Điều kiện kinh tế - xã hội a, Dân cư – lao động

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tiết kiệm hộ gia đình ở huyện Phú Lộc (Trang 41 - 45)

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội ở huyện Phú Lộc 1. Điều kiện tự nhiên

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội a, Dân cư – lao động

Theo Niên giám thống kê năm 2012, dân số trung bình toàn huyện là 134.628 người, mật độ dân số 187 người/km2, tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên là 1,11%.

Toàn huyện có 71.662 lao động (chiếm 46,8% dân số), trong đó số lao động của ngành nông - lâm - ngư nghiệp chiếm tới 70%. Tỷ lệ lao động thất nghiệp vẫn còn cao (khoảng 6%). Tuy nhiên, do trình độ dân trí của người dân chưa cao, trình độ tay nghề, chuyên môn còn hạn chế, chưa qua đào tạo và sự phân bố dân cư không đồng đều giữa các vùng đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.

b, Về lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp:

Về trồng trọt:

Hệ thống thủy lợi, tưới tiêu được đầu tư đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất, nhằm giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra; tuy nhiên, do tác động của biến đổi khí hậu, thời tiết khắc nghiệt đã làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, một số diện tích vẫn còn bỏ hoang do thiếu nước tưới.

Năm 2015, tổng diện tích gieo trồng khoảng 8.861 ha, tăng 3% so với cùng kỳ;

trong đó, diện tích lúa 6.612,8 ha (vụ Đông Xuân 3.740,2 ha, vụ Hè Thu 2.872,6 ha), đạt 98% so kế hoạch, tăng 3,2% so cùng kỳ. Năng suất lúa cả năm 58,1 tạ/ha, đạt 99,8% kế hoạch, tăng 0,2 tạ/ha so với năm 2014; sản lượng 38.420 tấn, tăng 3,6% so với cùng kỳ. Lượng giống xác nhận đưa vào sản xuất trong năm 630 tấn, đạt tỷ lệ 95,2% (tự sản xuất 405 tấn, mua và các nguồn hỗ trợ khác 225 tấn).

Về chăn nuôi:

Tổng đàn gia súc, gia cầm tương đối ổn định, chất lượng đàn được nâng lên, nhờ công tác cải tạo giống, từng bước đưa giống lợn F1 và lợn nái ngoại vào thay thế dần lợn nái địa phương. Năm 2015, tiếp tục thực hiện đề án phát triển đàn lợn giống tỷ lệ nạc cao, đã hỗ trợ và cung ứng cho nhân dân đưa vào nuôi 235 con lợn nái ngoại, 68 con lợn nái F1, đạt 100% kế hoạch, hiện nay đàn lợn giống đang phát triển tốt. Dự án phát triển đàn bò lại được đẩy nhanh tiến độ thực hiện, đến nay có 41 hộ dân ở 4 xã

Lộc Bổn, Lộc Điền, Lộc Hòa và Xuân Lộc đã mua và thả nuôi 102 con bò giống lai sind, trồng 5,5 ha cỏ, làm 41 chuồng, hiện đàn bò đang sinh trưởng, phát triển tốt.

Công tác thú y được quan tâm như tiêm phòng, vệ sinh tiêu độc khử trùng, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ… nên đã ngăn chặn được dịch bệnh phát sinh trên địa bàn.

Về lâm nghiệp:

Năm 2015, khai thác được 2.208,45 ha rừng trồng, sản lượng đạt 110.000 tấn;

trồng lại được 1.884,37 ha rừng trồng (chủ yếu là keo các loại). Công tác quản lý và bảo vệ rừng luôn được quan tâm chỉ đạo một cách tích cực bằng nhiều hình thức.

Về thủy sản:

Năm 2015, diện tích đã thả nuôi 1.245 ha, đạt 103,8% kế hoạch, tăng 3,1% so với cùng kỳ; trong đó diện tích nuôi nước ngọt 300 ha, nuôi nước lợ 945 ha (chuyên tôm 120 ha, xen ghép 825 ha); nuôi cá lồng 2.900 cái (nước ngọt 250 cái, nước lợ 2.650 cái), nuôi trong bể xi măng 9.500 m3. Sản lượng nuôi 2.448 tấn, đạt 96% kế hoạch và bằng 92,87% so cùng kỳ. Sản lượng khai thác 7.050 tấn, đạt 100,7% so với kế hoạch, tăng 4% so với cùng kỳ (khai thác biển 5.360 tấn, khai thác sông đầm 1.7550 tấn).

