6. Đối tượng và phạm vi của đề tài
2.1. Các yếu tố tự nhiên, xã hội tác động đến cơ chế đào tạo công chức hành chính tại các tỉnh miền Trung
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Miền Trung có 2 vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, bao gồm 14 tỉnh, thành phố có bờ biển dài dọc theo Quốc lộ 1 từ Thanh Hoá đến Bình Thuận, trong đó Bắc Trung Bộ bao gồm 6 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế; Duyên hải miền Trung bao gồm 8 tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.
Miền Trung có tổng diện tích tự nhiên là 95.838 km2 chiếm gần 29,0%
diện tích tự nhiên của cả nước. Dân số trung bình năm 2015 là 19.046,5 nghìn người, bằng 21,9% dân số cả nước. Dân số đô thị năm 2014 chiếm 26,25% dân số của vùng (tỷ lệ này của cả nước là 31,75%).
Miền Trung nằm ở trung độ trên trục giao thông chính Bắc - Nam và mặt tiền của lãnh thổ Việt Nam, có ý nghĩa chiến lược về giao lưu kinh tế Bắc - Nam và Đông - Tây, có quan hệ chặt chẽ với Tây Nguyên, Lào, Đông Bắc Campuchia, Đông Bắc Thái Lan và Myanmar, là cửa ra biển của tuyến hành lang Kinh tế Đông - Tây nối với đường hàng hải quốc tế.
Về địa hình các địa phương trong vùng đều có biển, ven biển ở phía Đông, đồng bằng nhỏ hẹp và miền núi trung du phía Tây. Dọc theo lãnh thổ các tỉnh đều có núi, trung du, đồng bằng ven biển và hải đảo. Một số cửa sông và núi sát biển có thể hình thành những cảng lớn, thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Tuy nhiên, do địa hình phức tạp, chia cắt mạnh, đại bộ phận lãnh thổ là đồi núi, đồng bằng nhỏ hẹp, đất lúa ít, đất nông lâm xen kẽ và bị chia cắt bởi nhiều sông suối dốc, chảy xiết nên thường gây lũ bất ngờ. Đặc điểm này cho thấy sự đa dạng về các điều kiện tự nhiên, khí hậu,
điều kiện để các tỉnh trong vùng phát triển kinh tế đa dạng, kết hợp giữa kinh tế biển và kinh tế đất liền.
Miền Trung có khí hậu nhiệt đới gió mùa, song đa dạng và phức tạp, có sự phân hóa sâu sắc trên phạm vi lãnh thổ theo vĩ độ, địa hình và theo mức độ cách xa biển. Ở khu vực này cũng xuất hiện thời kỳ khô nóng vào đầu hè có liên quan đến gió Tây Nam và ảnh hưởng trực tiếp nặng nề của bão, kéo theo lũ lụt và úng ngập trầm trọng.
Đất đai miền Trung nhìn chung không màu mỡ; điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt (hạn hán, lũ lụt.) đã làm giảm độ phì nhiêu của đất nông nghiệp, nhiều khu vực còn đứng trước nguy cơ sa mạc hoá.
Cơ sở HVHC khu vực miền Trung được phân công chính thức tổ chức ĐTBD công chức hành chính từ Quảng Bình đến Ninh thuận (10 tỉnh), nhưng sự phân công này chỉ mang tính tương đối. Vì vậy địa bàn tuyển sinh, tổ chức ĐTBD công chức hành chính trãi dài, thiếu chiều ngang, tạo ra những bất lợi trong quản lý, đi lại của giảng viên, học viên, hiệu quả kinh tế thấp.
2.1.2. Đặc điểm văn hóa và xã hội
2.1.2.1. Đặc điểm dân số, nguồn nhân lực
Miền Trung là vùng có diện tích và số lượng dân số đứng hàng thứ nhất trên cả nước, diện tích của vùng chiếm gần 29,0% diện tích cả nước, trong đó vùng Bắc Trung bộ (15,55%) và DHMT (13,41%). Năm 2011, dân số của cả Vùng khoảng 19,047 triệu người, chiếm 21,9% dân số cả nước. Mật độ dân số trung bình của vùng đạt 199 người/km2 (bằng khoảng 75,1% mật độ dân số trung bình của cả nước). Tốc độ tăng dân số trung bình hàng năm của miền Trung ở mức thấp. Tốc độ tăng dân số hàng năm thời kỳ 2011 - 2015 đạt trung bình hơn 0,60%/năm, trong khi đó tốc độ tăng dân số bình quân cùng thời kỳ của cả nước là 1,13%/năm.
Dân số miền Trung có cơ cấu tương đối trẻ so với cả nước và các vùng kinh tế phát triển khác. Cơ cấu dân số trẻ góp phần tạo ra sức ép lớn đối với việc chăm sóc trẻ em, đầu tư phát triển giáo dục - đào tạo và tạo việc làm cho thế hệ trẻ, đồng thời cũng là nguồn tăng nhanh dân số trong tương lai. Dân số miền
Trung có cơ cấu đa dân tộc, trên địa bàn có sự hiện diện của 41 dân tộc trong tổng số 54 dân tộc cả nước. Sự phong phú về số lượng dân tộc của miền Trung tạo nên nền văn hoá đa dạng, đan xen giữa các dân tộc.
Tỷ lệ người biết chữ khá cao (97,5%), cao hơn tỷ lệ trung bình cả nước (95,62%). Chất lượng của lực lượng lao động trong toàn vùng cũng đạt mức khá, xấp xỉ mức trung bình của cả nước, đặc biệt là từ tốt nghiệp cấp THCS trở lên. Tỷ lệ người có trình độ tốt nghiệp THCS trở lên chiếm 48,3%.. Từ năm 2000 đến nay, chất lượng nguồn nhân lực của toàn vùng được nâng lên khá nhanh, tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 9,92% năm 1996 tăng lên 28,9% năm 2015; tỷ trọng lao động từ công nhân kỹ thuật có bằng trở lên tăng từ 6,83% lên 16,8%.
2.1.2.2. Đặc điểm văn hóa
Bắc Trung Bộ được coi là mảnh đất địa linh nhân kiệt nơi đã sinh ra nhiều vị anh hùng dân tộc kiệt xuất, nhiều danh nhân văn hóa tiêu biểu. Bắc Trung bộ có thể được xem là một trong những cái nôi của dân tộc Việt Nam với những di chỉ Núi Đọ, Đa Bút, văn hóa Đông Sơn. Theo số liệu của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, BTB có 144/1221 di tích đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi nhận, xếp hạng. Trong các di tích đó có những địa danh đã đi vào tiềm thức của người dân Việt Nam như: Bảo tàng Kim Liên, Động Phong Nha, thành Nhà Hồ… Nhiều di tích lịch sử, cách mạng, kiến trúc nổi tiếng mà nổi bật là cố đô Huế, phố cổ Hội An... đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Các tỉnh vùng DHMT đã trải qua hàng ngàn năm có sự định cư của con người. Bề dày lịch sử của vùng đất này có thể thấy qua các di chỉ cổ xưa như:
Văn hóa Sa Huỳnh, Di chỉ Gò Đá (huyện Sơn Tịnh - Quảng Ngãi); kinh đô Trà Kiệu (Duy Xuyên-Quảng Nam) là quần thể di tích tiêu biểu cho nghệ thuật Chăm từ thế kỷ VII- XIII với các công trình văn hóa, kiến trúc độc đáo; Nhà chứng tích chiến tranh ở Sơn Mỹ, Bảo tàng Quang Trung (Bình Định),... là những di sản văn hóa quý hiếm cần phải được tôn tạo, gìn giữ cho muôn đời sau.
Với khoảng 8,76 triệu người và hơn 30 dân tộc anh em cùng sinh sống trên địa bàn vùng DHMT, trong đó người Kinh chiếm chủ yếu (95%), còn lại khoảng 5% là đồng bào các dân tộc thiểu số (Hre, BaNa, Chăm, Chàm, Êđê,
Hroi)... Trong quá trình lịch sử lâu dài cùng chung sống, bên cạnh việc mỗi dân tộc đều có những phong tục, tập quán, có chữ viết, tiếng nói riêng, đã hình thành nên một nền văn hóa đa dạng, phong phú trên nền tảng của dân tộc Việt Nam.
2.1.3. Vài nét thực trạng kinh tế - xã hội các tỉnh miền Trung
Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước về chính sách, đầu tư nguồn lực, cùng với sự phát triển của đất nước, các tỉnh miền Trung có nhiều khởi sắc, có sự tăng trưởng khá; hệ thống đô thị ven biển được nâng cấp và xây dựng kết cấu hạ tầng; nhiều khu kinh tế, khu công nghiệp, khu du lịch, khu kinh tế cửa khẩu và vùng sản xuất nguyên liệu gắn với công nghiệp chế biến đã được hình thành và phát triển. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được cải thiện góp phần nâng cao đời sống nhân dân, bảo đảm quốc phòng, giữ vững an ninh và trật tự an toàn xã hội.
