ lệ tiết kiệm cao, được đo lường bằng chỉ số tổng tiết kiệm quốc gia cũng như của các hộ gia đình. Trong báo cáo về khảo sát về các thành phần quan trọng của thu nhập theo quan điểm của người Châu Á để đánh giá mức độ đảm bảo thu nhập hưu trí tại các nền kinh tế giàu có nhất trong khu vực bao gồm: Hồng Kông, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc và Đài Loan đã phát hiện ra rằng của cải tích lũy của các hộ gia đình và cách huy động hiệu quả nguồn của cải này nhằm tạo ra thu nhập là một phần quan trọng của việc đảm bảo thu nhập hưu trí. Ngoài ra, còn có các nguồn thu nhập cũng được đánh giá cao như: tiền lương, tiền công, chi tiêu xã hội của chính phủ, trợ cấp hưu trí và hỗ trợ từ phía gia đình. Châu Á cần phải trải qua một cuộc chuyển đổi trong cách thức mà của cải hộ gia đình được sử dụng và phải thực hiện trong một khoảng thời gian tương đối ngắn bởi các nền kinh tế trong khu vực có lực lượng dân số đang già đi nhanh chóng hơn rất nhiều so với các nền kinh tế phương Tây phát triển trước họ. Dân số già đi với tốc độ chậm hơn tại các xã hội phương Tây cho họ sự xa xỉ là quyền điều chỉnh dần dần thị trường tài chính, chính phủ và các thể chế tài chính nhằm đáp ứng nhu cầu của sự gia tăng dân số già trong khi vẫn cho phép các hộ gia đình điều chỉnh việc sử dụng của cải cá nhân của họ.
Châu Á lại không có được cùng sự xa xỉ ấy.
Vòng đời tiết kiệm xác định đặc điểm của hầu hết các nền kinh tế. Vòng đời tiết kiệm bị ảnh hưởng mạnh mẽ bơi phân bố cơ cấu dân số, phát sinh khi dân số bùng nổ dịch chuyển từ độ tuổi lao động sang độ tuổi nghỉ hưu. Khi mà những thành viên của việc dân số bùng nổ nằm trong độ tuổi lao động chính, thì tổng thu nhập tạo ra sẽ lớn hơn tiêu dùng. Khoản chênh lệch này làm gia tăng tiết kiệm, đầu tư, và nhìn chung thúc đẩy gia tăng hoạt động của nền kinh tế.
Theo nghiên cứu, Mỹ được lựa chọn để làm thước đo đánh giá sự tác động lẫn nhau giữa tài sản hộ gia đình và đảm bảo thu nhập. Những dữ liệu đáng tin cậy về các thói quen trong thu nhập, tiết kiệm và chi tiêu của Mỹ luôn sẵn có và Mỹ đã xây dựng một hệ thống tinh vi nhằm huy động của cải tích lũy của hộ gia đình để cung cấp một mức độ đảm bảo tương đối cao cho thu nhập hưu trí.
Biểu đồ 1.1. Chỉ số tài sản tài chính của hộ gia đình trên thu nhập.
Nguồn: Tính toán của Manulife Asset Management dựa vào dữ liệu dòng ngân quỹ và bảng cân đối chi tiêu của hộ gia đình của Ngân Hàng Trung ương Trung Quốc (Đài Loan) OECD, Ngân Hàng Hàn Quốc, Cục Thống kê Singapore, Hiệp hội quỹ đầu tư Hồng Kông, Văn phòng tại Hồng Kông của công ty bảo hiểm, Cerulli, Cơ quan quản lý tiền tệ của Hồng Kông. Toàn bộ dữ liệu của năm 2011, ngoại trừ dữ liệu Đài Loan là năm 2010.
Dựa vào biểu đồ trên, ta có thể thấy rằng Đài Loan là nền kinh tế giàu nhất trong khu vực với chỉ số tài sản tài chính trên thu nhập là 4,7; lớn hơn chỉ số tại Mỹ là 3,0. Chỉ số của Hồng Kông và Nhật Bản tương tự như của Mỹ. Trong khi đó, Singapore và Hàn Quốc xếp sau Mỹ. Mặc dù Hàn Quốc theo sau Mỹ khá xa, nhưng chỉ số tài sản hộ gia đình tương đối cao vẫn đảm bảo sự góp mặt của Hàn Quốc trong báo cáo này.
