6. Đối tượng và phạm vi của đề tài
2.2. ĐTBD của Học viện Hành chính Quốc gia tại các tỉnh miền Trung 1. Khái quát về Cơ sở Học viện Hành chính khu vực miền Trung
Cơ sở của HVHC tại miền Trung (tiền thân là Văn phòng đại diện HVHC khu vực miền Trung), có chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy theo Quyết định số 1139/QĐ-HVHC ngày 18/05/2011 của Giám đốc HVHC. Sau hơn 10 năm xây dựng, phát triển năm đi, Cơ sở HVHC tại miền Trung đã bước
đầu ổn định và mở rộng hoạt động ĐTBD công chức hành chính trên địa bàn với những yếu tố cấu thành cơ bản sau:
Cơ cấu tổ chức bộ máy, cán bộ
Khi mới thành lập Cơ sở HVHC Quốc gia khu vực miền Trung chỉ là Ban quản lý dự án xây dựng cơ sở vật chất. Năm 2011, tổ chức bộ máy chỉ có 2 phòng: Phòng Hành chính - Tổ chức - Tổng hợp; Phòng Đào tạo và bồi dưỡng;
đến nay đã có 07 đơn vị chức năng trực thuộc đó là: Phòng Hành chính - Tổ chức - Tổng hợp; Phòng Tài vụ - Kế toán; Phòng Quản trị; Phòng Đào tạo;
Phòng Bồi dưỡng CBCC, viên chức; Bộ môn Lý luận cơ sở và QLNN, Bộ phận chuyên quản Thông tin - Thư viện. Trên cơ sở các đơn vị chuyên môn, đã thành lập 14 Tổ thuộc các đơn vị. Trong đó phòng Bồi dưỡng CBCC, viên chức là phòng chủ đạo thực hiện nhiệm vụ ĐTBD công chức hành chính.
Đội ngũ cán bộ, viên chức, lao động hợp đồng của Cơ sở Học viện tăng cả về số lượng lẫn chất lượng và có bước phát triển mới. Hiện có 58 người, trong đó: nam 29 người, nữ 29 người, biên chế 15 người. Cán bộ lãnh đạo cấp bộ 01 người; cấp vụ 02 người; cấp phòng 02 người; làm công tác giảng dạy 11 người, trong đó giảng viên kiêm chức 04 người; làm công tác ĐTBD 14 người; làm công tác tổng hợp, phục vụ, hậu cần 29 người.
Để tăng cường lãnh đạo, quản lý, hướng về cơ sở, năm 2011, Lãnh đạo HVHC đã phân công, điều động 01 Phó Giám đốc Học viện vào phụ trách Cơ sở Học viện; 01 cán bộ vào phụ trách Phòng Tài vụ - Kế toán giúp công tác tài chính, đây là chủ trương đúng, và thực tế đã phát huy tốt; mô hình này cần áp dụng cho những đơn vị mới, đang thiếu nhân sự như Cơ sở Học viện.
Để tạo cơ sở pháp lý trong quản lý, điều hành, các hoạt động của cơ quan đi vào nề nếp, Cơ sở Học viện đã tập trung xây dựng và ban hành 19 quy chế làm việc và quy định hoạt động của cơ quan và các đơn vị chức năng. Đây là công việc rất có ý nghĩa và cấp bách, vì Cơ sở Học viện chưa có một văn bản nào quy định chế độ làm việc và quy định trong các hoạt động.
Tuy nhiên công tác tổ chức - cán bộ vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn:
Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy của Cơ sở Học viện chưa được
Giám đốc Học viện phê duyệt. Đội ngũ cán bộ quản lý, đặc biệt đội ngũ giảng viên cơ hữu còn thiếu; biên chế ít; cán bộ phần lớn là trẻ và đang hợp đồng thử việc, kiêm nhiệm nên công tác chỉ đạo, điều hành, giảng dạy còn nhiều bất cập, hiệu quả chưa cao. Nguồn thu của Cơ sở Học viện chưa ổn định, chưa tự chủ nên thu nhập ngoài chế độ của HVHC chưa đều, đời sống cán bộ, lao động hợp đồng còn nhiều khó khăn.
Cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất của Cơ sở HVHC khu vực miền Trung được đầu tư khá đồng bộ, đảm bảo cơ bản phục vụ ĐTBD, gồm các hạng mục: nhà Hiệu bộ, nhà Giảng đường, thư viện, nhà Ký túc xá, hệ thống sân thể thao cùng các hạng mục phụ trợ khác… đảm bảo phục vụ cho dạy và học.
2.2.2. Hoạt động ĐTBD công chức hành chính của Học viện Hành chính Quốc gia tại miền Trung
Hoạt động ĐTBD công chức hành chính của HVHC Quốc gia tại khu vực miền Trung được thực hiện thông qua 3 chủ thể: HVHC Quốc gia tại Hà Nội, Cơ sở HVHC Quốc gia tại Tp. Hồ Chí Minh, Cơ sở HVHC Quốc gia tại khu vực miền Trung.
Hoạt động ĐTBD công chức hành chính của Học viện Hành chính Quốc gia do Cơ sở HVHC khu vực miền Trung đảm nhận
Cơ sở HVHC Quốc gia khu vực miền Trung (tiền thân là Văn phòng đại diện tại miền Trung) thực hiện nhiệm vụ ĐTBD công chức hành chính cho các tỉnh trong khu vực từ tháng 9 năm 2009. Từ đó, Cơ sở dần dần mở ra nhiều loại hình ĐTBD khác và đã trở thành địa chỉ đáng tin cậy trong công tác ĐTBD kiến thức quản lý nhà nước (QLNN) và khoa học hành chính cho CBCC, viên chức của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước và nguồn nhân lực của xã hội không chỉ ở tỉnh Thừa Thiên Huế mà toàn miền Trung. Công tác ĐTBD của Cơ sở HVHC khu vực miền Trung đạt được những kết quả bước đầu quan trọng.
Một là, ngày càng đa dạng hóa loại hình và mở rộng phạm vị ĐTBD đáp ứng ngày càng cao yêu cầu ĐTBD công chức, viên chức và nguồn nhân lực xã hội
Từ tháng 9/2009 công tác ĐTBD được triển khai tại Văn phòng đại diện (nay là Cơ sở HVHC khu vực miền Trung), từ một lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình CVC, một vài lớp hệ thống kiến thức để thi đầu vào lớp đại học hành chính hệ vừa làm vừa học, đến nay ngoài hệ cử nhân hành chính, các loại hình ĐTBD của HVHC Quốc gia đã được triển khai như các lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình CV, CVC, CVCC, trưởng phó phòng...
được thực hiện đều đặn, các lớp thuộc hệ đào tạo cử nhân vừa làm vừa học, cao học Quản lý công, Tài chính Ngân hàng đi vào nề nếp.
Nếu năm 2009 Cơ sở HVHC khu vực miền Trung chỉ mới mở được 03 lớp thử nghiệm, thì năm 2015 mở và quản lý 46 lớp với 2608 học viên, trong đó hệ bồi dưỡng 20 lớp với 1317 học viên.
Ngoài những lớp ĐTBD có tính chất truyền thống như bồi dưỡng theo ngạch, Cơ sở HVHC khu vực miền Trung còn chú trọng đa dạng hóa các loại hình đào tạo thông qua mở các lớp như: lớp bồi dưỡng phương pháp giảng dạy tích cực, lớp bồi dưỡng chức danh trưởng phó phòng, lớp chuyên đề tổ chức nhân sự và đạo đức công vụ, kỹ năng hành chính và văn thư lưu trữ...
Địa bàn ĐTBD ngày càng được mở rộng. Nếu trước năm 2011, Cơ sở HVHC khu vực miền Trung chỉ mới tập trung ĐTBD cho cán bộ, công chức, viên chức và nguồn nhân lực cho TT Huế thì đến nay đã tiến hành tuyển sinh trên phạm vi toàn quốc, liên kết và đặt lớp tại 07 địa phương: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi , Bình Định, Phú Yên…
Ngoài ra, Cơ sở HVHC khu vực miền Trung cũng liên kết với nhiều cơ quan Trung ương trong vùng để thực hiện công tác bồi dưỡng kiến thức QLNN cho cán bộ, công chức thuộc các ngành này như: Bảo hiểm xã hội, Cục Thuế TT Huế, Đại học Huế, Bệnh viện Trung ương Huế...
Số liệu đào tạo trong 5 năm (2009 - 2015) (Phụ lục 1) cho thấy: Dù mới bước đầu thực hiện công tác ĐTBD nhưng số lượng các lớp tăng nhanh, đa dạng hóa loại hình và địa bàn không ngừng được mở rộng, từng bước đáp ứng được
như cầu của công tác ĐTBD cán bộ, công chức, viên chức và nguồn nhân lực xã hội về QLNN và khoa học hành chính trong tình hình mới, đánh dấu sự chuyển biến về chất lượng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, là sự cố gắng vượt bậc của tập thể lãnh đạo và cán bộ, viên chức Cơ sở HVHC khu vực miền Trung.
Hai là, quản lý ĐTBD của Cơ sở HVHC khu vực miền Trung ngày càng nề nếp, chuyên nghiệp
Từ một đơn vị mới, việc quản lý ĐTBD lúc đầu chỉ do một vài chuyên viên phụ trách, đến nay Cơ sở HVHC khu vực miền Trung đã xây dựng được bộ máy với 7 phòng và bộ phận, đáp ứng được nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng. Trong đó trực tiếp quản lý công tác ĐTBD đó là: phòng Đào tạo, phòng Bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và bộ phận Thanh tra - Khảo thí với tổng số cán bộ: 6 cán bộ. Ban hành quy chế, quy định liên quan đến quản lý ĐTBD đối với giảng viên, giáo viên chủ nhiệm, học viên, các đơn vị nghiên cứu, giảng dạy, tham mưu, phục vụ. Công tác xây dựng kế hoạch ĐTBD trong từng năm học, quy định các kỳ thi và tổ chức thi hết học phần, bảo vệ luận văn... ngày càng qui cũ.
