TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
2.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất tiết kiệm hộ gia đình ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
2.2.5. Các hình thức tiết kiệm của hộ gia đình
2.2.5.1. Các hình thức tiết kiệm được ưa chuộng trong dân cư.
Các hình thức tiết kiệm của các hộ gia đình ở nông thôn, trong đó có huyện Phú Lộc rất đa dạng về quy mô cũng như về hình thức. Một tập quán lâu đời và đã trở thành thói quen của đại đa số người dân nông thôn là thích giữ tiền mặt, vàng… ở nhà để dễ dàng sử dụng khi cần thiết hơn thay vì gửi ngân hàng đã làm một lượng lớn tiền mặt nhàn rỗi lưu giữ trong dân cư.
Trong tổng số 80 hộ được điều tra thì có 75 hộ có thói quen tiết kiệm, 5 hộ không có thói quen tiết kiệm nên hình thức tiết kiệm điều tra được sẽ căn cứ vào tổng số 75 hộ này.
Giữ tiền mặt ở nhà: Đại đa số các hộ gia đình ở đây còn mang nặng hình thức giữ tiền mặt ở nhà, cụ thể là trong 75 tiết kiệm thì hình thức tiết kiệm cao nhất là dự trữ tiền mặt ở nhà chiếm đến 61 hộ (tương ứng với 38,4%). Việc giữ tiền mặt ở nhà được coi
như là một tập quán lâu đời, thói quen ở hầu hết các hộ gia đình. Bên cạnh việc coi đây như là một khoản dự phòng thì nhóm hộ này cảm thấy an toàn khi để ở nhà.
Bảng 2.5. Các hình thức tiết kiệm của các hộ gia đình Hình thức tiết kiệm Tần số (n) Phần trăm (%)
Tiền mặt 61 38,4
Chơi hụi 25 15,7
Gửi tiết kiệm 16 10,1
Cho vay 4 2,5
Mua vàng 52 32,7
Khác 1 0,6
Tổng 159 100,0
(Nguồn: Số liệu điều tra và xử lí SPSS)
Dự trữ vàng: Một hình thức dự trữ khác cũng chiếm tỷ lệ lớn trong hình thức tiết kiệm đó là dự trữ vàng. Trong số các hộ được điều tra thì tỷ lệ các hộ gia đình dự trữ vàng lên tới 52 hộ (tương ứng với 32,7%). Điều này được lý giải là từ tập quán sống, việc dự trữ vàng được coi là một hình thức tiết kiệm phổ biến, an toàn. Ngoài ra, vàng được các hộ gia đình dùng làm trang sức hay dùng vào việc cưới xin…
Chơi hụi: Hình thức này cũng được xem là một hình thức phổ biến của các hộ gia đình ở nông thôn, có 25 hộ (tương ứng với 15,7%) sử dụng hình thức tiết kiệm này. Đây được coi là hình thức tiết kiệm nhưng trong một số trường hợp nó cũng được coi là hình thức tín dụng mà thông qua đó các nhóm hộ có thể vay mượn lẫn nhau.
Mặc dù chơi hụi tận dụng được tiền nhàn rỗi và sinh thêm lời nhưng tiết kiệm với hình thức này thường không an toàn, ẩn chứa nhiều rủi ro nếu bị giật hụi.
Biểu đồ 2.5. Các hình thức tiết kiệm của hộ gia đình
Gửi tiết kiệm: Trong số các hộ gia đình được điều tra thì có 16 hộ (tương ứng với 10,1%) sử dụng hình thức tích lũy này. Nhóm hộ gia đình này cho rằng, việc tích lũy với hình thức gửi tiết kiệm không những an toàn, tận dụng được tiền nhàn rỗi mà còn có khả năng sinh lời nữa. Tuy nhiên, vẫn còn có nhiều hộ gia đình vẫn chưa tiếp cận được hình thức tiết kiệm bằng cách này do nhiều vần đề như: hệ thống các ngân hàng ở nông thôn còn ít phát triển hơn nhiều so với thành thị, hơn nữa mức lãi suất hiện nay chưa thực sự thu hút họ và khi cần tiền để tiêu dùng gì đó thì họ phải đợi đến khi đáo hạn mới có thể nhận được tiền lãi… làm cho các hộ gia đình phân vân khi cân nhắc lựa chọn hình thức tiết kiệm này.
