Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tiết kiệm hộ gia đình ở huyện Phú Lộc (Trang 45 - 48)

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

2.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất tiết kiệm hộ gia đình ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế

2.2.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu

Để xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất tiết kiệm của các hộ gia đình ở huyện Phú Lộc, đề tài nghiên cứu thực hiện điều tra thông qua phỏng vấn trực tiếp dùng bảng hỏi 80 hộ gia đình ở huyện Phú Lộc trong khoảng thời gian từ tháng 03/2016 đến tháng 04/ 2016. Qua đó có một số thống kê nhận xét về đặc điểm của các hộ gia đình như sau:

Về giới tính: có 22,5% chủ hộ là nữ giới (tương ứng với 18 người), 77,5%

chủ hộ là nam giới (tương ứng với 62 người). Những con số này phản ánh đúng thực tế thường gặp ở nước ta nam giới đóng vai trò chủ hộ và đồng thời cũng là lao động chính tạo ra thu nhập trong gia đình. (Bảng 2.1)

Về độ tuổi: Chiếm tỷ trọng cao nhất là nhóm chủ hộ có độ tuổi từ 41 đến 50 tuổi với 32,5% (tương ứng với 26 người), tiếp theo là nhóm chủ hộ trên 50 tuổi, chiếm 31,3% (tương ứng với 25 người), nhóm chủ hộ từ 31 – 40 tuổi chiếm 28,8% (tương ứng với 23 người), nhóm chủ hộ từ 20 – 30 tuổi chiếm 7,5% (tương ứng với 6 người).

Đa số các chủ hộ có độ tuổi từ 41 tuổi trở lên là do ở nông thôn, các hộ gia đình thường có nhiều thế hệ ở chung cùng một nhà và chủ hộ thường sẽ là người lớn tuổi nhất và có địa vị cao nhất trong gia đình. Nhóm chủ hộ có độ tuổi từ 31 – 40 là những người sau khi lập gia đình, có nền kinh tế vẫn chắc thì họ sẽ tách ra ở riêng lập thành một hộ khẩu khác. (Bảng 2.1)

Về nghề nghiệp: Trong 80 hộ gia đình được điều tra thì có 17 hộ làm nông (tương ứng với 21,3%); 16 hộ nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản (tương ứng với 20%).

Nguyên nhân là do địa bàn huyện Phú Lộc có vị trí địa lí, địa hình và điều kiện tự nhiên thuận lợi, nhất là có hệ thống sông ngòi, vùng ven biển, vùng đầm phá, vùng đồi núi và vùng đồng bằng, thích hợp để phát triển nông nghiệp cũng như nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản. Có 15 hộ hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, buôn bán (tương ứng với 18,8%), 10 chủ hộ là cán bộ, công nhân viên chức (tương ứng với 12,5%), 6 người làm thuê (chiếm 7,5%), 6 chủ hộ là công nhân (tương ứng với 7,5%), 5 người là nội trợ (tương ứng với 6,3%) và có 5 chủ hộ làm các nghề khác như: thợ cắt tóc, thợ xây… (Bảng 2.1)

Biểu đồ 2.1. Nghề nghiệp của các hộ gia đình được điều tra.

Bảng 2.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu

Tiêu chí Tần số (người) Phần trăm (%)

Giới tính Nam 62 77,5

Nữ 18 22,5

Độ tuổi Từ 20 – 30 tuổi 6 7,5

Từ 31 – 40 tuổi 23 28,8

Từ 41 – 50 tuổi 26 32,5

Trên 50 tuổi 25 31,3

Nghề nghiệp Nội trợ 5 6,3

Cán bộ, công nhân viên chức 10 12,5

Làm nông 17 21,3

Kinh doanh/Buôn bán 15 18,8

Làm thuê 6 7,5

Nuôi trồng, đánh bắt thủy sản 16 20,0

Công nhân 6 7,5

Nghề khác 5 6,3

Trình độ học vấn

Mù chữ 9 11,3

Biết đọc, biết viết 20 25,0

Tiểu học 16 20,0

THCS 11 13,8

THPT 10 12,5

Trung cấp 7 8,8

CĐ – ĐH 7 8,8

Thu nhập hàng tháng

của hộ gia đình

Dưới 2 triệu đồng 1 1,3

Từ 2 – < 3 triệu đồng 5 6,3

Từ 3 – < 5 triệu đồng 20 25,0

Từ 5 – < 7 triệu đồng 34 42,5

Trên 7 triệu đồng 20 25,0

(Nguồn: Số liệu điều tra và xử lí từ SPSS)

Trình độ học vấn: Nhìn vào số liệu đã được điều tra từ 80 hộ gia đình thì ta thấy nhóm chủ hộ có trình độ học vấn Cao đẳng – Đại học chỉ chiếm 8,8% (tương ứng với 7 người); trình độ Trung cấp chiếm 8,8% (tương ứng với 7 người); nhóm chủ hộ có trình độ học vấn THPT chiếm 12,5% (tương ứng với 10 người); trình độ THCS chiếm 13,8% (tương ứng với 11 người); tiếp đến các chủ hộ có trình độ tiểu học chiếm 20% (tương ứng với 16 người) và chiếm tỷ lệ cao nhất là nhóm chủ hộ biết đọc, biết viết chiếm 25% (tương ứng với 20 người); còn lại là nhóm chủ hộ mù chữ chiếm 11,3% (tương ứng với 9 người). Đa số các chủ hộ ở đây có trình độ học vấn tương đối

thấp và hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực như: nông nghiệp và ngư nghiệp… Trình độ học vấn đang dần được cải thiện ở các thế hệ sau này. (Bảng 2.1)

Biều đồ 2.2. Trình độ học vấn của các hộ gia đình được điều tra

Thu nhập hàng tháng của hộ gia đình: Nhìn vào bảng 2.1 cho thấy: đa số các hộ gia đình có thu nhập hàng tháng từ 5 đến dưới 7 triệu đồng chiếm 42,5% (tương ứng với 34 hộ); tiếp theo là đến nhóm các hộ gia đình có thu nhập trên 7 triệu đồng chiếm 25% (tương ứng với 20 hộ) và các hộ gia đình có thu nhập từ 3 đến dưới 5 triệu đồng chiếm 25% (tương ứng với 20 hộ); các hộ có thu nhập từ 2 đến dưới 3 triệu đồng chiếm 6,3% (tương ứng với 5 hộ); và cuối cùng hộ gia đình có thu nhập thấp dưới 2 triệu đồng chiếm 11,3% (tương ứng với 1 hộ). Nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của các hộ gia đình ở đây thường là chủ yếu dựa vào nông nghiệp, đánh bắt nuôi trồng thủy sản và lao động phổ thông nên nguồn thu nhập thường không ổn định mà biến động theo mùa. Vì đây chỉ xét đến thu nhập của hộ gia đình nên Thu nhập bình quân đầu người hàng tháng của các hộ gia đình còn phụ thuộc vào số nhân khẩu cũng như số lao động trong gia đình. Thu nhập của các hộ gia đình sẽ quyết định đến hành vi tiết kiệm của họ.

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tiết kiệm hộ gia đình ở huyện Phú Lộc (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w