Công tác phối hợp, phân cấp, phân công trong quản lý đào tạo giữa các Khoa, Ban của Học viện với Cơ sở nhằm tăng cường tính chủ động, nâng cao hiệu quả và trách nhiệm trong công tác quản lý ĐTBD được chú trọng. Công tác lưu trữ hồ sơ học viên, xây dựng quy trình thực hiện công tác tuyển sinh, quản lý lớp học, phối hợp với các địa phương... được xây dựng và triển khai thực hiện, nhờ vậy việc quản lý ĐTBD ngày càng nề nếp.
Ba là, đội ngũ giảng viên từng bước được tăng cường, thuận lợi cho công tác tổ chức lớp học, tăng tính chủ động của Cơ sở
Xác định đội ngũ giảng viên là nhân tố quyết định cho chất lượng đào tạo, ngay từ những ngày đầu hoạt động, lãnh đạo HVHC Quốc gia đã tiến hành tuyển cán bộ để đào tạo giảng viên. Từ 4 cán bộ trẻ tuyển dụng tháng 11/2009 đến nay đã có 55 cán bộ trong đó có 15 cán bộ là giảng viên kiêm chức, hoặc giảng viên chính thức. Từ đội ngũ cán bộ chỉ 1 PGS.TS, 2 thạc sĩ ban đầu đến nay đã có 1 PGS.TS, 02 TS, 21 thạc sĩ. Ngoài ra, để có đủ lượng giảng viên tham gia đứng lớp, Cơ sở đã xây dựng lực lượng giảng viên thỉnh giảng từ Đại học Huế, Học
viện chính trị Quốc gia khu vực III, các cơ sở đại học trong khu vực miền Trung với 20 giảng viên có trình độ từ thạc sĩ trở lên. Điều nổi bậc nhất trong xây dựng lực lượng giảng dạy của Cơ sở là tập chủ động lực chọn cán bộ trẻ, có tiềm năng, yêu thích giảng dạy cho ĐTBD thông qua việc dự giờ, soạn giáo án, thao giảng, bồi dưỡng kiến thức sư phạm và phương pháp giảng dạy tích cực. Đặc biệt, đưa cán bộ trẻ đi thực tế tại các ban, ngành... tỉnh Thừa Thiên Huế, kết hợp bồi dưỡng chuyên môn với rèn luyện bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức lối sống, kinh nghiệm và kỹ năng hành chính... Bên cạnh đó, xây dựng quy chế nghiên cứu khoa học cho giảng viên, để họ có điều kiện gắn nghiên cứu khoa học với giảng dạy và thực tiễn cuộc sống, giúp giảng viên trưởng thành nhanh, toàn diện. Đến nay giảng viên tại Cơ sở đảm nhận được 70% chuyên đề chương trình bồi dưỡng chuyên viên, 30% chuyên đề bồi dưỡng CVC.
2.2.3. ĐTBD công chức hành chính tại các tỉnh miền Trung do HVHC Quốc gia và Cơ sở HVHC Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh thực hiện
HVHC Quốc gia với thương hiệu của mình đã chi phối, mở rộng và duy trì địa bàn ĐTBD công chức khá lâu, bền vững. Sau khi có Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính Phủ về ĐTBD công chức, trên cơ sở XHH mạnh mẽ ĐTBD công chức hành chính, nhiều trường Chính trị đã chủ động thực hiện ĐTBD chương trình CV, CVC, Trưởng phó phòng. Hiện trên địa bàn miền Trung có đến 11/16 tỉnh, trường Chính trị tham gia ĐTBD kiến thức QLNN chương trình CVC và trưởng phó phòng, còn lại 5 tỉnh có mối liên hệ với HVHC Quốc gia thực hiện nhiệm vụ này thông qua các Cơ sở HVHC Quốc gia tại Tp. Hồ Chí Minh, Cơ sở HVHC khu vực miền Trung. HVHC Quốc gia trực tiếp thực hiên ĐTBD chương trình CVCC, Giám đốc sở. Mỗi năm thực hiện trên địa bàn từ 8-10 lớp, với khoảng 400 học viên (Phụ lục 3).
Riêng Cơ sở HVHC Quốc gia ở Tp. Hồ Chí Minh, trong những năm trước đây đã thực hiện khá tốt việc đảm nhận các lớp ĐTBD CVC, CVCC tại một số tỉnh Nam duyên hải miền Trung (Ninh Thuận đến Phú Yên), tuy nhiên 02 năm trở lại đây cũng chỉ mở được 06 lớp CVC và CVCC, 2 lớp lãnh đạo cấp Sở.
2.3. Thực trạng cơ chế ĐTBD công chức hành chính tại các tỉnh miền Trung