Cho vay: Trong tổng số 75 hộ được điều tra thì hình thức tiết kiệm này có 4 hộ sử dụng (tương ứng với 2,5%). Đối với các hình thức: giữ tiền mặt ở nhà, dự trữ vàng được coi là không sinh thêm lời; gửi tiết kiệm, chơi hụi tiền lãi thu được không cao. Do đó, một số hộ chọn hình thức cho vay hàng xóm, bạn bè… Vì tính chất rủi ro của hình thức này khá cao nên lãi suất cho vay cũng cao hơn nhiều so với các hình thức thông thường và hình thức này thường chỉ có nhóm hộ có thu nhập cao, khá sử dụng.
Ngoài ra còn có hình thức tiết kiệm khác chiếm tỷ lệ không nhiều như: mua bảo hiểm, ngoại tệ… Nhìn chung, theo đánh giá của các hộ gia đình, mức độ an toàn của các loại hình tiết kiệm đều không có vấn đề gì đáng lo ngại, ngoại trừ việc chơi hụi hay cho vay. Hầu hết các hình thức tiết kiệm hiện nay đều được xem là những loại hình dịch vụ thuận tiện cho việc sử dụng ngoại trừ tiền gửi ngân hàng… nên tỷ trọng các gia đình sử dụng loại hình dịch vụ này thường không nhiều.
2.2.5.2. Nguyên nhân lựa chọn các hình thức tiết kiệm của hộ gia đình.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc hộ gia đình lựa chọn hình thức tiết kiệm này mà không phải là hình thức tiết kiệm khác. Trong đó, các nguyên nhân chủ yếu thường gặp đó là xuất phát từ mong muốn sinh thêm lời, tận dụng được tiền nhàn rỗi, an toàn hay là thói quen từ xưa đến nay của các hộ gia đình.
Bảng 2.6. Những lý do mà hộ gia đình tích lũy
Lý do chọn HTTK Tần số (n) Phần trăm (%)
Sinh thêm lời 10 13,33
Tận dụng tiền nhàn rỗi 22 29,33
An toàn 16 21,34
Thói quen 27 36,0
Tổng 75 100.0
(Nguồn: Số liệu điều tra và xử lí SPSS) Khi hỏi đến nguyên nhân dẫn đến các hộ gia đình lại ưa thích các hình thức tiết kiệm đang sử dụng, có đến 27 hộ (tương ứng với 36%) nêu ra lý do là do thói quen , tập quán lâu đời từ xưa đến nay vẫn còn tồn tại trong các hộ gia đình ở đây là ưa thích giữ tiền mặt và dự trữ vàng; 22 hộ (tương ứng với 29,33%) cho rằng có thể tận dụng được tiền nhàn rỗi; có 16 hộ (tương ứng với 21,34%) nói rằng họ cảm thấy an toàn, yên tâm khi sử dụng hình thức tiết kiệm đó và có 10 hộ (tương ứng với 13,33%) xuất phát từ mục đích mong muốn sinh thêm lời khi tiết kiệm.
Biểu đồ 2.6. Những lý do mà hộ gia đình tích lũy
Khi lựa chọn các hình thức tiết kiệm khác nhau thì hộ gia đình sẽ có lý do chọn hình thức tiết kiệm đó tương ứng với mong muốn hay mục đích tiết kiệm của mình.