2.1.3.1. Nền kinh tế phát triển tương đối toàn diện và liên tục tăng trưởng với nhịp độ khá cao, chất lượng tăng trưởng từng bước được cải thiện
Nhịp độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2005-2010 tính theo số liệu tổng hợp từ các tỉnh đạt khoảng 10,0%; sau năm 2000 do ảnh hưởng của khủng khoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu nền kinh tế của vùng năm 2009- 2010 chỉ đạt tăng trưởng bình quân khoảng 8% dẫn đến cả thời kỳ 2010-2015 vẫn thấp hơn mức bình quân của cả nước.
Mặc dù đạt được nhịp độ tăng trưởng khá, nhưng GDP bình quân đầu người của vùng vẫn đạt thấp. Khoảng cách về GDP bình quân đầu người của vùng so với trung bình của cả nước có xu hướng giảm dần, năm 2010 GDP/người của vùng mới chỉ bằng 62,7% so với cả nước, năm 2015 bằng 66,31% so với mức bình quân chung của cả nước. GDP bình quân đầu người theo giá thực tế năm 2010 đạt 3251 nghìn đồng, năm 2015 đạt khoảng 14.718 nghìn đồng, tuy nhiên GDP bình quân đầu người của vùng miền Trung vẫn thấp hơn nhiều so với mức trung bình của cả nước, đứng thứ tư sau các vùng Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. (Nguồn: Niên giám thống kê năm 2010-2015).
2.1.3.2. Thu, chi ngân sách đạt khá, từng bước đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển và chi thường xuyên của địa phương trong vùng
Tổng thu ngân sách nhà nước miền Trung tăng, năm 2010 đạt khoảng 35,5 nghìn tỷ đồng (chiếm khoảng 8,7% thu ngân sách cả nước). Thu ngân sách trên địa bàn tăng nhanh về quy mô, thu ngân sách năm 2010 gấp hơn 5 lần năm 2000. Tuy nhiên, xét cơ cấu thu ngân sách của vùng, nguồn thu từ thuế và phí chiếm tỷ lệ không cao trong tổng thu ngân sách trên địa bàn. (Nguồn: Niên giám Thống kê và báo cáo thực hiện kế hoạch 5 năm 2010-2015 các tỉnh).
Tổng chi ngân sách Nhà nước của vùng năm 2010 đạt đạt khoảng 39,1 nghìn tỷ đồng. Tỷ lệ thu/chi ngân sách của vùng đã có bước cải thiện đáng kể từ thu chỉ 2010 đạt khoảng trên 90%.
2.1.3.3. Cơ sở hạ tầng của vùng phát triển nhanh
Tốc độ đô thị hóa ở các thị trấn, thị tứ, các trung tâm tiểu vùng được đẩy nhanh. Các thành phố, thị xã, thị trấn trong vùng được phân bố khá hợp lý và có bước phát triển nhanh, từng bước đảm nhận vai trò là các hạt nhân thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của các tỉnh trong vùng. Hệ thống cơ sở hạ tầng được cải thiện, tạo diện mạo của các đô thị văn minh như Đà Nẵng, Huế, Nha Trang....
Các cơ sở đào tạo của các trường đại học ở Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang...
được đầu tư phát triển. Hệ thống các công trình dịch vụ như Bệnh viện tuyến Trung ương, tuyến vùng, các Trung tâm y tế chuyên sâu miền Trung, các trung tâm văn hoá, nhà bảo tàng đã đáp ứng được nhu cầu của người dân.
Vùng đồng bằng, ven biển và đầm phá được tập trung phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng CNH, HĐH gắn với xây dựng và phát triển nông thôn mới. Kết cấu hạ tầng về điện, đường, trường, trạm được đầu tư với tốc độ nhanh hơn trước và một số tuyến đường giao thông ven biển đã được đầu tư... Bộ mặt nông thôn được đổi mới từng bước, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện; an ninh nông thôn và tuyến biển được giữ vững.
Vùng gò đồi, miền núi đã thay đổi dần tập quán sản xuất lạc hậu ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, bước đầu hình thành các vùng chuyên canh tập trung như cao su, cà phê, rừng nguyên liệu,... các mô hình kinh tế trang trại có
bước phát triển. Cơ sở hạ tầng về giao thông, thuỷ lợi, điện, nước sinh hoạt, trường học, trạm y tế, thông tin liên lạc... được ưu tiên đầu tư. Đời sống của nhân dân ổn định và có mặt phát triển, nhất là ở các xã đặc biệt khó khăn.
2.1.3.4. Lĩnh vực xã hội đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đời sống văn hoá, tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao
Các lĩnh vực văn hóa - xã hội đạt nhiều thành tựu quan trọng. Các chính sách xã hội, nhất là xóa đói, giảm nghèo, chăm lo người nghèo và đồng bào các dân tộc thiểu số được quan tâm. Đời sống vật chất và văn hóa - tinh thần của nhân dân được cải thiện. Trật tự, an toàn xã hội được giữ vững. Hệ thống chính trị được củng cố, kiện toàn, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc được phát huy, hướng vào sự nghiệp chung xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Giáo dục - đào tạo có những chuyển biến tích cực. Đội ngũ giáo viên cơ bản đủ, đồng bộ và chuẩn hoá, có 30% được đào tạo trên chuẩn. Chất lượng giáo dục ở các cấp học ngày càng tăng; tỉ lệ học sinh đạt khá, giỏi và tốt nghiệp phổ thông các cấp hàng năm đạt khá cao. Toàn vùng đã được công nhận phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở; bình quân 2,5 người dân có 1 người đi học. Mạng lưới trường lớp được nâng cấp, xây mới đáp ứng yêu cầu phát triển về quy mô, ngành học, cấp học, giải quyết cơ bản tình trạng thiếu trường, thiếu lớp. Công tác xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh.
Y tế và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. Công tác khám, chữa bệnh ngày càng tốt hơn; các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế triển khai có kết quả, công tác phòng, chống và ngăn chặn các bệnh dịch nguy hiểm được quan tâm.
Hệ thống bệnh viện, trạm y tế được xây mới, nâng cấp, tầng hoá, trang thiết bị y tế được tăng cường. Các thiết chế của Trung tâm y tế chuyên sâu miền Trung từng bước được đưa vào hoạt động và phát huy hiệu quả; Bệnh viện tuyến vùng và Trung ương ở Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam đã nâng cao chất lượng khám chữa bệnh trong các lĩnh vực kỹ thuật cao. Lực lượng cán bộ y tế trên địa bàn vùng cũng không ngừng trưởng thành và phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng, đã tham gia tích cực vào công tác tuyên truyền, giáo dục sức khoẻ và vận động nhân dân thực hiện các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu tại cộng đồng.
Việc làm và xoá đói giảm nghèo. Công tác xoá đói giảm nghèo được triển khai tích cực, đồng bộ, đạt kết quả đáng kể. Đã huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị tham gia công tác xoá đói giảm nghèo; đã lồng ghép chương trình xoá đói giảm nghèo với các chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội, thực hiện nguyên tắc công khai dân chủ trong lựa chọn đầu tư và quản lý, nên đã huy động được nhiều nguồn lực trong xã hội. Kết hợp xây dựng hạ tầng thiết yếu với phát triển sản xuất, nâng cao kiến thức làm ăn cho người nghèo, bố trí sắp xếp lại dân cư, tạo nơi ở ổn định cho hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc và miền núi; các huyện đã thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài cho hộ gia đình yên tâm lao động sản xuất; đào tạo, tuyển chọn đội ngũ cán bộ có năng lực, uy tín, kinh nghiệm chỉ đạo miền núi, vùng cao để tăng cường cho các xã đặc biệt khó khăn.
Hoạt động văn hoá, thông tin. Đã chú trọng tuyên truyền, quảng bá văn hóa dân tộc, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, nhất là các dịp lễ hội, kỷ niệm những ngày truyền thống, nhiều Festival đặc thù của các địa phương trong vùng đã được tổ chức. Các thiết chế văn hóa từng bước được nâng cấp, xây mới; công tác sưu tầm, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá được quan tâm đúng mức; di tích văn hoá lịch sử, cách mạng được tu bổ, bảo vệ và phát huy giá trị. Các di sản văn hoá phi vật thể được duy trì, phát triển, góp phần nâng cao đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân, hỗ trợ ngành du lịch phát triển.
Khoa học và công nghệ đã đáp ứng được một phần đòi hỏi của thực tiễn sản xuất và cuộc sống, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; nhất là việc nghiên cứu đổi mới công nghệ trong sản xuất, tạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Trình độ khoa học, công nghệ trong lĩnh vực y học, khám chữa bệnh từng bước tiến kịp hai trung tâm lớn là Hà Nội và Tp.Hồ Chí Minh. Công nghệ thông tin có bước phát triển nhanh và đã đáp ứng kịp thời xây dựng hệ thống thông tin quản lý.
Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Hệ thống kết cấu hạ tầng được cải thiện rừ rệt, đặt nền múng cho quỏ trỡnh CNH, HĐH và nõng cao tiềm lực kinh tế địa phương. Đây là thời kỳ nền kinh tế được tăng cường đầu tư theo các