6. Đối tượng và phạm vi của đề tài
2.4. Đánh giá chung 1. Kết quả đạt được
Nhìn chung, cơ chế đào tạo, bồi dưỡng của HVHC Quốc gia và cơ quan QLNN về ĐTBD trên địa bàn bám sát và thực hiện đúng yêu cầu về nội dung ĐTBD được quy định tại Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về ĐTBD công chức và Quyết định số 1374/QĐ-TTg ngày 12/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt kế hoạch ĐTBD cán bộ, công chức giai đoạn 2011 - 2015. Kết quả đạt được có thể đánh giá một số mặt sau đây:
Thứ nhất: Cơ chế xác định nhu cầu và xây dựng kế hoạch ĐTBD công chức hành chính
- Đối với HVHC Quốc gia: Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được quy định, HVHC Quốc gia đã ban hành nhiều văn bản nhằm khảo sát nhu cầu từ phía địa phương, thông qua việc chiêu sinh, khảo sát nhu cầu đăng ký của các địa phương về ĐTBD để có kế hoạch tổ chức và phối hợp tổ chức.
- Đối với các cơ quan QLNN về đào tạo, bồi dưỡng: Công tác xây dựng kế hoạch ĐTBD công chức các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn đều xuất phát từ nhu cầu thực tế của mỗi địa phương. Từ nhu cầu đó tỉnh chủ động xây dựng kế hoạch và chờ ý kiến của UBND tỉnh, thành phố để triển khai thực hiện theo đúng chức năng và thẩm quyền của UBND tỉnh, thành phố. Cơ chế khảo sát, đánh giá nhu cầu, phối hợp xây dựng kế hoạch ngắn hạn cũng như trung, dài hạng về ĐTBD công chức hành chính giữa HVHC Quốc gia, Cơ sở HVHC khu vực miền Trung với các tỉnh trong khu vực đã từng bước được định hình mặc dù chưa thể chế hóa bằng văn bản các chủ trương, kế hoạch cụ thể.
Đây là một trong những mặt mạnh cần được phát huy nhiều hơn nữa giữa HVHC Quốc ga, Cơ sở HVHC khu vực miền Trung với các địa phương trong công tác QLNN về ĐTBD công chức hành chính nhà nước trên địa bàn. Việc xây dựng kế hoạch ĐTBD công chức hành chính hằng năm của địa phương bám sát nhu cầu, yêu cầu công việc, điều kiện cụ thể của mỗi cơ quan, tổ chức, không có sự áp đặt mệnh lệnh từ trên xuống, thực hiện ĐTBD theo nhu cầu, góp phần xây dựng đội ngũ công chức chuyên nghiệp, vững vàng về chính trị, tinh thông nghiệp vụ đáp ứng được yêu cầu công việc, đảm bảo đủ năng lực xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Điều này đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý và chất lượng hoạt động công vụ, vừa góp phần thực hiện thành công Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020.
Thứ hai: Về cơ chế phối hợp quản lý, tổ chức ĐTBD công chức hành chính:
- Đối với các lớp ĐTBD tổ chức tại Học viện và các Cơ sở Học viện:
Công tác phối hợp tổ chức, quản lý ĐTBD công chức Hành chính giữa HVHC Quốc gia, Cơ sở HVHC khu vực miền Trung và các cơ quan QLNN về ĐTBD tại các địa phương đã đi vào nề nếp trên cơ sở HVHC Quốc gia, Cơ sở HVHC khu vực miền Trung là chủ thể quản lý, các cơ quan QLNN về ĐTBD là chủ thể phối hợp. Cơ chế phối hợp tuyển sinh, cử cán bộ, công chức tham gia học tập, bố trí kinh phí, tham gia kiểm tra giám sát được thực hiện liên tục của các cơ quan QLNN về đào tạo bồi dưỡng các địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi cho HVHC Quốc gia, Cơ sở HVHC khu vực miền Trung tổ chức, quản lý hiệu quả.
- Đối với các lớp do HVHC Quốc gia tổ chức tại các địa phương: Cơ chế phối hợp được thực hiện trên cơ sở nhu cầu của địa phương và căn cứ các quy định của Nghị định số 18/2010/NĐ-CP của Chính phủ về ĐTBD và văn bản hướng dẫn của Bộ Nội vụ. Cơ quan QLNN về ĐTBD công chức hành chính ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên địa bàn đã chủ động đăng ký phối hợp với HVHC Quốc gia, Cơ sở HVHC khu vực miền Trung thực hiện tuyển sinh đúng đối tượng, cử công chức tham gia học tập, phối hợp lập dự trù, dự toán, bố trí cơ sở vật chất, tổ chức khai, bế giảng, đưa đón giảng viên, kịp thời bố trí kinh phí, chỉ đạo, hướng dẫn các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố, thị xã triển khai công tác ĐTBD cán bộ, công chức.
Trong quá trình phối hợp, điều phối kế hoạch, HVHC Quốc gia, Cơ sở HVHC khu vực miền Trung đã phối hợp chặt chẻ với các địa phương trong quản lý, giám sát nhằm hướng tới mục tiêu chung là nâng cao chất lượng ĐTBD công chức hành chính. Sự chỉ đạo, phân công quản lý và phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý, các đơn vị sử dụng công chức với HVHC Quốc gia thực hiện khá nhịp nhàng, ăn khớp trên nguyên tắc hài hòa mối quan hệ tác động qua lại, thông tin hai chiều và cùng nhau hợp tác.
Thứ ba: Cơ chế tài chính được thực hiện trên cơ sở các quy định của pháp luật, có sự hài hòa về lợi ích.
- Đối với các lớp do HVHC Quốc gia, Cơ sở HVHC khu vực miền Trung tổ chức: Cơ chế phối hợp tài chính được thực hiện đúng theo quy định về ĐTBD công chức của Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước dành cho công tác ĐTBD cán bộ, công chức và các quy định của HVHC Quốc gia. Các cơ quan QLNN phối hợp cử cán bộ tham gia học tập bồi dưỡng tại Học viện đã kịp thời bố trí học phí, thực hiện chính sách tiền lương, hỗ trợ công tác phí, tiền tài liệu, đi lại cho học viên kịp thời. HVHC Quốc gia, Cơ sở HVHC khu vực miền Trung thực hiện đúng các quy định về mức thu, chi theo quy định và Quy chế chi tiêu nội bộ của Học viện, xuất các hóa đơn, chứng từ, phiếu thu cho học viên
đúng quy định để phối hợp với các cơ quan QLNN về ĐTBD thực hiện tất toán, quyết toán theo đúng nguyên tắc tài chính.
- Đối với các lớp do HVHC Quốc gia, Cơ sở HVHC khu vực miền Trung tổ chức tại các địa phương: Cơ chế phối hợp về tài chính được thực hiện trên cơ sở sự kết hợp hài hòa các yếu tố: Quy định của Thông tư 139 - Nguồn ngân sách địa phương - Khả năng XHH trong ĐTBD. Thực tế những năm qua, công tác phối hợp giữa HVHC Quốc gia với các cơ quan QLNN về đào tạo bồi dưỡng trên địa bàn miền Trung đã được thực hiện rất hiệu quả, đúng pháp luật. Hai bên đã phối hợp trong việc lập dự trù kinh phí tổ chức lớp bao gồm học phí và tiền tài liệu, dự toán kinh phí tổ chức lớp tại địa phương, thỏa thuận kinh phí trích lại nhằm thực hiện công tác phối hợp của các cơ quan QLNN tại các địa phương.
Để thực hiện công tác phối hợp đó, HVHC Quốc gia, Cơ sở HVHC khu vực miền Trung và các cơ quan QLNN về ĐTBD các địa phương phải thực hiện bàn bạc, thống nhất phương án tối ưu như khoán gọn, phối hợp phân công công việc, phân cấp quản lý, mời giảng… nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thanh lý hợp đồng đào tạo.
Thứ tư: Cơ chế kiểm tra, đánh giá bước đầu được thực hiện hiệu quả - Đối với các cơ quan QLNN về ĐTBD các tỉnh, thành phố trên địa bàn miền Trung: Công tác giám sát, kiểm tra, đánh giá được thực hiện khá thường xuyên. Cơ quan QLNN về ĐTBD trên địa bàn đã tiến hành giám sát, kiểm tra đánh giá ĐTBD thông qua nhiều hình thức khác nhau, áp dụng cho nhiều đối tượng như giám sát, kiểm tra nề nếp học tập, ý thức chấp hành nội quy quy chế của người học, việc thực hiện chương trình, nội dung, lịch giảng của giảng viên HVHC Quốc gia, Cơ sở HVHC khu vực miền Trung … Việc kiểm tra, đánh giá được thực hiện theo hướng lấy thông tin từ nhiều phía nhằm phát hiện được những bất cập trong quá trình ĐTBD và qua đó có sự đánh giá và điều chỉnh kịp thời để công tác ĐTBD công chức các cơ quan HCNN đạt hiệu quả hơn.
- Đối với HVHC quốc gia, Cơ sở HVHC khu vực miền Trung: Công tác kiểm tra, đánh giá ĐTBD công chức hành chính đã được triển khai bằng nhiều hình thức khác nhau, hướng tới việc đánh giá mức độ đạt được của đạt mục tiêu,
nội dung chương trình, mức độ đáp ứng yêu cầu của giảng viên và đội ngũ quản lý ĐTBD, mức độ hài lòng của người học, công tác tổ chức lớp và khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế thực thi công vụ của người học.
2.4.2. Hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được, cơ chế ĐTBD công chức hành chính trên địa bàn các tỉnh miền Trung còn nhiều hạn chế:
Thứ nhất: Về cơ chế xác định nhu cầu và xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng:
- Đối với các cơ quan QLNN về ĐTBD trên địa bàn miền Trung: Nhận thức của một số lãnh đạo cơ quan, đơn vị về công tác ĐTBD chưa đầy đủ, toàn diện; chưa quan tâm chỉ đạo khảo sát, đánh giá trình độ, kiến thức chuyên môn, kỹ năng, xác định nhu ĐTBD của đội ngũ công chức để xây dựng kế hoạch và đề xuất nhu cầu ĐTBD của cơ quan, đơn vị. Hầu hết các tỉnh trên địa bàn mới chú ý đến ĐTBD theo ngạch, chưa quan tâm đúng mức đến ĐTBD theo vị trí việc làm, theo chức danh và bồi dưỡng kỹ năng hành chính. Các địa phương trên địa bàn chưa sát với yêu cầu của cơ quan, đơn vị, bị chi phối quyết định của yếu tố tài chính, “thói quen”, “lối mòn” bao cấp trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng.
- Đối với HVHC Quốc gia, Cơ sở HVHC khu vực miền Trung: Công tác khảo sát nhu cầu, xây dựng kế hoạch ĐTBD công chức hành chính chưa được chú trọng, còn qua loa, đại khái, chưa thực sự xuất phát từ nhu cầu của cơ sở, thiếu cơ sở thực tế, thiếu thông tin từ phía các đơn vị phối hợp. Kế hoạch ĐTBD hằng năm còn thiếu tính ổn định vì sự phụ thuộc nhất định vào nhu cầu địa phương và khả năng cạnh tranh, thương hiệu của Học viện so với các cơ sở ĐTBD khác. Thiếu tính đột phá trong cung ứng các chương trình ĐTBD mới phù hợp với xu thế cải cách hành chính, hội nhập và kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Thứ hai: Về cơ chế phân cấp, phối hợp tổ chức quản lý đào tạo, bồi dưỡng - Đối với các cơ quan QLNN về ĐTBD ở các địa phương: Việc phân công trách nhiệm cho các bộ phận quản lý ĐTBD ở các Sở Nội vụ cũng chưa thống nhất (mỗi tỉnh giao trách nhiệm cho mỗi phòng khác nhau), dẫn đến thiếu những tiêu chí thống nhất trong quản lý ĐTBD. Thực tế cho thấy, đội ngũ công chức
tại các Sở Nội vụ miền Trung còn thiếu về số lượng, đa số là kiêm nhiệm nên việc phối hợp quản lý ĐTBD chưa đảm bảo thường xuyên, liên tục.