Dưới đây là bảng phân loại loại hình tiết kiệm với lý do lựa chọn hình thức tiết kiệm của 75 hộ gia đình có thói quen tiết kiệm:
Bảng 2.7. Phân loại loại hình tiết kiệm với lý do lựa chọn hình thức tiết kiệm của hộ gia đình
Đơn vị tính: số hộ (n) Hình thức tiết Những lý do mà hộ gia đình tiết kiệm Tổng
kiệm Sinh thêm lời
Tận dụng tiền nhàn rỗi
An toàn Thói quen
Tiền mặt 5 19 11 26 61
Chơi hụi 3 11 2 9 25
Gửi tiết kiệm 7 2 6 1 16
Cho vay 1 3 0 0 4
Mua vàng 5 15 13 19 53
Khác 0 0 1 0 1
Tổng 21 50 33 55 159
(Nguồn: Số liệu điều tra và xử lí SPSS) Dựa vào bảng 2.7, ta có thể thấy các hộ lựa chọn HTTK bằng tiền mặt chủ yếu là do thói quen (có 26 hộ) và tận dụng tiền nhàn rỗi vốn có của mình (chiếm 19 hộ).
Đây được coi là một tập quán từ xưa đến nay của các hộ gia đình ở đây. Hơn nữa, việc giữ tiền mặt ở nhà có thể tạo cảm giác an toàn, và thuận tiện hơn cho việc sử dụng khi cần thiết. Bên cạnh đó, có đa số các HGĐ thuộc nghề kinh doanh, buôn bán thường có thói quen giữ tiền mặt để thuận tiện hơn trong quá trình trao đổi, mua bán hàng hóa với nhau.
Lý do được đưa ra từ các hộ lựa chọn HTTK mua vàng chủ yếu là do thói quen (có đến 19 hộ), tận dụng tiền nhàn rỗi (chiếm 15 hộ) và có 13 hộ cảm thấy an toàn khi lựa chọn hình thức này, ngoài ra còn có 5 hộ mua vàng với mong muốn sẽ đem lại lợi nhuận cho họ trong tương lai. Bên cạnh đó, HTTK này đã được sử dụng lâu đời trong dân cư.
Biểu đồ 2.7. Phân loại loại hình tiết kiệm với lý do lựa chọn hình thức tiết kiệm của hộ gia đình
Việc lựa chọn HTTK bằng cách chơi hụi cũng là một trong những hình thức phổ biến của các HGĐ ở khu vực nông thôn nước ta, trong số 25 hộ thì có đến 11 HGĐ xem việc chơi hụi có thể tận dụng được tiền nhàn rỗi của mình, 9 hộ nêu lý do là do thói quen, 3 hộ vì mục đích sinh lời và chỉ có 2 hộ cảm thấy an toàn khi sử dụng HTTK này.
Đa số các hộ lựa chọn HTTK gửi tiết kiệm thường chủ yếu là nhằm vào mục đích sinh thêm lời (có 7 hộ) và an toàn (có 6 hộ). Hiện nay HTTK này chưa được phổ biến lắm ở khu vực nông thôn.
Các HGĐ lựa chọn HTTK bằng cách cho vay chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ với nguyên nhân là để tận dụng được tiền nhàn rỗi là chủ yếu.
Nhìn chung, các hình thức tiết kiệm của các hộ gia đình huyện Phú Lộc là đa dạng và phong phú nhưng chiếm chủ yếu ở hai hình thức là giữ tiền mặt và dự trữ vàng. Việc các hộ gia đình có tâm lý giữ tiền mặt và dự trữ vàng đã làm cho một lượng lớn tiền mặt nhàn rỗi trong dân cư. Qua đó, ta thấy việc tích lũy bằng hình thức gửi tiết
kiệm ở đa số các hộ gia đình khu vực nông thôn khá mới mẻ và ít được hộ gia đình chú ý. Điều đó còn cho thấy việc huy động nguồn vốn từ nông thôn vẫn chưa được các tổ chức tín dụng chú trọng nhưng đây lại là một thị trường có nhiều tiềm năng nếu biết khai thác và sử dụng hợp lý.