Công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản cũng được tăng cường, đã thành lập mới 2 khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản, với diện tích 56 ha. Thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra, xử lí các trường hợp vi phạm trong nuôi trồng thủy sản, kiểm kê lừ xếp có mắt lưới sai so với quy định để có biện pháp xử lí trong thời gian tới.

c, Về công nghiệp – thương mại – du lịch, dịch vụ

Về công nghiệp:

Các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh khá ổn định, nhất là khu vực ngoài quốc doanh đã đóng góp đáng kể cho tốc độ tăng trưởng chung của toàn ngành;

nhiều doanh nghiệp đã dần tháo gỡ khó khăn về vốn và thị trường tiêu thụ. Năm 2015, tổng giá trị sản xuất công nghiệp 712 tỷ đồng, tiểu thủ công nghiệp đạt 256 tỷ đồng.

Các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp chủ yếu tập trung các lĩnh vực: Mộc mỹ nghệ, thêu ren, chế biến nông lâm thủy sản, khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất dầu tràm, chế biến thực phẩm… sản xuất khá ổn định, sản phẩm từng bước được chú trọng về chất lượng, mẫu mã đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng;

một số sản phẩm có giá trị sản xuất lớn, có thương hiệu trên thị trường như mộc mỹ nghệ, nước mắm, mắm các loại, dầu tràm. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây sản

phẩm dầu tràm kộm chất lượng, hàng khụng rừ nguồn gốc được bỏn ra thị trường làm ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu của làng nghề dầu tràm Lộc Thủy.

Việc huy động, kêu gọi đầu tư để lấp đầy các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tiếp tục thực hiện có hiệu quả, thông qua việc bàn giao mặt hàng, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Hướng dẫn, khuyến khích phát triển các ngành nghề phụ trợ tại khu công nghiệp, nhằm giải quyết việc làm tăng thu nhập cho người dân, qua chương trình khuyến công, hỗ trợ mua sắm máy móc, trang thiết bị, tìm kiếm thị trường đầu ra…

Về thương mại:

Công tác quản lý giá cả các mặt hàng thiết yếu được thực hiện tốt; đã làm tốt công tác kiểm tra, kiểm soát giá thị trường, chống đầu cơ, buôn lậu, gian lận thương mại; nguồn hàng hóa dồi dào, giá cả ổn định hoặc giảm ở nhiều nhóm hàng hóa, dịch vụ cùng với việc phối hợp các doanh nghiệp tăng cường triển khai các chương trình khuyến mại phong phú, thay đổi mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, đưa hàng Việt về nông thôn, vùng sâu, vùng xa nên thị trường hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng ổn định. Năm 2015, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội đạt 2.000 tỷ đồng.

Về du lịch:

Tiếp tục đầu tư nâng cấp hạ tầng các điểm du lịch, chú trọng nâng cao chất lượng, cung cách phục vụ du khách; bên cạnh đó, đã không ngừng đẩy mạnh công tác, tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, chất lượng dịch vụ nhằm thu hút lượng khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng. Năm 2015, đã đầu tư và đưa vào hoạt động dự án nâng cấp bến số 1 cảng Chân Mây, chiều dài từ 300m lên 360m và nạo vét vũng quay trở tàu, để có thể đón tàu có trọng tải lớn, sức chở từ 4.500 – 5.000 khách; qua đó, đã thu hút lượt khách đến Huế bằng đường tàu biển qua cảng Chân Mây tăng khá, đạt khoảng 61.450 lượt. Tổng lượt khách đến tham quan du lịch khoảng 632.000 lượt người, tăng 19,2% so với năm 2014. Doanh thu ngành du lịch ước đạt 963 tỷ đồng, đạt 101,4% kế hoạch năm và tăng 20,1% so với năm 2014.

Dịch vụ vận tải: về cơ bản đã đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng và nhu cầu đi lại của nhân dân với chất lượng ngày càng cao.

Dịch vụ vận tải hành khách công cộng không ngừng phát triển, ngoài 3 tuyến xe buýt đã hoạt động (tuyến Huế - Vinh Hiền, Huế - Cầu Hai và Huế Cảnh Dương) đã mở thêm tuyến Huế - Lăng Cô và tăng cường thêm nhiều lượt xe để phục vụ vận chuyển

hành khách. Ngoài ra, còn có các phương tiện vận tải tư nhân: taxi Bạch Mã và Lăng Cô đã giúp tăng tính cạnh tranh cũng như sự lựa chọn cho người dân. Năm 2015, tổng doanh thu dịch vụ vận tải ước tính đạt khoảng 2.700 tỷ đồng.

Dịch vụ bưu chính viễn thông: đã kết hợp hình thành một số sản phẩm dịch vụ mới như: dịch vụ trả lương hưu, dịch vụ ngân hàng bưu điện, dịch vụ chuyển phát có nhờ thu và phát… Dịch vụ viễn thông được đưa vào nề nếp, đã hoàn thành ngầm hóa cáp viễn thông, cải tạo và sắp xếp dây thuê bao; hoàn thành và tổ chức quản lý theo quy hoạch đối với các trạm. Đến nay, thuê bao internet ước đạt 21 thuê bao/100 dân và thuê bao điện thoại đạt 66 thuê bao/ 100 dân. Doanh thu dịch vụ bưu chính viễn thông đạt 500 tỷ đồng.

Dịch vụ tín dụng ngân hàng: được củng cố, mạng lưới các chi nhánh tiếp tục mở rộng với 3 chi nhánh ngân hàng thương mại đang hoạt động; địa bàn hoạt động ngân hàng đã mở rộng đến từng vùng nông thôn ở các xã, góp phần đáp ứng nhu cầu giao dịch của người dân. Các loại hình dịch vụ như: dịch vụ y tế, giáo dục – đào tạo, dịch vụ bảo hiểm, tư vấn thiết kế phát triển khá.

d, Thu chi ngân sách

Năm 2015, tổng thu cân đối ngân sách 112,06 tỷ đồng, đạt 118% kế hoạch, bằng 109% so với cùng kỳ. Một số khoản thu đạt cao như: thuế thu nhập cá nhân, thu cấp quyền sử dụng đất đai, phí lệ phí,… Tổng chi ngân sách nhà nước ước đạt 512,646 tỷ đồng, đạt 126% kế hoạch, bằng 94,2% so với cùng kỳ; trong đó, chi ngân sách huyện 446,164 tỷ đồng, đạt 128,5% kế hoạch, bằng 105,3% so với cùng kỳ.

Thu cân đối ngân sách nhà nước vẫn gặp nhiều khó khăn do nền kinh tế phục hồi chậm sau suy thoái, hiệu quả sản xuất kinh doanh đạt chưa cao; một số chính sách về thuế và miễn giảm, giảm, gia hạn nộp thuế đã làm giảm nguồn thu trong năm. Các nguồn thu vẫn còn thiếu ổn định và bền vững; nợ đọng thuế tuy được các ngành, địa phương tích cực xử lí nhưng vẫn còn chiếm tỷ lệ cao ở một số địa phương.

e, Tình hình đầu tư phát triển:

Đầu tư xây dựng: việc bố trí vốn đầu tư tập trung vào các công trình đã phê duyệt Báo cáo kinh tế kỹ thuật, công trình chuyển tiếp hoặc đã phê duyệt quyết toán vốn đầu tư nên chủ động trong công tác quản lý, thanh toán và đảm bảo nguồn vốn đầu tư cho các dự án có trong kế hoạch. Các nguồn vốn đầu tư chủ yếu gồm: vốn đầu tư thuộc ngân sách huyện, nguồn vốn ngân sách tỉnh, vốn trái phiếu chính phủ và các nguồn vốn khác.

Kết cấu hạ tầng đã có bước cải thiện đáng kể, thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư xã hội, nhiều chương trình, dự án đã được thực hiện. Hệ thống giao thông, mạng lưới điện trên địa bàn huyện được mở rộng; một số công trình thủy lợi được xây dựng mới và tu sửa lại khắc phục hậu quả lũ lụt; mạng lưới bưu chính, thông tin liên lạc được mở rộng và hiện đại hóa đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế và ổn định đời sống nhân dân.

Công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư:

Trong năm 2015, đã triển khai thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phục vụ thi công hơn 20 công trình, dự án; trong đó, các công trình, dự án lớn như:

dự án mở rộng quốc lộ 1A, các cầu yếu, hầm đường bộ Phước Tượng – Phú Gia, đường Hồ Chí Minh đoạn La Sơn – Túy Loan, đường La Sơn – Nam Đông,… Tổng diện tích đất thu hồi 88,5 ha; tổng kinh phí bồi thường hỗ trợ cho các đối tượng đã được phê duyệt là 126,8 tỷ đồng. Đến nay, cơ bản đáp ứng yêu cầu tiến độ đề ra; đã thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách về bồi thường, hỗ trợ cho các hộ dân theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.

Hoạt động của các thành phần kinh tế:

Kinh tế tư nhân phát triển mạnh, kinh doanh ngày càng có hiệu quả hơn. Năm 2015, có thêm 278 hộ đăng ký kinh doanh mới, với tổng số vốn đăng ký khoảng 48 tỷ đồng, tăng 20,9% về số hộ đăng ký mới và tăng 16% về vốn đăng ký so với năm 2014; lũy kế đến nay, số hộ đăng ký kinh doanh là 2.663 hộ, với tổng số vốn đăng ký là 430 tỷ đồng.

Kinh tế hợp tác xã được củng cố và duy trì, một số hợp tác xã nông nghiệp đã chuyển sang hoạt động mạnh ở lĩnh vực dịch vụ, nhờ đó, ngày càng phát huy hiệu quả.

Tuy nhiên, số hợp tác xã làm ăn hiệu quả chiếm tỷ lệ thấp, một phần do thiếu vốn sản xuất, cũng như năng lực nắm bắt thị trường còn hạn chế, phương án sản xuất kinh doanh thiếu hiệu quả.

2.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất tiết kiệm hộ gia đình ở

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tiết kiệm hộ gia đình ở huyện Phú Lộc (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w