- Đối với HVHC Quốc gia, Cơ sở HVHC khu vực miền Trung: Công tác phân cấp quản lý, phối hợp quản lý còn nhiều bất cập. Cơ chế ủy quyền, phân cấp quản lý ĐTBD của HVHC Quốc gia với Cơ sở HVHC khu vực miền Trung, cỏc Cơ sở, Phõn viện trong Học viện chưa rừ ràng, chồng chộo trong tuyển sinh, thiếu chủ động trong tổ chức đào tạo, bồi dưỡng. Chưa có một cơ chế phân công, phân cấp thống nhất, rành mạch, thể chế hóa qua văn bản, qui trình…
trong toàn hệ thống, giữa Cơ sở miền Trung với Khoa ĐTBD công chức và tại chức thuộc HVHC Quốc gia, giữa Cơ sở Học viện với các Khoa chuyên môn trong việc điều phối giảng viên, giữa Cơ sở Học viện với Phòng Tài vụ - Kế hoạch của Học viện trong công tác tài chính…
Thứ ba: Về cơ chế tài chính trong đào tạo, bồi dưỡng
- Việc thực hiện cơ chế tài chính theo Thông tư 139 còn gặp nhiều khó khăn, nhất là trong việc thực hiện các chế độ thanh toán, mức khoán giữa Quy chế chi tiêu nội bộ của Học viện thấp hơn chi phí thực tế khi tổ chức lớp tại các tỉnh, thành phố;
- Thủ tục tài chính của HVHC Quốc gia còn rườm rà, nhiều tầng nấc hơn so với các cơ sở ĐTBD khác. Việc phân cấp trong quản lý tài chính, hạch toán cỏc lớp chưa rừ ràng làm cho cụng tỏc thanh lý, thanh toỏn chậm tiến độ, mức độ hài lòng của đơn vị phối hợp chưa cao;
- Ngân sách dành cho ĐTBD của các địa phương còn hạn chế, công tác XHH về tài chính trong ĐTBD công chức hành chính chưa phát huy hiệu quả.
Thứ tư: Về cơ chế thanh tra, kiểm tra, đánh giá đào tạo, bồi dưỡng
- Đối với các cơ quan QLNN về ĐTBD tại miền Trung: Công tác kiểm tra, giám sát các lớp học và học viên còn lỏng lẻo, thiếu kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm quy chế trong học tập và thi cử. Ngoài ra, việc đánh giá CBCC sau ĐTBD để thu thập thông tin phản hồi về quá trình ĐTBD chưa thật sự quan tâm.
- Đối với HVHC Quốc gia chưa có cơ chế thanh tra, kiểm tra, đánh giá cỏc chương trỡnh ĐTBD rừ ràng, thường xuyờn. Thiếu phõn cụng, phõn cấp và tổ
chức kiểm tra, đánh giá thường xuyên, đột xuất các khâu quản lý học viên, giám sát giảng viên, qui trình tổ chức khóa học… thậm chí còn thả nỗi, thiếu giải pháp chấn chỉnh, giám sát để nâng cao chất lượng dạy và học cũng như các khâu của quá trình ĐTBD, kết quả kiểm tra đánh giá chủ yếu vẫn dựa vào kết quả học tập, mang tính định tính nhiều hơn là định lượng.
2.4.3. Nguyên nhân
Nguyên nhân từ phía cơ quan quản lý đào tạo, bồi dưỡng
- Công tác lập chương trình, kế hoạch ĐTBD chưa thật sự tích cực và chủ động. Nhiệm vụ tham mưu cho quy hoạch, kế hoạch ĐTBD CBCC chưa được sâu sát, còn hời hợt, chưa thực sự quan tâm đến năng lực, kiến thức, kỹ năng…
làm việc đang cần được bổ sung, bồi dưỡng của mỗi công chức.
- Nguồn nhân lực tham gia công tác ĐTBD công chức hành chính có nhiều bất cập. Đội ngũ cán bộ, công chức quản lý ĐTBD ít được đào tạo bài bản nên hạn chế về năng lực tham mưu, quản lý và tổ chức hoạt động ĐTBD.
+ Kế hoạch ĐTBD công chức hành chính chưa thật sự hiệu quả, khoa học hoặc chưa thực hiện đầy đủ theo các bước trong quy trình thủ tục xây dựng kế hoạch như: khảo sát nhu cầu đào tạo của các đơn vị, đánh giá nhu cầu, yêu cầu công tác…. Cho nên ĐTBD công chức hiện nay chỉ mang định hướng “cung”
mà chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề “cầu”. Nghĩa là có gì thì ĐTBD cái đó chứ chưa xuất phát từ nhu cầu thực tế, chưa xuất phát từ sự cần thiết của việc nâng cao kỹ năng thực hiện công việc của công chức các cơ quan HCNN.
Nguyên nhân từ phía Học viện Hành chính Quốc gia
- Nội dung, chương trình, tài liệu học tập ít được cập nhật, bổ sung.
Chương trình ĐTBD chủ yếu theo các loại hình truyền thống như CV, CVC… ít chương trình gắn liền với cải cách hành chính, rèn luyện kỹ năng, bổ sung kiến thức cần thiết thích ứng với thời kỳ hội nhâp... Đào tạo thiên về kiến thức vĩ mô, lý thuyết, chưa chú trọng những kỹ năng, kiến thức thực tiễn sát hợp với công việc thường ngày của cán bộ, công chức. Đây là nguyên nhân ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng cạnh tranh và cơ chế phối hợp giữa HVHC Quốc gia, Cơ sở HVHC khu vực miền Trung với các địa phương trên địa bàn miền Trung.
- Cơ chế phối hợp với các địa phương, đối tác ĐTBD cứng nhắc và chưa được chú trọng, coi nhẹ yếu tố “cạnh tranh”, “xây dựng thị phần”, chất lượng gắn liền với hạch toán… trong ĐTBD.
- Việc phân công, phân cấp trong quản lý đào tạo, bồi dưỡng trên địa bàn miền Trung giữa HVHC Quốc gia với Cơ sở miền Trung, giữa Cơ sở Học viện với Khoa ĐTBD công chức và Tại chức trong công tác lập kế hoạch, tham mưu, phối hợp tổ chức ĐTBD còn thiếu hành lang pháp lý (khi Học viện chưa có Quy định rừ ràng về chức năng, nhiệm vụ), giữa Cơ sở Học viện với cỏc Phũng, Khoa, Ban của Học viện trong việc điều phối giảng viên, quản lý đào tạo, bồi dưỡng, ủy quyền tài chính, thanh quyết toán….
- Thế mạnh của HVHC Quốc gia là ĐTBD công chức hành chính nhưng trong chỉ đạo, điều hành còn thiếu tính chiến lược, chậm đổi mới để thích ứng với cơ chế XHH đào tạo, bồi dưỡng, chưa chú trọng xây dựng mối quan hệ chiến lược, lâu dài với các địa phương.
- Chưa có cơ chế sàng lọc, sắp xếp đội ngũ giảng viên cơ hữu và thính giảng tham gia giảng dạy để vừa đảm bảo chất lượng, giảm giá thành, chủ động trong kế hoạch và tăng khả năng cạnh tranh. Điều phối giảng viên còn mang tính
“cát cứ”, ít có phối hợp giữa đơn vị quản lý và khoa chuyên môn để tính toán đến đến hiệu quả kinh tế.
- Cơ chế tài chính còn nặng tính bao cấp, thiếu chủ động, không chú ý đến hạch toán, cạnh tranh; Đặc biệt chưa mạnh dạng phân cấp, hạch toán cho các đơn vị dự toán cấp III để tăng tính chủ động và thích ứng nhanh của cơ sở.
Nguyên nhân từ chính nhận thức của người học
- Nhận thức của một bộ phận công chức hành chính về vai trò, vị trí, nhiệm vụ của bản thõn trong tổ chức chưa thật rừ ràng, chưa nhận thức đầy đủ những đòi hỏi về kỹ năng, kiến thức trong thực thi công vụ.
- Một số công chức hành chính có tư tưởng xem trọng bằng cấp hơn là chất lượng thực sự của công tác đào tạo, bồi dưỡng. Công chức đi học chỉ là để nhằm mục đích hợp thức hóa bằng cấp, vì thế ý thức học không cao, chất lượng học tập kém, ảnh hưởng đến cơ chế phối hợp tổ chức quản lý giữa HVHC Quốc gia với các cơ quan QLNN về ĐTBD trên địa bàn.