Nhật Bản từ lâu được biết đến với tỷ lệ tiết kiệm dân cư cao nhất trong những nước công nghiệp phát triển. Vào đầu những năm 80, các hộ gia đình Nhật Bản đã tiết kiệm khoảng 15% thu nhập sau thuế của họ. Đây là quãng thời gian thu nhập tăng mạnh nhất, bởi trong thời gian này những hộ gia đình Nhật Bản vừa có thể tăng chi tiêu nhanh chóng vừa có thể bổ sung một lượng đáng kể vào quỹ tiết kiệm của mình.
Mặc dù tỷ lệ tiết kiệm nội địa đã giảm dần vào cuối thập kỷ 80 nhưng tỷ lệ tiết kiệm này vẫn chiếm khoảng 10% trong năm 1990.
Tỷ lệ tiết kiệm nội địa của Nhật Bản giảm do nhiều nguyên nhân. Một trong những nguyên nhân cơ bản là cơ cấu dân số của Nhật Bản đang thay đổi, với một số lượng ngày càng tăng của những người trong độ tuổi nghỉ hưu so với những người trong độ tuổi lao động, những người lao động trẻ thì mới đang trong giai đoạn đầu của quá trình tích lũy. Ở Nhật, tỷ lệ những người trên 65 tuổi so với người trong độ tuổi lao động tăng từ 14% năm 1980 lên đến khoảng 37% năm 2009, con số này dự báo sẽ tăng lên 49% vào năm 2020. Các cuộc điều tra cũng chỉ ra rằng giới trẻ Nhật quan tâm nhiều hơn đến tiêu dùng hiện tại và ít quan tâm đến tương lai hơn so với các thế hệ người Nhật trước đây. Và quan niệm truyền thống về tiết kiệm cho thế hệ sau không còn được quan tâm như trước. Dân số tiếp tục già đi, tiết kiệm của các hộ gia đình sẽ tiếp tục giảm và thậm chí còn có thể âm do những người nghỉ hưu sẽ chi tiêu đến các khoản dành dụm của mình. Do đó, tỷ lệ tiết kiệm dân cư của Nhật Bản tiếp tục giảm mạnh xuống mức 5% vào cuối thập kỷ 90 và tỷ lệ này chỉ đạt trên 2% vào năm 2009.
Bên cạnh đó, thâm hụt ngân sách của Nhật Bản chiếm khoảng 7% tổng sản phẩm kinh tế quốc dân (GDP).
Tiết kiệm dân cư thấp kết hợp với bội chi ngân sách ở mức cao thường sẽ dẫn đến việc nước đó phải đi vay nợ nước ngoài. Nhưng Nhật Bản lại không theo quy luật này, từ nhiều năm qua cán cân thanh toán vãng lai của Nhật Bản luôn thặng dư, nên Nhật Bản đang kiểm soát một phần không nhỏ của cải được làm ra trên thế giới.
Nghịch lý này được giải thích bởi sự kết hợp giữa tiết kiệm toàn dân cao và mức đầu tư cố định thấp trong lĩnh vực nhà ở và phi nhà ở trong dân cư. Trong ngắn hạn, tiết kiệm quốc dân của Nhật Bản vẫn duy trì ở mức cao hơn so với nhu cầu vốn đầu tư trong nước, chính điều này khiến Nhật Bản trở thành một nước xuất khẩu vốn ròng.
Ở Hàn Quốc, tỷ lệ tiết kiệm hộ gia đình đã tăng đến mức 25% vào năm 1988, thời điểm đất nước này triển khai “cuộc vận động một người xây dựng một sổ tiết kiệm” từ sau cuộc chiến tranh Triều Tiên. Nếu như trong quá khứ, các tài khoản tiết kiệm được miễn thuế thu nhập đi kèm với lãi suất cao thì ngày nay, khách hàng cũng có thể nhận được ưu đãi về khấu trừ thuế ở một mức độ nhất định, đồng thời lại có thể
tích lũy được tài sản cho tương lai. Nhưng kể từ giữa những thập niên 1990, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm chạp cùng với sự giảm sút nhu cầu tuyển dụng khiến nguồn thu nhập của các hộ gia đình giảm dần và gây ra tình trạng nợ nần tràn lan. Năm 2011, tỷ lệ tiết kiệm hộ gia đình đã giảm mạnh chỉ còn 2,7%. Hy vọng rằng với sự xuất hiện của hình thức tiết kiệm tích lũy tiền mang tên “tiết kiệm tài sản” sẽ có thể nâng cao hơn nữa tỷ lệ tiết kiệm của Hàn Quốc và trở thành một sản phẩm tài chính đáng tin cậy, tạo ra nguồn tài sản bền vững cho người dân.
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN